Sri Lanka cấm người say rượu cưỡi voi
Theo luật bảo vệ động vật mới, Sri Lanka sẽ cấm người dân cưỡi voi khi uống rượu, đồng thời cấp cho những con voi bị nuôi nhốt “chứng minh thư” dựa trên dữ liệu sinh trắc học.
“Người sở hữu hoặc trông coi voi phải đảm bảo người cưỡi không uống rượu hoặc sử dụng bất cứ chất có cồn nào”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Bảo vệ Động vật Hoang dã Sri Lanka Wimalaweera Dissanayaka hôm 19/8.
Luật mới cũng yêu cầu các chủ sở hữu phải đảm bảo voi do họ chăm sóc có ảnh thẻ riêng cùng dấu ADN.
Nhiều quy định lao động áp dụng cho voi cũng được đưa ra. Theo đó, chủ sở hữu không được tách voi con khỏi mẹ và ép lao động, kể cả tham gia các cuộc thi.
Những con voi vận chuyển gỗ không được phép làm việc quá 4 tiếng/ngày và bị cấm làm việc ban đêm.
Theo luật bảo vệ động vật mới, Sri Lanka sẽ cấm người dân cưỡi voi khi uống rượu. Ảnh: AFP.
Việc sử dụng voi trong ngành du lịch cũng có những hạn chế mới. Kể từ giờ, một con voi sẽ không chở quá 4 người và những người cưỡi phải ngồi trên một chiếc yên có đệm lót tốt.
Video đang HOT
Ngoại trừ sản phẩm truyền thông do chính phủ sản xuất để quảng bá, các bộ phim bị cấm sử dụng voi.
Chủ sở hữu phải đưa voi của họ đi kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần. Những ai vi phạm luật mới sẽ bị chính phủ tịch thu voi và có thể phải đối mặt với án tù 3 năm.
Theo số liệu chính thức, Sri Lanka có khoảng 7.500 cá thể voi hoang dã và 200 con được thuần hóa.
Nhiều người Sri Lanka giàu có – bao gồm cả các nhà sư Phật giáo – nuôi voi làm thú cưng để thể hiện sự giàu có của họ. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy động vật bị đối xử tệ bạc và tàn nhẫn.
Vì vậy, các biện pháp mới được đưa ra và áp dụng rộng rãi nhằm bảo vệ loài động vật được tôn kính ở quốc gia Nam Á.
Con lạc đà bị tuyên án tử vì nhiễm khuẩn lao bò, người Anh kêu cứu
Hàng chục người Anh đã xuống đường để phản đối lệnh tiêu hủy một con lạc đà Alpaca xét nghiệm dương tính với vi khuẩn lao bò. Chủ nhân con vật khẳng định kết quả xét nghiệm sai.
Ngày 9/8, khoảng 30 người biểu tình mang biển hiệu với dòng chữ "Cứu lấy Geronimo" tuần hành từ trụ sở Bộ Môi trường, Thực phẩm, và Nông thôn Anh (Defra) tới dinh thủ tướng Anh tại số 10 phố Downing, London. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, tại trang trại ở phía bắc thành phố Bristol, một số người có mặt để tạo thành lá chắn sống quanh Geronimo - con lạc đà Alpaca bị Defra ra quyết định tiêu hủy vì xét nghiệm dương tính với bệnh lao bò. Ảnh: SWNS.
Các nhà hoạt động vì quyền động vật trong cuộc biểu tình ngày 9/8 tại phố Downing. Ảnh: AP.
Năm 2017, Geronimo được chủ nhân Helen Macdonald nhập khẩu từ New Zealand. Trước chuyến đi, con lạc đà xét nghiệm âm tính với khuẩn lao bò. Nhưng từ khi tới Anh, Geronimo hai lần cho kết quả dương tính. Trong ảnh, Geronimo đứng bên cạnh chủ nhân. Ảnh: SWNS.
Bệnh lao bò là bệnh truyền nhiễm ở gia súc nhưng có thể lây cho người và gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng rủi ro này hiện rất thấp vì gia súc được định kỳ xét nghiệm và giết mổ, sữa gia súc cũng được khử trùng, theo thông tin trên website của Defra. Ảnh: SWNS.
Cho rằng kết quả xét nghiệm sai, bà Macdonald khiếu nại suốt 4 năm. Tuần trước, đơn khiếu nại bị tòa án cấp cao bác bỏ nhưng bà Macdonald từ chối tự tay tiêu hủy Geronimo. Ảnh: Reuters.
Câu chuyện của Geronimo nhận được sự ủng hộ của nhiều người ở Anh. Một số người cho rằng loại xét nghiệm được dùng với Geronimo "chưa được kiểm định" và cho "kết quả khó diễn giải", từ đó yêu cầu xét nghiệm Geronimo lần thứ 3 với phương pháp khác. Ảnh: Reuters.
Tính đến ngày 9/8, hơn 104.000 người đã ký thỉnh nguyện thư cứu Geronimo. Ngay cả Stanley Johnson, bố Thủ tướng Boris Johnson, cũng kêu gọi nội các Anh cân nhắc lại. Ông Stanley cho rằng có căn cứ xét nghiệm lại vì Geronimo vẫn khỏe mạnh nhiều năm sau chẩn đoán và không lây nhiễm cho đồng loại, theo Telegraph . Ảnh: Reuters.
Defra cho rằng xét nghiệm lao bò từng được dùng 2 lần với Geronimo chỉ có xác suất dương tính giả dưới 1%. Hạn chót để Defra tiêu hủy con lạc đà là ngày 4/9, theo phán quyết của tòa án. Ảnh: Reuters.
Bí ẩn chưa được giải đáp về "Cánh cổng cổ xưa bước vào vũ trụ" ở Sri Lanka Những năm gần đây, trên mạng rộ lên suy đoán rằng, hình khắc giống biểu đồ ở thành phố thiêng Anuradhapura của Sri Lanka là một "Cánh cổng cổ xưa" mà con người có thể bước vào vũ trụ. Nơi đây được cư dân địa phương gọi là Rajarata (Vùng đất các vị vua). Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này...