Sputnik: Phương Tây giả tàu ngầm Nga gây rối tại Thụy Điển
Chuyên gia Đức tin rằng phương Tây đã làm giả thông tin trong sự cố được cho là tàu ngầm Nga xâm nhập lãnh hải Thụy Điển đã dẫn tới các cuộc săn lùng lớn.
Tờ Sputnik ngày 16/6 đưa tin cho hay, trong tháng 10/2014 và tháng 1/2015, giới truyền thông toàn cầu rộ lên một cuộc tranh luận về sự xâm nhập của tàu ngầm được cho là của Nga trong lãnh hải Thụy Điển.
Một cuộc truy lùng quy mô lớn được mở ra sau đó nhưng cả Thụy Điển và NATO đều nói rằng họ không thể tìm thấy hay xác định được quốc tịch của chiếc tàu ngầm “đe dọa an ninh quốc gia” bí ẩn trên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển đã thú nhận trong một chương trình phát thanh của nước này gần đây rằng chiếc tàu ngầm bí ẩn trên thuộc về Thụy Điển và Đức.
Chiếc tàu ngầm bí ẩn mà phương Tây cáo buộc là của Nga thực chất là tàu ngầm của Thụy Điển.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà biên kịch và đạo diễn phim người Đức Dirk Pohlmann đã lên án mạnh mẽ các nhà báo Đức vì không tích cực điều tra vụ việc.
Video đang HOT
Pohlmann đã phân tích hàng trăm các sự cố liên quan đến tàu ngầm gần biên giới Thụy Điển diễn ra vào những năm 1980. Phân tích của ông đã được trình bày trong tập báo cáo “Lừa dối – phương pháp Reagan”.
Trong tài liệu, Pohlmann đã chỉ ra các bằng chứng cho thấy tàu ngầm bí ẩn xuất hiện gần Gotland của Thụy Điển lúc bấy giờ không phải là tàu ngầm Liên Xô, mà là của Anh và Đức.
Theo Pohlmann, lịch sử đang được lặp đi lặp lại một lần nữa trong sự kiện cuối năm 2014 và đầu năm 2015.
Chiến thuật này được sử dụng như một phần của một cuộc diễn tập Anaconda nhằm thổi phồng các mối đe dọa từ Nga để hợp phức hóa các chính sách đối đầu của phương Tây và thu hút sự chú ý, giúp đỡ, bảo vệ của NATO.
Theo nhà làm phim Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Ukraine và Georgia đều không có mối quan hệ thân thiện với Nga.
Trong cuối năm 2014, Thụy Điển đã phát động một cuộc săn ngầm quy mô lớn kéo dài 8 ngày để tìm kiếm và xác định một chiếc tàu ngầm nước ngoài xâm nhập lãnh hải của họ mà họ Nga là tàu ngầm của Nga.
Cuộc truy đuổi trong quần đảo Stockholm đã kết thúc trong thất bại cay đắng, làm dấy lên một cuộc tranh luận nóng về việc liệu quốc gia lớn nhất Bắc Âu, với gần 10 triệu dân, nên từ bỏ chính sách không liên kết và gia nhập NATO trong chương trình nghị sự của mình do thực tế rằng điều đó không giúp bảo vệ được họ.
Tin tức đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp thế giới. Nhưng tới tháng 1/2015, một lần nữa báo cáo tương tự lại xuất hiện. Giới chức quân sự Thụy Điển từng khẳng định rằng “đó chắc chắn là tàu ngầm Nga”.
Nhưng sau đó, vụ việc được chứng minh rằng đó chỉ là một báo động giả.
Theo Sveriges Radio, trong tháng 9 năm 2015, quân đội Thụy Điển công bố rằng các bằng chứng về vụ xâm nhập cho biết vụ thứ nhất do tàu ngầm Thụy Điển gây ra và vụ thứ hai 95% là do tàu ngầm Đức.
Pohlmann lên án truyền thông Đức đã thất bại trong việc xác minh vụ việc và tiếp tục đăng tải những thông tin không chính xác về vụ việc mặc dù, theo ông, họ biết rõ sự thật.
“Lẽ ra họ phải đặt ra những câu hỏi và làm rõ rằng liệu đó có thực sự là một tàu ngầm Đức hay ít nhất là Đức đã thực sự tham gia vào vụ việc,” ông kết luận.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Ba tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản
Hãng Kyodo ngày 7/9 dẫn nguồn tin Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc gồm Hải cảnh 2307, 2308 và 2506 đã xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản, tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku ở do Tokyo kiểm soát song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Reuters)
Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày khi tàu tuần tra của JCG cảnh báo các tàu này phải rời khỏi vùng biển của Nhật Bản.
Đây là lần xâm nhập thứ 24 theo kiểu như vậy của Trung Quốc trong năm nay. Lần gần đây nhất, các tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo không có người ở này vào hôm 26/8.
Trung Quốc đang tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư sau khi chính quyền Nhật Bản mua phần lớn các đảo thuộc quần đảo này từ một chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản và đặt khu vực trên dưới sự kiểm soát của nhà nước vào năm 2012./.
Theo Vietnam
Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư Hai tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG - Hải cảnh) đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông Hai tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG - Hải cảnh) đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, Lực lượng Bảo vệ Bờ...