Spotify triển khai tính năng hiển thị lời bài hát theo thời gian thực tại 26 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam
Người dùng tại Việt Nam sẽ có thể được trải nghiệm tính năng lời bài hát mới vào 9h tối nay.
Tháng 11 năm ngoái, dịch vụ stream nhạc trực tuyến Spotify đã xác nhận đang trong quá trình thử nghiệm hiển thị lời bài hát theo thời gian thực được đồng bộ hóa với bài hát ở một số thị trường. Theo trang tin TechCrunch thì Spotify vào ngày hôm nay đã chính thức ra mắt tính năng lời bài hát mới tại 26 quốc gia, trong đó có bao gồm cả Việt Nam và một số quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á.
Để có thể cung cấp được tính năng hiển thị lời bài hát theo thời gian thực, Spotify đã hợp tác cùng với Musixmatch. Đây cũng là đơn vị cung cấp kho dữ liệu đồ sộ về lời bài hát được Spotify thử nghiệm trước đó.
26 quốc gia được Spotify triển khai tính năng hiển thị lời bài hát được đồng bộ theo thời gian thực bao gồm: Argentina, Brazil, Colombia, Chile, Mexico, Peru, Bolivia, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Ecuador, Guatemala, Honduras, Ấn Độ, Nicaragua, Panama, Paraguay, El Salvador, Uruguay, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Theo Spotify, người dùng tại 26 quốc gia hỗ trợ có thể bắt đầu trải nghiệm tính năng này vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/6 (theo giờ EST, tức 21 giờ tối ngày 30/6 theo giờ Việt Nam).
Nền tảng stream nhạc Spotify trước đây đã từng hợp tác với Musixmatch trong quá khứ, tuy nhiên do một số vấn đề phát sinh nên công ty đã chuyển qua hợp tác với Genius vào năm 2016 để cung cấp lời bài hát dạng tĩnh cho một số bài hát hiện tại. Kể từ năm 2016, Genius là đơn vị cung cấp một phần lời bài hát cho Spotify với tính năng Behind the Lyrics. Tuy nhiên, như đã đề cập, Genius chỉ cung cấp một phần lời bài hát chứ không phải là phiên bản đầy đủ, và Genius cũng khá hạn chế khi không hỗ trợ nhiều bài hát tiếng Việt.
Việc chậm trễ trong việc triển khai tính năng lời bài hát của Spotify là do sự phức tạp cũng như giấy phép quyền sử dụng xung quanh các lời bài hát. Đây là một vấn đề chung của rất nhiều công ty từ trước tới nay chứ không riêng gì Spotify.
Năm ngoái, Genius đã đâm đơn kiện Google và LyricFind, đối tác cung cấp lời bài hát cho Google vì đã “ăn trộm” lời bài hát của mình, yêu cầu công ty bồi thường 50 triệu USD tiền bản quyền. Genius cho biết họ đã đánh dấu bản quyền lời bài hát của họ bằng cách sử dụng dấu nháy đơn thứ 2, 5, 13, 14, 16 và 20 trong bài hát là dấu nháy đơn dạng cong [ ' ], còn các dấu nháy còn lại trong bài sẽ là dấu nháy đơn dạng thẳng [ ' ]. Geinus cũng giải thích đây là một mã Morse và nó được dịch ra thành từ “redhanded”.
Video đang HOT
Giống với nhiều loại sách điện tử, lời bài hát cũng có bản quyền. Thường thì lời bài hát sẽ không được phát hành trực tiếp bởi các đơn vị phân phối nhạc hoặc đơn vị sản xuất nhạc, thay vào đó, các đơn vị cung cấp lời bài hát như Genius sẽ phải dựa vào người dùng tự nghe và dịch lời bài hát, hoặc phải liên hệ trực tiếp với các nghệ sỹ/ca sỹ để lấy được quyền sử dụng lời bài hát cũng như phân phối chúng. Và đây cũng là cách mà Genius hoạt động.
Với việc triển khai tính năng hiển thị lời bài hát theo thời gian thực, tới thời điểm hiện tại thì Spotify đã có 27 trên tổng số 79 quốc gia hỗ trợ tính năng mới này. Trước đây, Nhật Bản đã có tính năng này thông qua một đơn vị cung cấp lời bài hát khác.
Nhà phát triển ứng dụng lách luật của Apple
Nhiều nhà phát triển đã tìm cách lách để tránh khoản phí 30% của Apple trên App Store bằng cách yêu cầu người dùng thanh toán trên website riêng.
Netflix là ứng dụng tiêu biểu trong việc tránh bị Apple thu phí qua App Store. Khi người dùng iPhone tải về, thay vì đăng ký dịch vụ trong ứng dụng, họ sẽ được hướng dẫn qua website netflix.com. Việc đăng ký tài khoản Spotify hoặc đăng ký thành viên Amazon Prime cũng tương tự. Phần mềm Kindle của Amazon hay Kobo của Rakuten không cho phép mua sách điện tử từ ứng dụng.
Những dịch vụ trên đã "phá vỡ" quy tắc mua hàng trong ứng dụng của App Store chỉ vì một lý do: Sản phẩm của họ sẽ bị tính phí 30% cho mỗi lần được mua hoặc được đăng ký dịch vụ, dù từ năm thứ hai, mức phí này giảm còn 15%. Các nhà phát triển kêu trời vì trong khi họ "đổ mồ hôi công sức" thì Apple tạo ra cái chợ và ngồi thu tiền.
Giá đăng ký dịch vụ Tinder Gold qua website (bên trái) thấp hơn so với mua hàng qua ứng dụng trên iPhone.
Một số dịch vụ khác, để duy trì hoạt động, đã song song cho đăng ký trên website và tăng giá dịch vụ trên iOS để bù vào khoản chia cho Apple. Chẳng hạn, Tinder tính phí 29,99 USD mỗi tháng nếu đăng ký thành viên vàng. Nhưng nếu thực hiện qua website, người dùng chỉ mất 13,49 USD, tức chưa đến một nửa.
Ứng dụng âm nhạc Tidal tính phí 12,99 USD mỗi tháng cho người dùng iOS, nhưng chỉ áp dụng mức 9,99 USD trên website hoặc ứng dụng trên Android.
"App Store của Apple cho chúng tôi môi trường để kinh doanh, nhưng cũng là nền tảng độc đoán", phát ngôn viên Tinder nói. "Quy định của họ đang ép người dùng trả nhiều tiền hơn cho các ứng dụng của bên thứ ba. Họ gọi đó là dịch vụ kỹ thuật số".
Đại diện YouTube Music, đơn vị do Google sở hữu, thừa nhận Apple thu phí 30% đối với dịch vụ âm nhạc này trên App Store, nhưng YouTube Music đã chuyển "gánh nặng" này cho người dùng. Một phát ngôn viên YouTube tiết lộ cửa hàng của Apple nghiêm cấm các nhà phát triển niêm yết giá bên ngoài thấp hơn trong ứng dụng.
Cửa hàng Play Store cho Android hiện tính phí 30% đối với một số giao dịch bên trong ứng dụng. Tuy nhiên, cách làm của Google được đánh giá là linh hoạt chứ không "sắt đá" như Apple. Trong khi App Store yêu cầu tất cả giao dịch mua trong ứng dụng phải thông qua phần mềm thanh toán riêng, Play Store cho phép ngoại lệ đối với các công ty lưu trữ nội dung số. Điều này đồng nghĩa rằng, những ứng dụng như Tidal sẽ không phải trả khoản phí nào cho Google ngoài lần đăng ký đầu tiên.
Trên iOS, chỉ có một số ứng dụng là ngoại lệ, trong đó có Amazon Prime Video. Phần mềm này không cung cấp dịch vụ cho thuê hoặc mua các nội dung giải trí cho người dùng iOS. Tháng 4 vừa rồi, Amazon cũng bắt đầu triển khai hệ thống thanh toán riêng.
Lý giải điều này, Apple nói rằng Amazon đang tham gia vào chương trình "nhà cung cấp video cao cấp" tại Anh, được phép dùng phương thức thanh toán gắn liền với các gói thuê bao khách hàng đang sử dụng. Ngoài Amazon, hai công ty giải trí lớn của châu Âu là Altice One và Canal cũng nằm trong chương trình này. Dù vậy, một số dự đoán cho rằng nhiều khả năng Apple đang nhượng bộ Amazon Prime Video nhằm đưa dịch vụ hơn 150 triệu người dùng này lên Apple TV trong tương lai gần.
Google không chỉ thoải mái hơn về hệ thống thanh toán. Các nhà phát triển ứng dụng Android được phép cho người dùng đăng ký dịch vụ trên ứng dụng của họ ở nơi khác. Điều này không quá khó hiểu bởi Android là một hệ sinh thái mở, người dùng hoàn toàn được tải ứng dụng Android từ cửa hàng bên thứ ba mà không bị Google xử phạt. Đây cũng là lý do vì sao game Fornite nổi tiếng của Epic Games đã "nói không" với Play Store trong hơn 18 tháng.
Theo thống kê gần đây của IDC, Android hiện chiếm 85% thị phần hệ điều hành di động, trong khi iOS chỉ 14%. Thế nhưng, kẻ chịu sự giám sát của công chúng về các quy định của mô hình kinh doanh và chính sách cửa hàng ứng dụng lại là App Store của Apple. Vấn đề là, công ty Mỹ có toàn quyền quyết định đối với cửa hàng của mình. Họ thay đổi quy định, thực chất là để đảm bảo quyền lợi của chính họ.
"Apple có thể không độc quyền về thị phần smartphone, nhưng khó có thể nhận định tương tự với người dùng của chính họ. Nói cách khác, họ đang độc quyền với người dùng iOS. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ trên App Store, bạn phải thông qua người gác cổng Apple", David Barnard, nhà phát triển độc lập hiện có 3 ứng dụng trên App Store, nhận xét.
Nhiều ứng dụng đang "lách" khoản phí 30% của Apple bằng cách tạo website thanh toán riêng.
Apple hiện toàn quyền quyết định ứng dụng nào sẽ dùng hoặc không dùng hệ thống thanh toán trên App Store. Chẳng hạn, game Candy Crush Saga thì bắt buộc, nhưng AirBnb và Uber thì không. Điều này chính là mấu chốt khiến cộng đồng nhà phát triển lên tiếng thời gian qua, nhất là khi ứng dụng mail có tên Hey của Basecamp bị Apple từ chối.
Hey là ứng dụng hiện trong giai đoạn thử nghiệm, được tính phí 99 USD mỗi năm cho người dùng. Apple từ chối phần mềm này với lý do thiếu tùy chọn đăng ký để thanh toán qua hệ thống của Apple. Thế nhưng, Netflix, Spotify và một số ứng dụng khác có cơ chế hoạt động tương tự lại được miễn trừ.
Sau phản ứng của David Heinemeier Hansson, Giám đốc công nghệ Basecamp, trên Twitter, Apple đã phải cho phép Hey xuất hiện trở lại. Tuy vậy, ứng dụng vẫn buộc phải tuân theo quy tắc của App Store, bằng cách cung cấp bản dùng thử miễn phí, hết hạn trong hai tuần.
Vậy Apple đã làm gì với khoản phí 30% thu được?
Theo phát ngôn viên Apple, các khoản phí này sẽ được sử dụng cho các mục đích như giảm thư rác, phần mềm độc hại và gian lận. Đồng thời, nó cũng được dùng để đánh giá ứng dụng về quyền riêng tư, bảo mật và nội dung phát hành một cách liên tục.
Bên cạnh đó, đại diện này cũng chỉ ra các công cụ miễn phí cho nhà phát triển như TestFlight để thử nghiệm phiên bản mới, hỗ trợ kĩ thuật, biên dịch ứng dụng; hay Xcode, môi trường phần mềm cho nhà phát triển xây dựng ứng dụng của riêng mình.
Barnard tiết lộ, ông đã chi tổng cộng 700.000 USD phí hoa hồng cho Apple với ba ứng dụng của mình trong 12 năm qua, nhiều hơn cả tài sản hiện tại của ông. Tuy nhiên, ông cũng đồng ý rằng các nhà phát triển nhận được nhiều lợi ích khi làm ứng dụng cho App Store. "Tôi sẽ không phải tốn công quản lý website mua bán riêng, thống kê các khoản thanh toán, thuế... Apple 'ôm' tất cả phức tạp đó, để lại sự đơn giản cho người dùng", Barnard nói.
4 tính năng nhỏ nhưng có võ trên iOS 14 sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách bạn dùng iPhone Khi iOS 14 "cập bến" thiết bị của bạn vào mùa thu này, nó sẽ mang đến khá nhiều tính năng nhỏ nhưng cực kì có ý nghĩa. Tuần này, Apple đã giới thiệu phiên bản hệ điều hành mới nhất dành cho iPhone và không ít trong số các tính năng mới sẽ giúp người dùng sử dụng chiếc điện thoại của...