SpaceX tạo kỳ tích cho ngành vũ trụ
Chuyến bay thử nghiệm tên lửa Starship lần thứ 5 của SpaceX ngày 13.10 đã thu hút sự chú ý và vô số lời khen ngợi, khi khoảnh khắc “tóm lấy” tên lửa đẩy quay về bệ phóng được xem như cột mốc quan trọng cho tham vọng chinh phục vũ trụ.
Tờ The Guardian đưa tin khi tên lửa đẩy 2 tầng Super Heavy của SpaceX tách rời ở độ cao 65 km, tầng trên của tên lửa đã thực hiện lộ trình bay vòng quanh quỹ đạo trái đất và hạ cánh xuống biển Ấn Độ Dương theo kế hoạch. Song điều khiến nhiều người kinh ngạc là tầng đẩy dưới đã thành công quay trở lại bệ phóng ở khu thử nghiệm tại Boca Chica, bang Texas (Mỹ), nơi cánh tay robot trên tháp phóng đã chờ sẵn và giữ được tên lửa ngay trong lần thử đầu tiên.
Khoảnh khắc tên lửa đẩy Super Heavy quay về tháp phóng sau khi phóng phi thuyền Starship
“Đây là một ngày đáng nhớ của lịch sử kỹ thuật”, theo bà Kate Tice, kỹ sư hệ thống chất lượng tại Công ty chuyên sản xuất tàu vũ trụ SpaceX. Người phát ngôn SpaceX Dan Huot nêu thêm: “Ngay cả trong thời đại này, những gì chúng ta vừa thấy giống như phép thuật”.
Bước tiến lớn
Thành công của SpaceX, công ty của tỉ phú Elon Musk, là bước tiến lớn cho mục tiêu của doanh nghiệp này, nhằm xây dựng hệ thống phóng tên lửa vào không gian có thể tái sử dụng. Đây cũng là lần đầu tiên SpaceX thu hồi Super Heavy ngay tại bệ phóng, so với những lần trước đây sẽ để tên lửa đáp xuống biển. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho những chuyến bay trong tương lai. Một điểm sáng khác là vụ phóng ngày 13.10 sử dụng những tấm chắn nhiệt mới, giúp tên lửa có thể chịu nhiệt lên đến 1.400 độ C.
Cánh tay robot ở tháp phóng giữ lấy tên lửa đẩy Super Heavy của SpaceX ngày 13.10. ẢNH: AFP
Công ty SpaceX cho biết các kỹ sư đã dành nhiều năm chuẩn bị và thử nghiệm tay máy thu hồi tên lửa, cùng hàng chục ngàn giờ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng cơ hội thành công. “Với mỗi chuyến bay đều dựa trên những bài học kinh nghiệm từ chuyến bay trước, chúng tôi đang chứng minh các kỹ thuật cơ bản cho thiết kế của Starship có thể được tái sử dụng”, SpaceX tuyên bố.
Tiền đề cho tương lai
Theo trang Space Daily, công ty công nghệ vũ trụ tư nhân của Mỹ SpaceX đã thu được thành quả từ chiến lược liên tục thử nghiệm tên lửa, một số lần phóng thất bại và nổ tung trong thời gian ngắn, nhưng từ đó SpaceX có thể rút kinh nghiệm và góp phần tạo bước ngoặt vừa qua.
SpaceX kỳ vọng có thể phát triển Starship thành một hệ thống vận chuyển không gian, giúp đưa người và hàng hóa lên mặt trăng và sao Hỏa. Theo CBS News, sứ mệnh hạ cánh lên mặt trăng sẽ cần nhiều tên lửa đẩy Super Heavy nhằm đảm bảo đủ nhiên liệu, khi này khả năng tái sử dụng nhanh sẽ trở thành yếu tố then chốt. Cuộc thử nghiệm ngày 13.10 là thành công bước đầu, tạo tiền đề cho các vụ phóng trong tương lai nhằm hoàn thiện hệ thống và chứng minh độ tin cậy để có thể chở phi hành gia. Nhà sáng lập của SpaceX Elon Musk coi việc thu hồi thành công tên lửa mới đây là bước tiến lớn trong mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Ngoạn mục khoảnh khắc SpaceX 'tóm' tên lửa đẩy sau khi phóng phi thuyền Starship
Hãng SpaceX của tỉ phú Elon Musk vừa phóng phi thuyền Starship trong vụ thử nghiệm lần thứ 5.
Tên lửa đẩy Super Heavy gắn liền với phi thuyền Starship đã được phóng vào khoảng 7 giờ 25 ngày 13.10 (giờ địa phương) từ căn cứ Starbase của SpaceX tại Boca Chica, bang Texas (Mỹ), theo CNN.
Sau khi phóng, tên lửa đẩy hết nhiên liệu và tách ra khỏi phi thuyền. Starship sau đó kích hoạt động cơ riêng và tiếp tục bay trong khi Super Heavy quay trở lại mặt đất.
Khoảnh khắc tên lửa đẩy Super Heavy quay về tháp phóng sau khi phóng phi thuyền Starship
Tên lửa đẩy Super Heavy tách khỏi Starship ở độ cao khoảng 74 km. Chiều cao của tên lửa đẩy là 71 m trong khi tính luôn cả phi thuyền là 121 m.
Đây là lần đầu tiên SpaceX thử nghiệm khả năng cho Super Heavy đáp xuống đất thành công. Tên lửa đẩy này có kích thước cao hơn tòa nhà 20 tầng, đã đáp thành công xuống tháp phóng và được hai cánh tay robot khổng lồ (còn gọi là đôi đũa) chụp lấy. "Điều này thật sự điên rồ!", kỹ sư Kate Tice của SpaceX hét trong video trực tiếp.
Khoảnh khắc phi thuyền Starship và tên lửa đẩy Super Heavy được phóng ngày 13.10. ẢNH: CẮT TỪ CLIP
SpaceX đã có thể thu hồi phần đẩy của các tên lửa Falcon 9 có kích thước nhỏ hơn sau các vụ phóng vệ tinh và phi thuyền trong 9 năm qua. Tuy nhiên, các phần động cơ đẩy đó trước nay chỉ đáp xuống các dàn nổi trên biển hoặc nền bê tông trên mặt đất chứ không đáp thẳng xuống vị trí phóng và được "tóm" như lần này.
Khoảnh khắc cánh tay robot chụp tên lửa đẩy Super Heavy. ẢNH: CẮT TỪ CLIP
Phi thuyền Starship dự kiến sẽ bay sang khu vực Ấn Độ Dương, phía tây Úc và sẽ tái nhập bầu khí quyển trước khi rơi xuống nước.
Starship là phi thuyền được chính phủ Mỹ chọn để đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng sớm nhất là vào năm 2026.
Vì sao dân Texas phản đối các vụ phóng tên lửa Starship của tỉ phú Musk? Vụ phóng tên lửa Starship lần hai của SpaceX vào cuối tuần qua đã được khen ngợi có tiến triển so với lần thử đầu tiên, nhưng đối với không ít người dân bang Texas (Mỹ), đây là sự phiền toái. Rốc két Starship trên bệ phóng ở Boca Chica, Texas, ngày 16.11. Ảnh AFP/GETTY Tên lửa đẩy Starship của SpaceX đã rời...