‘Miệng hố chiến tranh’ ngày càng lớn ở Trung Đông
Chẳng những không có dấu hiệu hạ nhiệt, căng thẳng ở Trung Đông càng lúc càng tăng cao với nhiều diễn biến đáng lo ngại mới.
Hôm qua (ngày 14.10), CNN đưa tin tình hình Trung Đông thêm căng thẳng sau khi 4 binh sĩ Israel đã thiệt mạng và hơn 60 người bị thương trong vụ lực lượng Hezbollah dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công vào cơ sở quân sự ở miền bắc Israel.
Xe tăng Israel tiến vào Li Băng từ biên giới phía nam. ẢNH: AFP
Căng thẳng leo thang
Vụ việc trên xảy ra vào tối 13.10 và trở thành một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào Israel kể từ cuối tháng 10.2023. Cả 4 người thiệt mạng đều là binh sĩ bộ binh đang được huấn luyện tại cơ sở trên. Cùng ngày 13.10, Hezbollah thông báo đã phóng loạt UAV vào một trại huấn luyện bộ binh ở miền bắc Israel. Trước đó, Israel thông báo đã đánh chặn 1 UAV của Hezbollah nhưng không công bố địa điểm đánh chặn.
Video đang HOT
Căng thẳng khu vực đang có dấu hiệu dâng cao hơn sau khi Mỹ vừa thông báo điều động hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao (THAAD) đến Israel cùng với khoảng 100 binh sĩ để vận hành hệ thống này. Động thái mới của Washington nhằm sẵn sàng hỗ trợ Tel Aviv nếu Iran một lần nữa tấn công Israel như vừa qua.
Trong khi đó, khả năng Israel tấn công đáp trả Iran vụ ngày 1.10 đang gây ra nhiều quan ngại cho Tehran. CNN dẫn nguồn tin từ Tehran cho hay nước này đã gửi thông điệp đến Washington rằng sẽ tấn công trở lại nếu Israel tập kích Iran. Tướng Amir Ali Hajizadeh, chỉ huy phòng không – không quân của Lực lượng Vệ binh cách mạng hồi giáo Iran (IRGC), ngày 13.10 tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất cứ bước đi sai lầm nào của Israel”. Trước đó, tờ The Times of Israel dẫn lời một quan chức ngoại giao Iran cảnh báo các nước vùng Vịnh không được cho Tel Aviv mượn không phận để tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào Tehran. Vị quan chức này còn nhấn mạnh nếu cho Israel mượn không phận, các nước sẽ phải hứng chịu một hậu quả mang tính dây chuyền. Tuyên bố này được đưa ra khi Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đến Ả Rập Xê Út và một số nước trong khu vực nhằm đàm phán về vấn đề vừa nêu. Qatar, Kuwait, Bahrain, UAE đều có các cơ sở quân sự hoặc sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, việc Washington triển khai THAAD cùng binh sĩ đến Israel cho thấy nhiều khả năng Tel Aviv sắp “động thủ” nhằm vào Tehran. Theo giới ngoại giao, dù đồng thuận việc Tel Aviv đáp trả Tehran, nhưng Mỹ không muốn Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ hay cơ sở hạt nhân của Iran vì lo ngại nhiều hệ lụy. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cũng đã nhấn mạnh khi nước này tiến hành tấn công Iran thì đó sẽ là cuộc tấn công “đầy chết chóc, chính xác và bất ngờ”.
Về tác động kinh tế chung, nguy cơ Israel tấn công Iran đang khiến cho giá dầu tăng gần đây và dẫn đến không ít quan ngại.
Toan tính của các bên
Trả lời Thanh Niên hôm qua (14.10), chuyên gia tình báo quốc phòng Mỹ Carl O.Schuster đánh giá: “Các bên có vẻ không thay đổi chiến thuật và hành động. Tehran biết rằng nếu đẩy Tel Aviv đi quá xa, Iran có thể mất các cơ sở xuất khẩu dầu tại đảo Kharq, thậm chí là cả các cơ sở hạt nhân quan trọng. Tehran lo sợ phản ứng có thể xảy ra từ Tel Aviv đối với việc Iran đã tấn công Israel vào ngày 1.10. Vì thế, Tehran đã chuyển trọng tâm sang các nỗ lực ngoại giao và tuyên truyền để kiềm chế Tel Aviv, hy vọng những người trong chính quyền Mỹ còn thân thiện với Iran sẽ sử dụng ảnh hưởng để tác động Israel. Ngoài ra, Iran đang cố gắng thuyết phục các đối thủ trong khu vực như Ả Rập Xê Út nhằm ngăn chặn việc Israel được phép sử dụng không phận các nước lân cận”.
Cựu đại tái Schuster nhận xét thêm: “Về phần mình, Israel sẽ tiếp tục nỗ lực tiêu diệt khả năng lãnh đạo và chỉ huy quân sự của lực lượng Hezbollah ở Li Băng. Còn lực lượng Houthi ở Yemen có vẻ đang hạn chế các hoạt động trực tiếp chống lại Israel. Như thế, Houthi thừa nhận rằng Tel Aviv không giống như phương Tây, sẽ có thể trả đũa tàn khốc vào các cơ sở quan trọng nhất của Houthi như cảng biển, trụ sở quân sự và khu vực tiếp tế. Đó là điều mà phương Tây tránh thực hiện trong thời gian qua”.
“Tình trạng hiện tại của cuộc xung đột sẽ tiếp tục cho đến tháng 12. Nhưng có lẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thì diễn biến có thể thay đổi, vì các bên đều chờ xem ai sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng nhằm đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo”, vị chuyên gia tình báo quân sự dự báo.
Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngăn chặn xung đột toàn diện ở Trung Đông
Ngày 1/10, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi Iran và Israel kiềm chế nhằm hạ nhiệt căng thẳng và tránh đẩy toàn bộ khu vực Trung Đông vào cuộc xung đột toàn diện.
Tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn trên bầu trời thành phố Nablus, Bờ Tây ngày 1/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" sau khi Iran phóng hàng loạt tên lửa hướng về phía lãnh thổ Israel. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết đã sử dụng tên lửa được sản xuất trong nước trong loạt phóng tên lửa tối 1/10 nhằm vào các địa điểm chiến lược ở Israel, đồng thời khẳng định điều này được thực hiện trong khuôn khổ quyền tự vệ hợp pháp của Iran và dựa trên luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Israel thông báo hơn 180 tên lửa được phóng về lãnh thổ nước này, vụ việc mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đánh giá là là hành động "sai lầm" đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc khi "leo thang nối tiếp leo thang", có nguy cơ đẩy Trung Đông vào vòng xoáy xung đột, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban vẫn lan rộng, trong khi xung đột giữa Israel với phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza vẫn chưa có hồi kết. Ông Guterres kêu gọi các bên cần kiềm chế và chấm dứt những hành động quân sự như vậy, nhấn mạnh điều cần thiết lúc này là một lệnh ngừng bắn.
Trong khi đó, tại Mỹ, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị quân đội nước này cần hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel - đồng minh chủ chốt của Mỹ.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết EU rất lo ngại về vòng xoáy bạo lực có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, đồng thời kêu gọi các bên cần đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Theo ông Borrell, EU vẫn tiếp tục mọi nỗ lực để tránh căng thẳng lan rộng thành xung đột toàn diện ở Trung Đông.
Từ Paris, Thủ tướng Pháp Michel Barnier bày tỏ quan ngại trước bước leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel, miêu tả tình hình ở Trung Đông đang trở nên "rất nghiêm trọng". Thủ tướng Anh Keir Starmer đã điện đàm với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, trong đó khẳng định nỗ lực bảo đảm an ninh và bảo vệ dân thường ở Israel. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez kêu gọi chấm dứt vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông, trong khi Ngoại trưởng nước này Jose Manuel Albares kêu gọi các bên kiềm chế tránh leo thang căng thẳng.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi cần chấm dứt ngay lập tức những hành động quân sự có nguy cơ đẩy khu vực Trung Đông vào tình cảnh tồi tệ hơn nữa. Người đứng đầu ngành ngoại giao Canada, bà Melanie Joly cũng kêu gọi các bên chấm dứt hành động quân sự.
Liên quan đến tình hình Trung Đông, từ châu Á, tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 2/10 cảnh báo căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel có nguy cơ trở thành cuộc xung đột toàn diện trong khu vực, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp với Mỹ để tháo ngòi nổ căng thẳng hiện nay.
Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận về tình hình leo thang xung đột ở khu vực Trung Đông vào khoảng 14h giờ GMT ngày 2/10, tức khoảng 21h cùng ngày giờ Việt Nam.
Liban kêu gọi điều tra quốc tế về vụ tấn công thảm khốc ở Golan Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 28/7, Liban đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về vụ tấn công bằng rocket khiến 12 người, bao gồm cả trẻ em, thiệt mạng tại ngôi làng Majdal Shams ở Cao nguyên Golan, đồng thời cảnh báo về hành động trả đũa trên diện rộng. Binh sĩ Israel được triển...