SpaceX đưa 32.000 máy tính Linux vào vũ trụ
Kỹ sư của SpaceX tiết lộ mỗi vệ tinh Starlink trung bình sẽ mang theo hàng chục máy tính chạy hệ điều hành Linux lên quỹ đạo.
Trong chuyên mục hỏi đáp Ask Me Anything (AMA) của Reddit cuối tuần trước, nhóm kỹ sư phần mềm của SpaceX, công ty đang thực hiện dự án phủ sóng Internet toàn cầu bằng vệ tinh Starlink của Elon Musk, cho biết 60 vệ tinh mới nhất vừa được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa đẩy Falcon 9 hôm 4/6 mang theo hơn 4.000 máy tính chạy hệ điều hành Linux.
Phi hành gia trên tàu Crew Dragon thao tác thông qua màn hình cảm ứng hiện đại. Ảnh: SpaceX.
Tổng số vệ tinh được phóng lên quỹ đạo là 480 chiếc, trong khi để kích hoạt hệ thống Internet cho toàn cầu, Starlink cần đưa được 800 – 1.000 chiếc lên vũ trụ. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, số lượng máy tính Linux được SpaceX gửi lên quỹ đạo hiện đã vượt con số 32.000 chiếc.
“Ngay giờ đây, ‘Chòm sao Starlink’ đã có hơn 30.000 điểm nút là máy tính Linux, cùng hơn 6.000 bộ vi điều khiển trong không gian”, Matt Monson, Giám đốc phần mềm Starlink viết trên Reddit.
SpaceX hiện được Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) phê duyệt kế hoạch phóng 12.000 vệ tinh trong đợt đầu. Hãng cũng đã nộp đơn cho kế hoạch đợt hai, trong đó phóng 30.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo. Nếu vệ tinh thế hệ thứ hai mang theo số lượng tương đương, SpaceX có thể sẽ gửi ít nhất hai triệu máy tính Linux vào không gian trong vài năm tới.
Theo tiết lộ của Sulkin, những chiếc máy tính chạy Linux của SpaceX sử dụng bản cập nhật PREEMPT_RT – một dự án biến Linux thành hệ điều hành thời gian thực, phục vụ các nội dung về AI, IoT, xe hơi… Chuyên gia này cho biết, SpaceX không sử dụng bản phân phối Linux của bên thứ ba. Phiên bản hiện tại cũng có một số trình điều khiển tùy chỉnh giúp giao tiếp với phần cứng dễ dàng.
Trước đó, Steven J. Vaughan-Nichols của ZDNet tiết lộ, hệ thống bên trong tàu Crew Dragon cũng dùng Linux, với phần mềm điều khiển chuyến bay viết bằng ngôn ngữ lập trình C . Riêng giao diện màn hình cảm ứng của tàu dùng Chromium và JavaScript.
Video đang HOT
Đại diện SpaceX cho biết, việc sử dụng Linux thay vì các nền tảng giúp hệ thống được bảo mật hơn, nhất là khi Starlink sẽ chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang giai đoạn hoạt động trong những tháng tới. “Chúng tôi đã thiết kế hệ thống Linux nhằm cho phép mã hóa đầu cuối dữ liệu. Mọi phần cứng trong đó, từ vệ tinh, cổng kết nối đến thiết bị đầu cuối của người dùng đều chỉ chạy phần mềm có chữ ký riêng. Do đó, ngay cả khi kẻ tấn công đột nhập, chúng cũng không thể làm được gì”, ông Dexter giải thích.
Các kỹ sư SpaceX không tiết lộ phần cứng máy tính (CPU và GPU) sử dụng trên tàu vũ trụ của mình. Tuy vậy, một số dự đoán cho rằng máy không có thông số mạnh. Theo tiết lộ của Vaughan-Nichols, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) hiện dùng máy tính trang bị CPU Intel 80386SX 20 MHz “đồ cổ” ra đời năm 1988, nhưng có thêm lớp bảo vệ cứng bên ngoài để chống lại bức xạ từ các tia vũ trụ trong không gian.
Starlink là dự án được SpaceX thiết kế với tham vọng cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao trên phạm vi toàn cầu. Các vệ tinh sẽ quay quanh Trái Đất ở độ cao khoảng 550 km. Mục tiêu cuối cùng của công ty là nâng tổng số thiết bị trên mạng lưới lên khoảng 40.000 chiếc.
Nếu thành công, dự án có thể thu về 30 tỷ USD doanh thu hàng năm cho SpaceX, CEO Elon Musk dự đoán. Công ty có kế hoạch bắt đầu cung cấp dịch vụ cho những khách hàng đầu tiên ở Mỹ và Canada ngay trong năm nay.
SpaceX dùng gì để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ: Oxy lỏng, nhiên liệu, 3 CPU cũ kĩ và Linux
Không phải các con chip đời mới hay một hệ điều hành bóng bẩy, các CPU đời cũ cùng hệ điều hành Linux mới là tác nhân đưa các phi hành gia vươn tới không gian vũ trụ.
Trong một năm thảm họa, vẫn có những khoảng khắc tuyệt vời. Ngày 30 tháng Năm vừa qua đã đánh dấu một cột mốc mới cho ngành hàng không vũ trụ Mỹ khi Crew Dragon, tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên đưa thành công các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ ISS. Con tàu vũ trụ này được đưa ra ngoài không gian bằng tên lửa tái sử dụng Falcon 9 của SpaceX.
Vậy điều gì giúp Falcon 9 làm được điều này? Nói theo một cách nào đó, nhờ vào oxy lỏng, nhiên liệu dễ cháy và Linux - hệ điều hành nền tảng cho các siêu máy tính, thiết bị IoT, và vô số thiết bị quan trọng khác - và ba CPU loại cũ.
Tên lửa Falcon 9 được phóng lên, đưa tàu vũ trụ Crew Dragon vào không gian
Các CPU cũ kỹ
Khác với tưởng tượng mọi người về một thứ tưởng chừng tân tiến như tên lửa Falcon 9, hệ điều hành của nó thực ra là một phiên bản rút gọn của Linux chạy trên 3 bộ xử lý x86 dual-core cũ kỹ. Phần mềm điều khiển hoạt động bay của nó chạy trên một bộ xử lý riêng biệt và được viết bằng C/C .
Cũ kỹ và tầm thường? Đúng vậy. Các CPU cho tàu vũ trụ lại không phải là các bộ xử lý mới nhất hay mạnh nhất. Chúng được phát triển cho tàu vũ trụ - những phương tiện mất đến hàng năm trời, thậm chí vài chục năm trời, để đi từ bản thiết kế nháp thành một tên lửa trên bệ phóng. Vì vậy, chúng thường khá cũ kỹ - nếu không muốn nói là cổ lỗ so với các thiết bị điện tử tiêu dùng.
Ví dụ, trạm không gian vũ trụ ISS hiện vẫn đang dùng các CPU Intel 80368SX 20 MHz được phát triển từ năm 1988. Tuy nhiên chúng ta không biết chính xác Falcon 9 sử dụng bộ xử lý gì. Nhưng gần như chắc chắn rằng thiết kế của chúng đã cũ hơn cả thập kỷ so với các máy tính đang bán trong siêu thị điện máy.
Tất nhiên, ngoại trừ việc thực hiện các câu lệnh điều khiển trên các mạch ghép kênh và mạch giải ghép kênh (multiplexer-demultiplexer hay MDM), các con chip cũ kỹ này chẳng làm được việc gì khác. Còn đối với công việc hàng ngày, các phi hành gia sẽ sử dụng chiếc HP Zbook 15s chạy Debian Linux, Scientific Linux, và Windows 10. Trong khi các hệ điều hành Linux hoạt động như terminal điều khiển từ xa để ra lệnh tới các mạch MDM, hệ điều hành Windows được sử dụng cho email, web và giải trí.
Cho dù cũ kỹ như vậy, các con chip được sử dụng ngoài không gian cũng không phải loại bình thường. Chúng phải trải qua quá trình tôi luyện riêng để chống bức xạ. Nếu không, chúng sẽ nhanh hỏng dưới ảnh hưởng của bức xạ ion hóa và các tia vũ trụ.
Vì vậy những con chip này sẽ mất nhiều năm thiết kế và nhiều năm nữa để thử nghiệm trước khi chúng được chứng nhận có thể hoạt động trong môi trường không gian. Ví dụ, NASA dự kiến các chip đa dụng, thế hệ tiếp theo của họ, bộ xử lý ARM A53 - được sử dụng trên bo mạch Raspberry Pi 3 ra mắt từ năm 2016 - sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2021. Trong khi đó, tầng thứ nhất của tên lửa Falcon 9 sẽ quay về Trái Đất để tái sử dụng nên nó không cần trải qua quá trình tôi luyện trên.
Được thu hồi sau khi phóng, con chip điều khiển trên tên lửa Falcon 9 không cần phải tôi luyện trong quá trình chống bức xạ.
Đảm bảo an toàn bằng phương pháp "nhắc tôi 3 lần"
Nhưng tại sao lại cần 3 bộ xử lý? Theo lý giải trên diễn đàn StackExchange Space Exploration, SpaceX sử dụng mô hình Actor-Judge để mang lại sự an toàn thông qua thiết kế dư thừa.
Theo mô hình này, mỗi khi một quyết định được đưa ra, nó được so sánh với kết quả từ các nhân xử lý khác. Nếu có bất kỳ bất đồng nào, quyết định sẽ được thu hồi và quá trình này sẽ được bắt đầu lại. Chỉ khi mọi bộ xử lý đều đưa ra cùng một câu trả lời thì câu lệnh mới được gửi tới cho các bộ vi điều khiển PowerPC.
Các bộ điều khiển này, có vai trò ra lệnh đánh lửa khởi động động cơ tên lửa, sẽ nhận lệnh từ mỗi bộ xử lý x86 trên. Nếu chuỗi 3 câu lệnh này giống hệt nhau, bộ vi điều khiển của động cơ sẽ thực hiện câu lệnh, nhưng nếu chỉ một trong 3 câu lệnh bị hỏng, bộ điều khiển sẽ thực hiện theo trình tự đúng trước đó. Còn nếu mọi thứ trở nên xấu hơn, Falcon 9 sẽ bỏ qua tất cả các câu lệnh không phù hợp của con chip.
Dù giao diện điều khiển bằng màn hình cảm ứng rất thuận tiện, các nút bấm vẫn được dự phòng trong trường hợp cảm ứng gặp trục trặc.
Điểm đặc biệt của quá trình "nhắc tôi 3 lần" tưởng như dư thừa này là mang lại khả năng tránh lỗi mà không phải trả tiền cho các con chip đắt tiền dành riêng cho nhiệm vụ không gian. Các máy bay hiện đại ngày nay, như các máy bay Airbus mới, cũng sử dụng cách tiếp cận tương tự đối với hệ thống điều khiển bay của họ.
Không chỉ tên lửa Falcon 9, bản thân tàu vũ trụ Crew Dragon cũng sử dụng Linux với phần mềm bay được viết bằng C . Giao diện màn hình cảm ứng của con tàu được kiết xuất bằng Chromium và JavaScript. Do vậy, nếu có vấn đề trục trặc với màn hình cảm ứng, các phi hành gia vẫn có các nút bấm vật lý để điều khiển tàu vũ trụ.
Một lần nữa cảm ơn Linux, người hùng thầm lặng của thế giới, nền tảng vận hành cho những hệ thống bên dưới vô số hoạt động quan trọng ngày nay.
Lenovo đang quay trở lại với vai trò là nhà hỗ trợ chính cho máy tính để bàn Linux. Lenovo đang quay trở lại với vai trò là nhà hỗ trợ chính cho máy tính để bàn Linux. Vào những năm 2000, nếu người dùng muốn sử dụng hệ điều hành Linux cho một máy tính xách tay thì sự lựa chọn tốt nhất của họ chắc chắn là dùng máy tính của hãng IBM, tiếp theo là Lenovo ThinkPad. (ảnh minh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng

Google nâng tầm Gemini với khả năng tạo video dựa trên AI

Cập nhật iOS 18.4.1 để sửa lỗi nghiêm trọng trên iPhone

iPhone 16e giúp Apple thắng lớn

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Nghe nhạc bass có thể giúp chống say tàu xe

Giá điện thoại Galaxy vẫn 'an toàn' sau 'bão' thuế quan của ông Trump

Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

MSI có thể chuyển sang dùng chip AMD cho dòng máy Claw kế tiếp

Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc

Google dừng hỗ trợ, hàng triệu điện thoại Android gặp nguy hiểm

Microsoft gỡ bỏ 'rào cản' cập nhật Windows 11 24H2 sau 6 tháng
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
NSND Tự Long và Cục trưởng Xuân Bắc trên 1 chuyến bay, Quang Lê tạo dáng bên hoa
Sao việt
23:46:10 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Nhan sắc đang cực viral của 1 mỹ nhân Vbiz, chỉ làm 1 điều mà U40 trẻ như gái đôi mươi
Hậu trường phim
23:38:06 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025