S&P duy trì triển vọng tín nhiệm Việt Nam ở mức ổn định
Ngày 21/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) thông báo tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, và triển vọng Ổn định.
Theo Bộ Tài chính, việc tổ chức xếp hạng này duy trì tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB phản ánh tiềm năng phục hồi của nền kinh tế trong nước sau khoảng thời gian giảm tốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm 2020.
Phía S&P cũng cho biết, tổ chức này đã cân nhắc tới thách thức tiềm tàng đối với lĩnh vực tài khóa và ngân hàng trong trường hợp tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu tiếp tục kéo dài. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng vững chắc của Việt Nam trong những năm qua sẽ tiếp tục hỗ trợ duy trì định mức tín nhiệm quốc gia.
Với triển vọng tín nhiệm, tổ chức xếp hạng này duy trì Việt Nam ở mức Ổn định.
“Điều này thể hiện nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và cân bằng khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát, với khu vực xuất khẩu và tổng cầu nội địa là động lực tăng trưởng chính giúp dự báo tăng trưởng của Việt Nam cao hơn hẳn mức bình quân của các quốc gia đồng hạng tín nhiệm”, Bộ Tài chính cho biết.
Video đang HOT
Việc kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong nước là lý do giúp khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam được đánh giá cao. Ảnh: Việt Linh.
Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đã đưa ra những minh chứng về khả năng thích ứng của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngoài việc phòng chống dịch hiệu quả trong nước, Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch với các quốc gia, tổ chức quốc tế.
S&P dự báo, trong kịch bản đại dịch trên toàn cầu được cơ bản kiểm soát vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 và từ năm 2022 sẽ tiến gần tốc độ đã xác lập trong dài hạn từ 6% đến 7%/năm.
Trên thế giới, tính từ đầu tháng 4 đến nay, S&P đã điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 32 quốc gia, trong đó 10 quốc gia bị hạ bậc và 22 quốc gia bị hạ triển vọng.
Trong báo cáo dự báo kinh tế thế giới năm nay, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 3%; kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 6,1%; khu vực đồng Euro âm 7,5%; Nhật Bản âm 5,2%; Singapore âm 3,5%; Thái Lan âm 6,7%.
Với các nước ASEAN, tổ chức này dự báo các mức tăng trưởng sẽ là từ âm 6,7% đến âm 1,7%. Các nền kinh tế Singapore, Malaysia và Campuchia dự báo sẽ giảm lần lượt là 3,5%, 1,7% và 1,6%.
Trong khi đó, Việt Nam sẽ nổi lên là nền kinh tế tốt nhất của khu vực với dự báo tăng trưởng 2,7% và dự kiến sẽ phục hồi lên 7% vào năm 2021. Tiếp theo là Myanmar tăng trưởng 1,8% và Indonesia tăng 0,5%.
Còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam ở mức 4,9%; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng 4,8%.
Standard Chartered dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 3,3% trong năm 2020
Chiều 23/4, Ngân hàng Standard Chartered công bố Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu - Triển vọng Kinh tế quý 2/2020 với tựa đề "Darkest before the dawn" (tạm dịch là Bóng tối trước bình minh). Báo cáo này đã đưa ra dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2020 và chỉ đạt 3,3% do ảnh hưởng của nhiều thách thức bên ngoài.
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty cổ phần may Tiên Hưng (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Cụ thể, ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ, hiện tại Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhờ lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP đã tăng lên 300% và nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ cao nhất tại châu Á nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thế giới.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế Mỹ, các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro... có khả năng đi vào suy thoái và nhu cầu thế giới suy giảm sẽ ảnh hưởng lên tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020. Đơn cử như tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng của nhu cầu thế giới sụt giảm, với tốc độ tăng trưởng năm nay ước đạt 3% so với mức 11% trong năm 2019.
Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất cũng được dự báo có mức đóng góp vào tốc độ tăng GDP nói chung sẽ giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019. Đồng thời, với vốn chiếm tỷ trọng 19% GDP và đóng góp gần 1/3 vào tăng trưởng GDP trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất có thể sẽ trở thành kênh chính truyền dẫn những tác động từ môi trường bên ngoài vào Việt Nam.
Lĩnh vực dịch vụ cũng đang chiếm tỷ trọng gần 40% GDP, được dự báo sẽ giảm tốc trong năm 2020 với mức tăng trưởng ước đạt 4% năm so với mức 7,3% trong năm 2019 và đóng góp vào tăng trưởng GDP nói chung giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2019. Lĩnh vực sản xuất tăng trưởng chậm lại, hoạt động nội địa suy giảm cùng với biện pháp cách ly xã hội (gồm hạn chế tụ tập đông người) là những nguyên nhân sẽ tác động tới nhu cầu mua sắm tiêu dùng.
Đối với ngành du lịch đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể do tác động của lệnh hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh dịch COVID-19. Do đó, Ngân hàng Standard Chartered dự báo lượt khách du lịch đến Việt Nam sẽ giảm mạnh khoảng 60% trong năm 2020.
Tương tự, tăng trưởng xuất khẩu được dự báo sẽ giảm tốc đáng kể trước ảnh hưởng của nhu cầu thế giới, nhưng tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ có xu hướng tương tự với mức tăng sẽ thấp hơn xuất khẩu, dẫn đến cán cân thương mại sẽ tiếp tục thặng dư trong năm 2020.
Đặc biệt, trong xu thế này, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được dự báo sẽ giảm xuống dưới 10 tỷ USD trong năm 2020 và tiếp tục suy giảm nếu những lo ngại liên quan đến dịch bệnh còn kéo dài trong nửa cuối năm. Các hoạt động xây dựng cũng sẽ chậm lại do yếu tố tâm lý thị trường và vốn FDI giảm.
Theo các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered, đồng tiền Việt Nam (VND) sẽ tiếp tục giảm giá trong ngắn hạn trong bối cảnh nhu cầu của thế giới, hoạt động du lịch và dòng vốn FDI sụt giảm cũng như sự suy yếu của những đồng tiền khác trong khu vực. Trong trung hạn, trạng thái cân bằng đối ngoại (external balances) của Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục được duy trì và dự báo VND sẽ có những diễn biến tích cực.
Mỹ Phương
Dự báo tỷ giá ngoại tệ 18/4: Đi ngang Mặc dù loạt báo cáo tài chính quý I/2020 được công bố cho thấy kinh tế thế giới đang sụt giảm nghiêm trọng nhưng Mỹ vừa công bố thành công bước đầu trong thử nghiệm thuốc đặc trị COVID-19 khiến kinh tế thế giới đi lên trong hôm nay. Tỷ giá USD trở lại đà tăng Tại các ngân hàng thương mại trong...