Sốt xuất huyết tại Hà Nội đang “hạ nhiệt”

Theo dõi VGT trên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua (từ ngày 10 đến 17/11), trên địa bàn TP ghi nhận thêm 2.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm 54 ca so với tuần trước đó).

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 33.489 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca tử vong.

Sốt xuất huyết tại Hà Nội đang hạ nhiệt - Hình 1

Ảnh minh hoạ.

Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là Hà Đông (2.347 ca), Hoàng Mai (2.170 ca), Thanh Oai (2.087 ca)…

Cũng theo CDC Hà Nội, tuần qua ghi nhận 69 ổ dịch tại 18 quận, huyện, thị xã, giảm 10 ổ dịch so với tuần trước đó.

Trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều ổ dịch như: Đống Đa có 8 ổ dịch; 4 địa phương Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Hai Bà Trưng, mỗi nơi có 7 ổ dịch…

Tính từ đầu năm đến nay là 1.826 ổ dịch, hiện còn 159 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện, thị xã. Hà Nội cũng ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các ổ dịch. Đồng thời tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch lây lan.

Về sốt xuất huyết, các bác sĩ khuyến cáo một số sai lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng, như chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng kháng sinh điều trị, nghĩ hết sốt là khỏi bệnh.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít.

Với sốt xuất huyết, có những sai lầm khi điều trị khiến bệnh trở nặng mà người dân cần hết sức tránh. Theo đó, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Video đang HOT

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự điều trị.

Mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát sao.

Mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Hầu hết người bệnh đều lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh vì hạ sốt nên cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sau giai đoạn sốt cao mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều bởi sau 2-7 ngày, lúc này tiểu cầu có thể giảm nặng và thoát huyết tương, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong.

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, vì vậy muốn hạ sốt nhanh nên uống thuốc hạ sốt không tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.

Thậm chí, có rất nhiều trường hợp dùng sai thuốc hạ sốt như sử dụng aspirin và ibuprofen thay thế cho paracetamol dẫn đến tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh…

Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, công trình xây dựng… Vì vậy, cần loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc diệt muỗi đầu tiên là vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành.

ể diệt muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng. Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng và thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.

Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi.

Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dịch sốt xuất huyết chưa 'hạ nhiệt', nhiều ca trở nặng do nhầm với COVID-19

Cả nước ghi nhận gần 327.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó hơn 120 ca tử vong, dịch vẫn chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt".

Trao đổi với PV VOV.VN, BS Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cho biết, sốt xuất huyết là bệnh theo mùa, theo dịch. Trong giai đoạn cao điểm, một ngày có 30-40 bệnh nhân vào Khoa cấp cứu thì có 7-8 người bị sốt xuất huyết.

Năm nay, người dân quan tâm đến dịch COVID-19 nhiều hơn nên chủ quan với các bệnh khác như sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị ho, sốt nhưng cho rằng mình bị COVID-19 và nghĩ rằng đã tiêm vaccine nên ngại vào bệnh viện.

"Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng giữa COVID-19 với sốt xuất huyết và cảm cúm thông thường. Đặc biệt, người bệnh chủ quan không đi khám và tự dùng các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt không phù hợp với sốt xuất huyết, gây biến chứng nặng hơn như gây sốt xuất huyết tiêu hóa.

Người bệnh để tình trạng quá nặng khi đã thoát mạch, tràn dịch các cơ quan, tiểu cầu hạ thấp, biến chứng lên não hoặc biến chứng tiêu hóa mới vào viện. Đa số bệnh nhân nặng vào viện trong tình trạng bắt đầu có dấu hiệu sốc", BS Khiêm cho biết.

Dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, nhiều ca trở nặng do nhầm với COVID-19 - Hình 1

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết.

Theo dự báo của Bộ Y tế, thời gian tới, tình hình sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng. Sốt xuất huyết gây nên bởi virus Dengue với 4 tuýp là: DENV1, DENV2, DENV3 và DENV4, bệnh được lây truyền cho người qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypi.

Các tuýp DENV2 và DENV3 làm tăng độ nặng của bệnh so với các tuýp khác, riêng tuýp DENV4 gây bệnh nhẹ hơn. Do đó, người mắc sốt xuất huyết cần được điều trị dưới sự giám sát của nhân viên y tế, để sớm phát hiện khi có diễn biến nặng; nếu không kịp phát hiện, bệnh sẽ rất dễ rơi vào sốc, thậm chí tử vong rất nhanh.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, Hà Nội và nhiều địa phương đang trong tình trạng lưu hành nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, virus Adeno, cúm A, cúm B... với triệu chứng chồng chéo. Bệnh nhân cũng có thể đồng nhiễm nhiều bệnh, bác sĩ cũng dễ chẩn đoán nhầm, dẫn tới không điều trị đúng, kịp thời.

Trong những ngày đầu mới mắc sốt xuất huyết, người bệnh có thể chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ thường xuyên, theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác.

"Nếu đau mỏi người, sốt cao cần được dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nhưng nên tránh dùng nhóm thuốc như: Aspirin, ibuprofen vì thuốc có thể gây chảy máu. Đặc biệt, người dân chú ý, khi mắc sốt xuất huyết không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử; người bệnh cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa", ông Cường nói.

Bác sĩ cũng khuyên cáo, người bệnh sốt xuất huyết cần uống nhiều nước như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi để tránh biến chứng nặng, nhanh hồi phục.

Với các trường hợp bệnh nhân bị thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ có các hiện tượng như: Tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết... đây là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện ngay.

Đặc biệt, hiện là thời điểm cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan trong việc phòng dịch; cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, nhất là diệt muỗi truyền bệnh và phòng muỗi đốt để ngăn chặn sự lây lan của dịch sốt xuất huyết.

Khi có dấu hiệu bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bác sĩ khuyên 9 nhóm người nên thường xuyên uống nước lá ổiBác sĩ khuyên 9 nhóm người nên thường xuyên uống nước lá ổi
20:04:16 11/02/2025
Hơn 800 ca mắc cúm tại Hà Nội trong tháng đầu nămHơn 800 ca mắc cúm tại Hà Nội trong tháng đầu năm
08:26:14 12/02/2025
Cà phê có làm tăng huyết áp?Cà phê có làm tăng huyết áp?
21:04:04 12/02/2025
Gia tăng người dân đi tiêm vaccine cúmGia tăng người dân đi tiêm vaccine cúm
08:30:28 12/02/2025
5 vị thuốc Đông y hỗ trợ giảm cân5 vị thuốc Đông y hỗ trợ giảm cân
20:22:18 11/02/2025
Bé trai 4 tuổi nguy kịch vì bị rắn lục đuôi đỏ cắnBé trai 4 tuổi nguy kịch vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn
20:10:02 11/02/2025
Việc làm đơn giản này giúp kéo dài thêm 20 năm tuổi thọViệc làm đơn giản này giúp kéo dài thêm 20 năm tuổi thọ
21:58:28 11/02/2025
Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dàiBảo vệ sức khỏe khi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài
21:01:46 12/02/2025

Tin đang nóng

Quân nhân tử vong do viêm não mô cầu, Quân khu 1 cách ly 7 quân nhân khácQuân nhân tử vong do viêm não mô cầu, Quân khu 1 cách ly 7 quân nhân khác
09:46:28 13/02/2025
Cường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với SubeoCường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với Subeo
06:28:18 13/02/2025
Bạn trai khoe ảnh H'Hen Niê không che, gọi 'vợ' đầy ngọt ngàoBạn trai khoe ảnh H'Hen Niê không che, gọi 'vợ' đầy ngọt ngào
08:02:23 13/02/2025
Video: Vợ Vũ Cát Tường nhảy tặng chú rể quá xuất sắc, Đông Nhi - Diệu Nhi rưng rưng xúc độngVideo: Vợ Vũ Cát Tường nhảy tặng chú rể quá xuất sắc, Đông Nhi - Diệu Nhi rưng rưng xúc động
07:46:09 13/02/2025
Vụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động nãoVụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động não
09:20:51 13/02/2025
"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện
06:34:10 13/02/2025
Gần 1 triệu người xem Gil Lê xoa lưng Xoài Non: Thì ra đây là lý do khiến hot girl 2K2 mê tít!Gần 1 triệu người xem Gil Lê xoa lưng Xoài Non: Thì ra đây là lý do khiến hot girl 2K2 mê tít!
09:02:02 13/02/2025
Giấy xét nghiệm giúp tài tử Nàng Dae Jang Geum tìm ra bí mật thân thế gây sốc, ai dè có cú twist không ngờGiấy xét nghiệm giúp tài tử Nàng Dae Jang Geum tìm ra bí mật thân thế gây sốc, ai dè có cú twist không ngờ
07:38:02 13/02/2025

Tin mới nhất

Làm sao để không bị tái nám da sau điều trị?

Làm sao để không bị tái nám da sau điều trị?

10:16:10 13/02/2025
Sau một vài ngày, da sẽ bắt đầu bong tróc, bộc lộ lớp da mới đều màu hơn. Các chất hóa học được sử dụng trong peel da gồm acid glycolic, acid salicylic, acid TCA (acid trichloroacetic).
Giải cứu làn da khô sau Tết

Giải cứu làn da khô sau Tết

10:11:54 13/02/2025
Với vùng khuỷu tay và gót chân, các sản phẩm có chứa axit lactic có thể giúp làm mềm da thô ráp. Nếu da tay và chân cần được cấp ẩm sâu, có thể thoa kem dưỡng trước khi đi ngủ và đeo găng tay cotton hoặc tất để tăng cường hấp thụ dưỡng ...
Cúm đang gia tăng, bỏ túi ngay những thực phẩm phòng bệnh cực tốt lại dễ tìm

Cúm đang gia tăng, bỏ túi ngay những thực phẩm phòng bệnh cực tốt lại dễ tìm

09:59:32 13/02/2025
Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây... là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào miễn dịch đ...
Bỏ lỡ cơ hội sống do tự điều trị ung thư vú bằng thuốc nam

Bỏ lỡ cơ hội sống do tự điều trị ung thư vú bằng thuốc nam

09:57:58 13/02/2025
Theo chia sẻ của bệnh nhân, thời gian đầu thấy các triệu chứng giảm dần nên không đi khám tại bệnh viện. Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân tự sờ thấy u vú tăng kích thước, tình trạng nhức gia tăng, da vú vùng khối u sần chắc nên đã đi thăm k...
7 lý do bạn nên ăn hạt điều mỗi ngày

7 lý do bạn nên ăn hạt điều mỗi ngày

09:54:20 13/02/2025
Hạt điều là nguồn cung cấp chất xơ tốt, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa sự tăng đột biến có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Uống nước gừng mật ong mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước gừng mật ong mỗi sáng có tác dụng gì?

09:52:21 13/02/2025
Để có hương vị thơm ngon và đều nhau, bạn nên trộn đều gừng và mật ong với tỉ lệ phù hợp. Tùy vào khẩu vị và sở thích của mỗi người, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ gừng và mật ong sao cho phù hợp.
Bộ phận tưởng vô dụng của con lợn lại 'siêu dinh dưỡng', ai biết cũng ngỡ ngàng

Bộ phận tưởng vô dụng của con lợn lại 'siêu dinh dưỡng', ai biết cũng ngỡ ngàng

09:50:05 13/02/2025
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bổ sung collagen chỉ là một phần trong việc duy trì sức khỏe xương khớp. Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng hợp lý.
5 thực phẩm hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tim

5 thực phẩm hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tim

09:47:20 13/02/2025
Ngoài hàm lượng acid béo omega-3, cá hồi còn là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều selen và nhiều loại vitamin B quan trọng, bao gồm vitamin B12 và niacin.
Loãng xương dùng thuốc gì?

Loãng xương dùng thuốc gì?

09:43:53 13/02/2025
Sau khi uống thuốc, nên ngồi hoặc đứng yên ít nhất 30 phút (không nằm). Loại thuốc này chống chỉ định ở những bệnh nhân có bất thường về thực quản như chậm làm rỗng thực quản và hạ canxi máu.
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

09:41:42 13/02/2025
Nếu bạn bị đau và cứng khớp, đặc biệt là sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi trong thời gian dài nên đi khám. Thoái hóa khớp nói chung không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người ...
8 dấu hiệu cảnh báo thận đang suy yếu, đừng chủ quan

8 dấu hiệu cảnh báo thận đang suy yếu, đừng chủ quan

09:39:13 13/02/2025
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể nên nếu bị tổn thương và không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dịch sởi đang gia tăng ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi đi học tại Mỹ

Dịch sởi đang gia tăng ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi đi học tại Mỹ

09:37:02 13/02/2025
Các quan chức kêu gọi người dân báo cáo ngay lập tức bất kỳ trường hợp nghi ngờ nào cho sở y tế địa phương khi có người bị nhiễm bệnh ở gần.

Có thể bạn quan tâm

Bạn đời Vũ Cát Tường là hậu duệ của 2 danh tướng thời Trần, Lê

Bạn đời Vũ Cát Tường là hậu duệ của 2 danh tướng thời Trần, Lê

Sao việt

12:48:01 13/02/2025
Nguyễn Thu Trang - bạn đời của ca sỹ Vũ Cát Tường - là hậu duệ dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An; ông tổ 13 đời của cô là Nguyễn Cảnh Chân, danh tướng thời Hậu Trần.
Bé trai 2 tuổi kẹt tay trong thang cuốn, bố mẹ hoảng loạn: Camera ghi lại cảnh ám ảnh

Bé trai 2 tuổi kẹt tay trong thang cuốn, bố mẹ hoảng loạn: Camera ghi lại cảnh ám ảnh

Netizen

12:07:48 13/02/2025
Ngày 10/2, trung tâm thương mại Xingmei City Plaza, huyện Tuy Ninh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã công bố đoạn video ghi lại sự cố thương tâm xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 2/2.
8 tổng thanh tra liên bang Mỹ khởi kiện Tổng thống Trump vì bị sa thải 'bất hợp pháp'

8 tổng thanh tra liên bang Mỹ khởi kiện Tổng thống Trump vì bị sa thải 'bất hợp pháp'

Thế giới

12:00:34 13/02/2025
Vụ kiện của các tổng thanh tra bổ sung vào một loạt vụ kiện từ những nhân viên chính phủ mà chính quyền Trump đã sa thải khỏi nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là những người giữ vai trò độc lập hoặc phi chính trị.
Tham khảo thời trang du lịch đơn giản nhưng "chất" của Tăng Thanh Hà

Tham khảo thời trang du lịch đơn giản nhưng "chất" của Tăng Thanh Hà

Phong cách sao

11:54:52 13/02/2025
Yêu thích phong cách tối giản, chị em nên tham khảo các set trang phục sau đây của Tăng Thanh Hà để mặc đẹp từ dạo phố tới đi du lịch.
Sao Hàn 13/2: Thành viên SNSD đến Việt Nam, Song Hye Kyo hiếm hoi khoe vai trần

Sao Hàn 13/2: Thành viên SNSD đến Việt Nam, Song Hye Kyo hiếm hoi khoe vai trần

Sao châu á

11:54:48 13/02/2025
Fan Việt vỡ òa vì thành viên SNSD đến Việt Nam, Song Hye Kyo khiến mạng xã hội dậy sóng với loạt ảnh hiếm hoi khoe vai trần gợi cảm.
Học sao Việt bí quyết phối đồ với áo cardigan sành điệu

Học sao Việt bí quyết phối đồ với áo cardigan sành điệu

Thời trang

11:33:04 13/02/2025
Đồng điệu từ phụ kiện cho đến trang phục khiến nàng nổi bật giữa phố đông. Tuy nhiên nàng có thể linh động trong việc lựa chọn tông màu và cách phối đồ để không bị cứng nhắc trong việc lựa chọn phụ kiện đi kèm.
Người xưa nói 'Không treo đồng hồ ở ba nơi này, cuộc sống ngày càng sung túc': Đó là những vị trí nào?

Người xưa nói 'Không treo đồng hồ ở ba nơi này, cuộc sống ngày càng sung túc': Đó là những vị trí nào?

Sáng tạo

11:02:52 13/02/2025
Cùng với sự phát triển của thế giới,đồng hồ đã được tạo ra để cụ thể hóa thời gian. Cách đây hơn trăm năm, đồng hồ đã xuất hiện với nhiều kiểu dáng, nhưng hầu hết đều mang phong cách cổ điển và trang trọng.
Thanh Hóa: Bắt 9 đối tượng lừa đảo, rửa tiền hơn 200 tỷ đồng

Thanh Hóa: Bắt 9 đối tượng lừa đảo, rửa tiền hơn 200 tỷ đồng

Pháp luật

10:59:51 13/02/2025
Công an huyện Như Xuân (Thanh Hóa) vừa triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân trên cả nước với số tiền thu giữ ước tính hơn 200 tỷ đồng.
Đang đi trên đường, các tài xế hoảng hốt khi thấy "vật lạ" xuất hiện, lập tức xuống xe can thiệp

Đang đi trên đường, các tài xế hoảng hốt khi thấy "vật lạ" xuất hiện, lập tức xuống xe can thiệp

Lạ vui

10:45:58 13/02/2025
Đây là một tình huống rất nguy hiểm, đòi hỏi các tài xế phải đi với giới hạn tốc độ cho phép và chú ý quan sát thì mới có thể xử lý kịp thời.
Jude Bellingham 'khoe' bạn gái ở sân bay sau trận thắng Man City

Jude Bellingham 'khoe' bạn gái ở sân bay sau trận thắng Man City

Sao thể thao

10:34:36 13/02/2025
Người hùng Jude Bellingham được phát hiện rời Manchester cùng mẹ và bạn gái sau khi ghi bàn quyết định phút bù giờ giúp Real Madrid thắng ngược 3-2 Man City.
Không thời gian - Tập 41: Miên tích cực 'đẩy thuyền' cho Tâm và Đại

Không thời gian - Tập 41: Miên tích cực 'đẩy thuyền' cho Tâm và Đại

Phim việt

10:22:46 13/02/2025
Nhận thấy cả thủ trưởng và cô giáo Tâm đều dành tình cảm cho nhau nên Miên tích cực tác hợp cho hai người. Liệu Đại có nghe theo lời Miên để đối diện với tình cảm thật?