Sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không?
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bệnh gây nguy hiểm khi có biến chứng sốc, trụy tim mạch, biến chứng thường xảy ra ở ngày 4 – 6 của bệnh.
Cùng với dịch sởi, hiện nay, dịch sốt xuất bắt đầu quay trở lại và xu hướng tăng nhanh hơn so với mọi năm tại các tỉnh phía Nam.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Tính đến thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Đáng lo ngại hơn, bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây làn và bùng phát thành dịch bệnh lớn khiến cho công tác dập dịch và phòng ngừa bệnh trở nên khó khăn. Sốt xuất huyết có thể gây tử vong nhất là đối với trẻ em.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ nên người mắc bệnh sốt xuất huyết rối vẫn có thể mắc bệnh lần 2,3 bởi những típ khác nhau.
Đa số các trường hợp điều trị khỏi bệnh không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sốt xuất huyết có thể gây những biến chứng nguy hiểm như sốc, trụy tim mạch… Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày 4 – 6 của bệnh.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Biến chứng thường xảy ra khi đã hạ sốt
Bệnh sốt xuất huyết phát triển theo ba giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt Dengue – giai đoạn nguy hiểm – giai đoạn hồi phục. Sau giai đoạn sốt với triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da sung huyết; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; có chấm xuất huyết ở dưới da, ra máu chân răng hoặc ra máu cam…
Người bệnh bị mắc sốt xuất huyết thường chuyển sang giai đoạn nguy hiểm sau đó khoảng 3 đến 7 ngày; đây là giai đoạn cần phải xem xét để có biện pháp xử trí phù hợp nhằm hạn chế những hậu quả xấu xảy ra.
Ở giai đoạn này người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có các biểu hiện như: thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ; tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to và có thể đau.
Nếu bị thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện lâm sàng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì; lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu bằng hoặc dưới 20 mmHg, huyết áp tụt hoặc không đo được; đi tiểu ít…
Thảo Trang
Theo moitruong.net
10 lưu ý trong chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết
6 tháng đầu năm 2019, TP HCM ghi nhận hơn 24.000 ca sốt xuất huyết, tăng 176 % so với cùng kỳ năm ngoái, 5 người tử vong gồm 3 người lớn và 2 thiếu niên. Dịch bệnh đang vào mùa và có dấu hiệu gia tăng.
ThS. BS Nguyễn Đình Qui - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) khuyến cáo các bậc phụ huynh 10 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết:
1. Sốt xuất huyết sẽ sốt cao liên tục 3 - 4 ngày nên đôi khi hạ sốt bằng thuốc Paracetamol chỉ giảm sốt phần nào, sau đó sẽ sốt lại. Tâm lý phụ huynh thường sẽ rất lo lắng, cố gắng cho con uống nhiều lần Paracetamol hơn hoặc dùng thuốc khác hạ sốt như Ibuprofen. Việc dùng quá liều thuốc Paracetamol sẽ làm tổn thương gan, dùng Ibuprofen sẽ khiến trẻ bị sốt xuất huyết dễ bị xuất huyết tiêu hóa.
2. Không dùng kháng sinh để điều trị sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Nếu không có bằng chứng nhiễm trùng nào khác kèm theo thì không dùng kháng sinh.
3. Vì sốt xuất huyết sẽ khiến trẻ thường mệt mỏi, ăn uống kém, người nhà sẽ lo lắng và có xu hướng muốn truyền dịch, truyền "đạm" cho bé để hỗ trợ sức khỏe. Việc truyền dịch không đúng chỉ định dễ khiến trẻ bị quá tải dịch trong người, gây tràn dịch màng phổi, màng bụng nhiều khiến trẻ khó thở.
4. Trong bệnh sốt xuất huyết trẻ dễ bị nôn ói, do đó hạn chế không cho trẻ ăn các thức ăn thức uống có màu đỏ, nâu, đen. Vì như vậy khi trẻ nôn, không thể phân biệt đó là dịch lẫn màu thực phẩm hay trẻ có xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc theo dõi bệnh.
Điều trị bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2
5. Ở một số nơi vẫn còn tập quán "cạo gió", "cắt lễ" khi trẻ sốt, việc làm này dễ khiến trẻ bị bầm da, ra máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ dụng cụ cắt da.
6. Nhiều phụ huynh không cho con tắm vì nghĩ tắm sẽ khiến trẻ bệnh nặng hơn. Thực tế, vẫn nên cho trẻ tắm nước ấm để giữ vệ sinh thân thể, đồng thời trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng thuốc.
7. Các ngày nguy hiểm của sốt xuất huyết là ngày thứ 3 - 4 - 5 của bệnh, thường giai đoạn này trẻ hết sốt, nhưng mệt hơn, nôn, đau bụng hoặc có xuất huyết kín đáo. Đôi khi người nhà thấy trẻ hết sốt nên không đi khám bệnh, dẫn đến tình trạng nhập viện trễ, bệnh nặng.
8. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường chích lúc trời còn sáng, đôi khi phụ huynh chỉ mắc màn cho trẻ ngủ buổi tối, ban ngày thì lại không nên muỗi sốt xuất huyết vẫn chích và gây bệnh.
9. Phụ huynh đôi khi nghĩ rằng con mình đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại, thực tế, sốt xuất huyết hiện tại có 4 type virus Dengue gây bệnh, nên đôi khi trẻ vẫn có thể bị lại sốt xuất huyết khi nhiễm type virus khác lần đầu.
10. Không phải tất cả các trường hợp sốt xuất huyết đều phải nhập viện, thực tế chỉ có khoảng 30% cần phải nhập viện theo dõi sát, các trường hợp khác đa phần chỉ cần điều trị ngoại trú.
M.P
Theo petrotimes
Cảnh báo sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng, biến chứng nặng với bệnh nhân béo phì Mặc dù mới chỉ bắt đầu mùa mưa, chưa vào giai đoạn cao điểm của sốt xuất huyết nhưng số bệnh nhân tại TP HCM và một số địa phương khu vực phía Nam đã tăng rất nhanh. BS Phong đang khám cho một bệnh nhân sốt xuất huyết Tại khoa Nhiễm D Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đang có hơn...