“Sốt vó” với thuế cổ tức mới
Các công ty chứng khoán đang lo sốt vó khi quy định mới về thu thuế với cổ tức trả bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng sắp có hiệu lực.
Giới đầu tư chứng khoán ngao ngán vì khoản thuế bất hợp lý. Ảnh: Dũng Minh.
Ấm ức với quy định hiện hành
Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).
Cổ tức bằng cổ phiếu, được coi là thu nhập của nhà đầu tư, nhưng trong nhiều trường hợp nhà đầu tư không được hưởng gì, thậm chí có thể bị mất trắng. Sự thực là khi doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, bản thân các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như quy mô vốn, tài sản không thay đổi, chỉ có số lượng cổ phiếu lưu hành tăng thêm, nhưng giá trị giảm đi.
Với nhà đầu tư, họ phải chịu nhiều ấm ức. Vào ngày chốt quyền hưởng cổ tức, giá tham chiếu của cổ phiếu trên sàn bị điều chỉnh giảm tương ứng, tức là tài sản của họ về mặt lý thuyết không tăng.
Ông Hoàng Đức, một nhà đầu tư đã có 10 năm bám sàn chứng khoán mô tả, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia cổ phiếu thưởng chẳng khác nào việc đổi tiền.
Trong cuộc sống, nếu ta đem 1 tờ 500.000 đồng đổi sang mệnh giá 100.000 đồng thì được 5 tờ và được nhận ngay cả 5 tờ.
Nhưng với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư chỉ được nhận 3 tờ ngay sau thời điểm chốt quyền, 2 tờ còn lại (nếu tỷ lệ chia là 40%) sẽ trôi nổi 2 – 3 tháng, thậm chí cả nửa năm sau mới về tài khoản. Khi đó, nếu giá cổ phiếu không tăng, hoặc giảm so với gia tham chiếu tại thời điểm chốt quyền, nhà đầu tư cần tiền bán ra cổ phiếu buộc phải chấp nhận lỗ.
Do cách chia tách như vậy, cộng với hệ thống quản lý chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chưa đồng nhất (nhà đầu tư chuyển tài khoản chứng khoán, lưu ký mới…) nên các công ty chứng khoán thường không nắm bắt được với cùng một mã chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư sẽ có bao nhiêu cổ phiếu gốc, bao nhiêu là cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả cổ tức.
Video đang HOT
Khi nhà đầu tư bán ra cổ phiếu, trường hợp mất trắng như đã đề cập nếu giá cổ phiếu giảm sâu, họ vẫn bị khấu trừ 0,1% số tiền để nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ngược lại, trường hợp cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư có thu nhập, nhưng cơ quan thuế không thu được 5% thuế thu nhập từ cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng như áp dụng với cổ tức bằng tiền mặt.
Quy định mới chưa thực hiện đã thấy bất cập
Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn; cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán.
Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Cụ thể, đối với chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác danh mục đầu tư.
Đối với chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay như sau: chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán; chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông; chứng khoán không thuộc trường hợp quy định nêu tại đoạn này thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là tổ chức phát hành chứng khoán.
Đối với cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn thì tổ chức nơi cá nhân có vốn góp có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Đối với cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán thì tổ chức nơi cá nhân góp vốn có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Từ ngày 5/12/2020, khi nhà đầu tư bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, với quy định trên, từ ngày 5/12/2020, khi nhà đầu tư bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, các công ty chứng khoán sẽ phải điều chỉnh lại hệ thống quản lý tài khoản của nhà đầu tư, tách bạch được đâu là cổ phiếu gốc, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả cổ tức, để thực hiện khấu trừ khi nhà đầu tư bán chứng khoán.
Tuy nhiên, việc giao hẳn trách nhiệm cho công ty chứng khoán cũng khiến nhiều bất cập nảy sinh như ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán FPT dẫn chứng, trường hợp nhà đầu tư chuyển chứng khoán từ Công ty chứng khoán A sang Công ty chứng khoán B, việc ghi nhận sẽ thông qua hệ thống lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Hệ thống của Trung tâm hiện nay chỉ ghi nhận tổng số chứng khoán lưu chuyển chứ không tách từng tiểu phần, vậy làm sao công ty chứng khoán B nắm bắt được đâu là chứng khoán gốc, đâu là chứng khoán thưởng?
Trường hợp nhà đầu tư lưu ký chứng khoán mới cũng tương tự. Bản xác nhận sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chỉ ghi số lượng cổ phiếu nhà đầu tư sở hữu, nếu nhà đầu tư khai đây là cổ phiếu gốc, công ty chứng khoán có cách nào để tra soát được thông tin này có chính xác hay không?
Đó là chưa kể tình huống nhà đầu tư bán chứng khoán nhiều lần, tại nhiều mức giá khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau.
Khi họ đặt lệnh bán chứng khoán, làm thế nào để công ty chứng khoán xác định được họ lấy chứng khoán từ ngăn gốc, ngăn thưởng, hay ngăn cổ tức và họ bán bao nhiêu trong số đó?
Những tình huống này đang đặt các công ty chứng khoán vào cảnh “dở khóc” vì rất khó để thiết kế hệ thống, đặc biệt khi hiện nay các quy trình phần lớn được tự động hóa, còn nhà đầu tư thì ngao ngán vì khoản thuế bất hợp lý đối với lượng cổ phiếu không hề làm tăng giá trị tài sản.
Xây dựng SCG - tân binh ngành xây dựng sắp lên sàn UPCoM có liên quan gì với Sunshine Group?
Dù mới chỉ thành lập vào tháng 4/2019, cổ đông của Xây dựng SCG lại gồm nhiều gương mặt không mấy xa lạ trong ngành địa ốc.
Tân binh quen mặt
Không báo mới đây của Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), Công ty cổ phần Xây dựng SCG đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã chứng khoán SCG.
Bắt đầu từ ngày 20/11/2020, VSD nhận lưu ký toàn bộ 50 triệu cổ phiếu. Đây cũng là một bước để chuẩn bị hoàn tất việc đăng ký giao dịch cổ phiếu SCG trên thị trường UPCoM.
Không chỉ là lính mới tương lai của sàn UPCoM, Xây dựng SCG cũng có tuổi đời khá khiêm tốn khi vừa thành lập từ tháng 4/2019. Tuy nhiên, các cổ đông sáng lập của SCG lại là những gương mặt không mấy xa lạ trong ngành.
Chủ tịch HĐQT của Xây dựng SCG là ông Đỗ Anh Tuấn, người cũng đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Sunshine. Vị trí CEO của doanh nghiệp này hiện do ông Lê Văn Nam đảm nhận. Trước đó, ông có 5 năm ngồi ghế phó tổng giám đốc của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2006 với mã chứng khoán HBC. Ông Nam làm việc gần 20 năm tại doanh nghiệp này, từng đảm nhận các vị trí giám sát, chỉ huy, giám đốc dự án và là người quản lý những dự án của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tại Malaysia.
Cả hai cá nhân này đều là những cổ đông sáng lập của Xây dựng SCG. Vốn điều lệ ban đầu khi thành lập là 100 tỷ đồng, trong đó ông Đỗ Anh Tuấn nắm 30% vốn, ông Lê Văn Nam sở hữu 15% vốn. Đến giữa năm 2020, doanh nghiệp xây dựng này vừa tăng vốn gấp 5 lần lên 500 tỷ đồng.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm, phụ thuộc các hợp đồng xây dựng từ Sunshine Group
Theo số liệu cập nhật đến cuối quý II, quy mô tài sản của Xây dựng SCG đạt xấp xỉ 1.095 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần thời điểm đầu năm. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp ngoài tăng lên từ phần vốn góp thêm của các cổ đông còn được bổ sung từ các khoản công nợ phải trả nhà cung cấp và nhận trước tiền của khách hàng. Xây dựng SCG hiện không có khoản tín dụng với bất kỳ ngân hàng nào.
Phần lớn tài sản của doanh nghiệp xây dựng này đang nằm tại các khoản phải thu khách hàng (hơn 529 tỷ đồng) và tồn kho (207 tỷ đồng). Các khoản công nợ hầu hết đến từ nhóm công ty liên quan đến Tập đoàn Sunshine. Tồn kho của công ty cũng là chi phí xây dựng dở dang của các dự án tập đoàn này như dự án Sunshine Empire, Sunshine Crystal River, khu nhà ở cao tầng Phú Thuận... Đây cũng là lý do khiến doanh thu của Xây dựng SCG trong 2 năm gần đây đều đến từ các bên liên quan.
HƠn 40% tài sản của Xây dựng SCG đang nằm ở các khoản công nợ phải thu với nhóm Sunshine
Nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp này thu về 521 tỷ đồng doanh thu từ hợp đồng xây dựng, gấp 4 lần doanh thu có được trong năm đầu hoạt động (từ 17/4/2019 đến 31/12/2019). Toàn bộ đều đến từ các khách hàng có liên quan đến công ty. Với khoản lãi ròng 31,7 tỷ đồng thu được, thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu của Xây dựng SCG lên tới 27.938 đồng.
Tuy các con số kết quả kinh doanh đều báo cáo tích cực, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm lại âm gần 404 tỷ đồng, chủ yếu do nợ phải thu tăng nhanh. Nhờ 400 tỷ đồng huy động thêm từ các cổ đông, tiền và tương đương tiền chỉ giảm 4,7 tỷ đồng so với đầu năm. Đến ngày 30/6, Xây dựng SCG nắm giữ gần 40,2 tỷ đồng tiền mặt và tương đương tiền. Giá trị tài sản cố định khá khiêm tốn (gần 3,72 tỷ đồng), tập trung ở các phương tiện vận tải và máy móc thiết bị.
Cổ phiếu ACB hút vốn ngoại trước thềm chuyển sàn niêm yết sang HOSE VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa công bố danh mục đầu tư cuối tháng 10 với nhiều thay đổi. Cổ phiếu ACB trở thành khoản đầu tư lớn thứ 5, trong khi đó Vinhomes (VHM - sàn HOSE) ra khỏi top 10 danh mục. Theo đó, VOF đã mạnh tay mua cổ phiếu ACB trong tháng 10, giá trị đầu tư cuối tháng...