Sốt sắng lo vắc xin não mô cầu cho mùa hè
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, não mô cầu hoàn toàn có thể được phòng ngừa chủ động bằng vắc xin. Tuy nhiên, vắc xin này chưa được đưa vào Tiêm chủng mở rộng, vì thế việc cung ứng vắc xin phụ thuộc vào các đơn vị tiêm chủng. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị phải dự trù đủ vắc xin cho nhu cầu người dân.
Chỉ còn vắc xin ngừa não mô cầu tuýp B – C
Bệnh não mô cầu là một trong các bệnh dễ mắc phải vào mùa hè. Số bệnh nhân mắc não mô cầu trong những năm gần đây không nhiều song đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Đặc biệt bệnh lây lan qua đường hô hấp nên luôn được cảnh báo nguy hiểm.
Bệnh nhân bị não mô cầu với các ban hoại tử điển hình trên da. Ảnh: H.Hải
Hiện tại có 2 vắc xin phòng não mô cầu được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu), bao gồm vắc xin VA-MENGOC-BC (phòng bệnh não mô cầu 02 tuýp B, C) do Công ty Finlay Institue, Center for Vaccines and Sera Research – Production (Cu Ba) sản xuất,Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đăng ký và nhập khẩu; Vắc xin Polysaccharide Meningococcal A C (Phòng bệnh não mô cầu 02 tuýp A,C) do Công ty Sanofi Pasteur S.A (Pháp) sản xuất, Công ty TNHH Dược mỹ phẩm May nhập khẩu.
Tuy nhiên trên thực tế từ đầu năm 2018 đến nay, chưa có lô vắc xin Polysaccharide Meningococcal A C nào được nhập khẩu vào Việt Nam do hiện nay, nhà sản xuất đã ngừng sản xuất vắc xin này trên toàn cầu để chuyển sang sản xuất vắc xin Menactra phòng bệnh do não mô cầu 04 tuýp A, C, Y, W-135 (có bổ sung thêm 02 tuýp Y và W-135 so với vắc xin Polysaccharide Meningococcal A C). Theo báo cáo của nhà sản xuất, tính đến thời điểm hiện tại, vắc xin Polysaccharide Meningococcal A C đã không còn tồn hàng trên phạm vi toàn cầu.
Hiện tại Việt Nam chỉ có vắc xin ngừa não mô cầu tuýp B – C.
Trong khi năm 2017, số lượng vắc xin Polysaccharide Meningococcal A C nhập khẩu vào Việt Nam là 240.720 liều.
Còn vắc xin VA-MENGOC-BC đã được nhập khẩu 125.000 liều vào Việt Nam từ tháng 4/2018. Đến nay, đã có100.000 liều đã có kết quả kiểm định của Viện Quốc gia vắc xin và sinh phẩm đạt yêu cầu và sẵn sàng cung ứng cho các cơ sở tiêm chủng có nhu cầu, 25.000 liều còn lại đang chờ kết quả kiểm định của Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế trước khi đưa thuốc ra lưu hành tại Việt Nam.
Số lượng dự kiến nhập khẩu cả năm 2018 là 800.000 liều – tương đương số lượng đã nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam năm 2017 (lô sắp tới dự kiến nhập khẩu 100.000 liều vào cuối tháng 5/2018).
Cần chủ động dự trữ vắc xin
Cục Quản lý Dược thông tin thêm, vắc xin nói chung và vắc xin phòng não mô cầu nói riêng được sản xuất bằng công nghệ sinh học với nhiều công đoạn phức tạp (tạo ngân hàng chủng vi rút từ vi rút gốc, tạo chủng làm việc,…), thời gian cần thiết trung bình cho sản xuất là từ 06 đến 12 tháng; từng lô sản xuất/nhập khẩu phải được kiểm định trong nước và nước ngoài và chỉ được lưu hành sau khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu.
Mặt khác, do yêu cầu cao về công nghệ nên số lượng nhà sản xuất trên toàn thế giới ít; vắc xin được sử dụng để phòng bệnh cho người khỏe mạnh và chỉ được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng.
Ngoài ra, vắc xin phòng não mô cầu là vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ nên việc tiên lượng, dự báo nhu cầu sử dụng vắc xin phòng bệnh não mô cầu là khó khăn, dẫn tới việc dự trù vắc xin biến động hàng năm. Điều này gây nên tình trạng việc cung ứng vắc xin não mô cầu không ổn định, có lúc thừa nhiều nhưng đôi khi lại không có đủ lượng vắc xin đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêm chủng.
Vì thế, nhằm đảm bảo cung ứng vắc xin phòng não mô cầu cho nhu cầu tiêm chủng dịch vụ của nhân dân, Cục Quản lý Dược liên tục có công văn nhắc nhở, chỉ đạo các đơn vị liên quan có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, dự trữ, chủ động liên hệ kịp thời với nhà nhập khẩu, cung ứng để ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm nhằm đảm bảo kịp thời, đủ vắc xin phòng não mô cầu.
Cơ quan này cũng đề nghị Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình dịch tễ học (số ca, tuýp mắc phải) của bệnh do não mô cầu tại Việt Nam trong thời gian gần đây; Số lượng từng loại vắc xin phòng bệnh do não mô đã được sử dụng trong tiêm chủng tại Việt Nam trong 03 năm gần đây; Dự kiến nhu cầu sử dụng vắc xin phòng bệnh do não mô cầu theo từng quý năm 2018 và 2019 để các cơ sở nhập khẩu có thể chủ động đặt hàng sớm với nhà sản xuất, nhà cung ứng thuốc nước ngoài.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để kịp thời kiểm định vắc xin phòng não mô cầu ngay khi nhận được mẫu vắc xin của cơ sở nhập khẩu, đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian kiểm nghiệm, xuất xưởng lô để nhanh chóng đưa vắc xin vào sử dụng.
Video đang HOT
Ngoài ra yêu cầu các công ty báo cáo tình hình nhập khẩu, khẩn trương lấy mẫu vắc xin để gửi kiểm định ngay sau khi nhập khẩu; đồng thời chủ động tìm nguồn cung ứng dự phòng khác (nếu có).
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị văn phòng đại diện Sanodi Pasteur SA, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (là cơ sở hiện nay đang nhập khẩu và phân phối các vắc xin do Sanofi Pasteur SA sản xuất) báo cáo thực trạng và kế hoạch cung ứng, chủ động tìm nguồn cung ứng vắc xin dự phòng khác; đồng thời chủ động hoàn thiện, bổ sung các tài liệu đối với vắc xin Menactratheo yêu cầu của Cục Quản lý Dược để sớm được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Tú Anh
Theo Dân trí
Mẹ nên làm gì khi con bị sốt cao?
Các bà mẹ thường thắc mắc phải làm gì khi trẻ bị sốt cao vào mùa hè. Đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Dưới đây là những gì mà mẹ cần thực hiện nhé!
Tại sao bé bị sốt?
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc những biến đổi về chuyển hóa bên trong cơ thể. Khi đó, sốt chính là triệu chứng của một số bệnh lý bé mắc phải.
Thường có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sốt là virus và vi khuẩn. Sốt khi bé bị viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cúm... thường chỉ kéo dài 3-4 ngày. Trường hợp này, bé sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn ăn uống được và thường kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban ...thường là lành tính.
Trường hợp thứ hai, khi sốt là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết.... Bé thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì,, vật vã hay hôn mê gọi hỏi không biết... những trường hợn sốt kèm theo các triệu chứng trên rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bé nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Xác định cơn sốt ở trẻ
Thân nhiệt bé cao hơn bình thường
Trẻ mệt mỏi, không còn thích chạy nhảy như ngày bình thường. Đôi mắt chậm chạp.
Hai má đỏ bừng hoặc hơi tái. Trẻ hay nổi cáu và quấy khóc.
Trẻ ngủ li bì, thở gấp. Khi sờ tay vào cảm thấy thân nhiệt bé cao hơn bình thường.
Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt:
Khi bé bị sốt nhẹ:
Thay quần áo thoáng mát cho bé hoặc nới lỏng. Bạn cũng cần lưu ý theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ, đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.
Khi bé bị sốt vừa:
Cởi bớt quần áo, cho bé mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
Cho bé nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
Cho bé uống nhiều nước.
Cho bé dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol.
Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Các loại này cũng có xilanh bơm thuốc chuyên dụng tính theo cân nặng của bé. Với các chai dạng hỗn dịch thế này, cha mẹ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, và để ngoài tầm với của bé.
Lau mát cho bé bằng nước ấm.
Khi bé bị sốt cao hay sốt rất cao - trên 39oC:
Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.
Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của bé. Năng lượng và các Vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt.
Bạn hãy bù lại cho bé bằng cách cho uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.
Trong thời gian sốt, bé thường bỏ ăn. Bạn nên cố gắng cho bé bú và ăn nhiều lần trong ngày để tránh mất nước và sụt cân.
Chăm sóc khi bé bị sốt
Khi bé bị sốt bố mẹ nên quan tâm tới không khí trong phòng của bé. Đối với bé nhỏ khi bị ốm, sốt bạn cần để cho bé nghỉ ngơi trong những căn phòng thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của bé.
Nên cho bé uống những loại nước mát như nước lọc, cam, chanh để nhanh chóng cải thiện tình hình. Hạn chế và tốt nhất không nên cho bé sử dụng những loại đồ uống có chứa caphêin hay gas khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước.
Cho bé uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những bé dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho bé sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho bé để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của bé kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.
Cần chắc chắn bạn hiểu rõ về cách sử dụng loại nhiệt độ bạn dùng. Nếu bạn sử dụng loại nhiệt độ đo ở trong miệng của bé, hãy đặt nhiệt kế phía dưới lưỡi và bỏ nhiệt độ ra trong vòng 2 phút. Không nên để bé cắn vào nhiệt độ.
Những loại thuốc như Acetaminophen và Ibuprofen là những loại thuốc giúp nhanh chóng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, ở những bé nhỏ, việc sử dụng loại thuốc Ibuprofen sẽ gây nên cho bé những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Liều lượng thuốc cho bé dùng phụ thuộc phần lớn vào trọng lượng và độ tuổi của bé.
Nên cho bé ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể bé mất nước. Vì vậy, hãy cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho bé uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.
Bố mẹ không nên làm những việc sau khi bé bị sốt
khi be bi sot me khong nen tu y cho be uong si ro ma chua hoi y kien bac si chuyen khoa
Khi bé bị sốt mẹ không nên tự ý cho bé uống si rô mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Tự ý sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Đắp cho bé quá nhiều chăn, và nếu bé còn nhỏ thì không nên quấn nhiều tã, mặc cho bé nhiều quần áo trước khi tiến hành đo nhiệt độ.
Để bé một mình khi đo nhiệt độ.
Dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ của bé dưới 38oC
Phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho bé
Ủ ấm bé, sẽ càng làm tăng nhiệt độ
Lau người cho bé bằng nước đá lạnh, cồn, dấm
Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở
Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng sốt ở trẻ vẫn không thuyên giảm.
Trẻ sốt cao hoặc sốt kéo dài ngày.
Bé sốt kèm theo các dấu hiệu như bỏ ăn, chán ăn, ăn kém, mệt mỏi, li bì, hôn mê, rét run, khó thở, xuất huyết, đau bụng,...
Trẻ bị sốt phải làm gì và không nên làm gì để nhanh hạ sốt? Từ những chia sẻ trên đây chắc các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi này. Trong quá trình hạ sốt cho trẻ cần theo dõi tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo www.phunutoday.vn
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng vắc xin não mô cầu Trước thông tin phản ánh nguy cơ gia tăng các ca bệnh viêm màng não do não mô cầu, Cục Quản lý dược đề nghị các đơn vị sử dụng vắc xin cần có kế hoạch dự trù, dự trữ và chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu, đảm bảo cung ứng đủ vắc xin cho người dân. Cục Quản lý dược...