“Sốt” nghề trông nhà ngày Tết
Nhiều gia đình ở TPHCM cuống cuồng tìm người trông nhà dịp Tết sắp đến. Sẵn sàng trả lương hấp dẫn, yêu cầu công việc không cao nhưng tìm được người thích hợp không dễ.
Đỏ mắt tìm
Ngôi nhà 3 tầng của gia đình anh Phong nằm trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7 dường như nằm trong tầm ngắm của đạo chích.
Gia đình liên tục phát hiện một người lạ mặt suốt ngày dạo quanh nhà, khi thì vào vai người bán rong, khi làm người lượm ve chai. Đề phòng, anh Phong trang bị hệ thống camera giám sát kín kẽ.
Tết năm nay, cả gia đình anh Phong dự định sang Mỹ thăm ba mẹ. “Mọi thứ đã chuẩn bị xong, nhưng vẫn chưa tìm được người trông nhà. Đi gần 2 tuần, không thể để nhà trống hoác không có ai trông coi”, anh Phong nói.
Gần 1 tháng nay, anh Phong đăng rao tuyển người trông nhà với các tiêu chí: ưu tiên người miền Trung, sinh viên, là nam giới khỏe mạnh, không hút thuốc… Nhiều người đến xin việc nhưng vẫn chưa chọn được ai.
Nhiều gia đình khá giả ở TPHCM lâm vào hoàn cảnh tương tự. Chị Thanh (phường Bến Thành, Q.1) đỏ mắt tìm người trông nhà trong một tuần cả nhà sang Canada thăm con gái đang du học, kết hợp đi du lịch.
“Trong nhà toàn đồ đắt tiền. Tôi đi đến mấy trung tâm giới thiệu việc làm nhưng đều cảm thấy không an tâm. Lên mạng tìm kiếm thấy rao tuyển tùm lum, càng lúng túng”, chị Thanh kể.
Trông nhà ngày Tết gồm các công việc dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng vật nuôi, hương khói… nhưng không dễ tìm được người thích hợp.
Theo nhiều gia chủ, trông nhà ngày tết công việc không vất vả nặng nhọc. Chủ yếu là coi ngó cửa nẻo, chăm sóc thú cưng, cây cối, hương khói cho ông bà tổ tiên và lau chùi đồ đạc trước khi qua năm mới.
“Mấy ngày Tết không thể để nhà vắng hơi người, lạnh lư hương. Có nhờ bà con, người làng ở dưới quê lên trông giúp nhưng họ bảo có cho vàng cũng không xa nhà dịp Tết”, chị Thanh nói.
Sinh viên, cử nhân được tin cậy
Dạo quanh trên mạng, dễ dàng tìm được rất nhiều ứng viên giới thiệu trông nhà ngày Tết.
Nguyễn Thế Anh (khu phố 6, phường Linh Trung, Q. Thủ Đức) hiện đang là sinh viên một trường ĐH ở TPHCM, quê Quảng Ninh, nhận trông coi nhà, cửa hàng, văn phòng ngày Tết với mức lương 400-700 ngàn đồng/ngày.
Nhận việc từ 28-1 đến 20-2 (từ ngày 17 tháng Chạp đến ngày 11 tháng Giêng ÂL). Thế Anh cho biết, sẽ đưa giấy chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên để làm tin. Phần lớn các ứng viên giới thiệu đều là nam. Ai cũng công khai chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe.
“Những người to cao, khỏe mạnh thường tạo cho gia chủ sự an toàn”, Hoàng Văn Hải, một ứng viên cho biết. Hải vừa tốt nghiệp ĐH nhưng chưa tìm được việc làm.
Video đang HOT
“Các công việc bán thời gian như tiếp thị, bán hàng… thu nhập không cao. Đêm 30 Tết nằm ngủ trông nhà cho người ta, tuy buồn nhưng tiền công lại cao”, Hải cho hay.
Hải rao tuyển với mức lương từ 500-700 ngàn đồng/ngày. Nhiều ứng viên giới thiệu là bộ đội xuất ngũ, có kinh nghiệm trong việc bảo vệ yếu nhân, công trình… Mức lương họ đưa ra khoảng 900-1,2 triệu đồng/ngày.
Không dám đặt niềm tin vào người lao động tự rao tuyển trên các trang web, nhiều gia chủ tìm đến lực lượng sinh viên, cử nhân, nhân viên văn phòng… ở lại thành phố kiếm thêm thu nhập dịp tết thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm của Đoàn Thanh niên.
Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, sinh viên TPHCM, Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên đang có hàng ngàn đầu việc làm thêm ngày Tết cho sinh viên, thanh niên, trong đó không ít công việc trông nhà, giúp việc nhà.
Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên thuộc Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, sinh viên TPHCM cho biết, do kinh tế khó khăn, nên số lượng đầu việc năm nay giảm 15-20% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, những công việc đặc thù như trông giữ nhà, văn phòng… vẫn đang rất cần lao động. Tiền công cho sinh viên 300-500 ngàn đồng/ngày
Theo 24h
Thót tim nhìn "người nhện" kiếm tiền tết
Cuối năm, khi nhu cầu làm đẹp nhà cửa đón tết bắt đầu tăng mạnh cũng là lúc đội quân "người nhện" xuất hiện. Trên cao bề mặt cao chót vót của những tòa cao ốc là điểm mà "người nhện" tất bật kiếm tiền sắm tết.
"Người nhện" ở đây là những công nhân làm vệ sinh mặt ngoài các tòa nhà cao tầng, như lau kính, sơn sửa, làm mới phía ngoài cao ốc... Buổi sáng, khi các cao ốc bắt đầu mở cửa, những nhóm công nhân cùng đồ nghề là: dây thừng, xô chậu, khăn lau... xuất hiện. Để tiếp cận được nơi làm việc cao ngất, cheo leo, công cụ hỗ trợ của họ chỉ đơn giản là hàng ngàn mét dây thừng cùng với sự trợ giúp nâng lên, hạ xuống của các đồng nghiệp. Công việc đầy rủi ro, nguy hiểm, sơ sểnh một chút cũng có thể mất mạng, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, "người nhện" vẫn chấp nhận liều mình.
Anh Khang ở Quận Phú Nhuận-TP HCM, người gắn bó lâu năm với việc làm vệ sinh cao ốc, cho biết: "Trước đây, dù chỉ làm thời vụ, nhưng những người làm nghề này tại TP HCM sống khá "xênh xang", vì thu nhập cao. Tiền công của họ 2-3 năm trước lúc cao điểm có thể lên 270.000-300.000 đồng/ngày tùy độ cao của công trình. Còn bây giờ, tiếng là công trình nhiều, song đội ngũ làm việc này cũng không hiếm nữa. Nơi nào cũng chào giá cạnh tranh, để kiếm được khách hàng không phải dễ, nên vật giá tăng mà công thợ lại giảm. Tiền công cho một công nhân trực tiếp làm việc chỉ còn 300.000 đồng/ngày, còn quản lý, giám sát cũng chỉ 350.000 đồng/ngày.
Hình ảnh được chụp tại tòa nhà HD Bank cao 9 tầng, đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP HCM
Trước khi bắt đầu công việc, "người nhện" phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: khăn lau, nước tẩy rửa, dây thừng...
Buộc dây thừng thật chặt để chắc chắn không xảy ra sự cố
Khi mặt trời chưa lên, họ đã phải bắt đầu làm việc, bởi lau kính mà gặp trời nắng sẽ chói mắt, rất khó chịu, nhất là đu mình cheo leo giữa không trung
"Người nhện" dù lành nghề đến mấy cũng rất sợ phải làm việc trên những tòa nhà kính trong điều kiện nắng nóng
Vắt vẻo trên miếng ván ghép, những "người nhện" đang cần mẫn làm việc tại các tòa nhà cao chót vót. Họ tỉ mỉ, thuần thục lau từng góc cạnh, từng ô cửa.
Với những góc tường như thế này thì khá tiện lợi, không phải leo lên, kéo xuống nhiều lần
Nhưng với vách tường thẳng đứng, không có chỗ có thể đeo bám được, như phía bên ngoài tòa nhà Gilimex, đường Phan Đăng Lưu-Bình Thạnh-TP HCM cao 15 tầng này, "người nhện" cứ liên tục bị đưa lên không rồi hạ xuống đất
Cứ kết thúc một "đường" lau dọn, họ lại bị kéo xuống...
... để chuyển sang những "đường" lau mới
Với công việc nguy hiểm này, khá nhiều công ty trang bị dụng cụ hỗ trợ làm việc cho công nhân rất kỹ (Ảnh chụp tại tòa nhà Vincom 26 tầng, đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM)
Nhưng cũng nhiều nơi sơ sài như thế này
Dù vất vả, nguy hiểm, nhưng so với các "đồng nghiệp" tại Hà Nội thì công nhân vệ sinh nhà cao tầng ở TP HCM vẫn đỡ vất vả hơn. Công việc vốn tập trung vào cuối năm. Đây là thời điểm khí hậu khắc nghiệt nên những "người nhện" tại Hà Nội luôn phải làm việc trong giá lạnh, nhất là càng leo lên cao thì nhiệt độ càng giảm, gió thốc phần phật ghê người. Thế nhưng, thù lao cho một ngày đu mình làm việc giữa giá buốt của "người nhện" cũng chỉ dao động từ 250.000-300.000 đồng tùy độ cao, hiếm có ai có mức thu nhập trên 300.000 đồng/ngày.
Trên cao, gió giật mạnh và rét căm căm khiến những người công nhân vệ sinh này làm việc rất vất vả (Ảnh chụp tại tòa nhà Vinaconex cao 27 tầng, đường Phạm Hùng - Cầu Giấy, Hà Nội)
Anh Nguyễn Thanh Tùng, 24 tuổi quê Nam Định, làm nghề lau kính nhà cao tầng 3 năm nay, cho biết: Lúc đầu mới vào nghề, anh hay bị chóng mặt và buồn nôn. Phải mất một thời gian để quen không khí trên cao mới thấy bình thường. Thu nhập trung bình của anh khoảng 200.000 - 300.000 đồng/ngày, tùy độ cao
Anh Tâm, công nhân làm việc tại công trường trên đường Cầu Giấy, người có kinh nghiệm lâu năm hơn, chia sẻ: "Mình đứng dưới nhìn lên không vấn đề gì đâu. Nhưng thả người từ từ vào khoảng không, nghe gió ù ù thổi ngang tai và ngó xuống đất mới thấy sợ"
Công việc vất vả, nguy hiểm, nhưng vì miếng cơm manh áo, rất nhiều người phải chấp nhận làm "người nhện" để mong có thu nhập cuối năm
Đơn độc làm việc ở trên cao, nguy hiểm rình rập, mọi sơ sẩy đều phải trả giá bằng mạng sống
Hiện nay, tất cả công nhân tham gia công việc này phải mua bảo hiểm tai nạn lao động, dù ở mức tối thiểu
Theo 24h
Rơi từ độ cao 15m, một công nhân tử nạn Đang ngồi ăn hủ tiếu trong hẻm, nhiều người phát hoảng khi thấy một thanh niên rơi từ độ cao hơn 15m xuống đất cạnh xe hủ tiếu gõ, tử nạn. Vụ tai nạn lao động xảy ra vào sáng ngày 18/1 tại một công trình nằm trong hẻm số 2, Quốc lộ 13 (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM). Theo...