Sony và Panasonic “không có cơ may nhận đầu tư”
Hai đại gia công nghệ Nhật Bản Sony và Panasonic tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng, sau khi bị Fitch Ratings hạ chỉ số tín nhiệm xuống mức “không có cơ may đầu tư”.
Mức xếp hạng tín nhiệm mới sẽ khiến Sony và Panasonic tiếp tục gặp nhiều khó khăn – Ảnh minh họa: Internet
Tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vừa hạ mức đánh giá hai gã khổng lồ Nhật Bản Sony và Panasonic xuống mức “không có cơ may đầu tư” (Junk). Đây được xem là đòn giáng mạnh kế tiếp vào các đại diện công nghiệp điện tử tiêu dùng Nhật Bản, vốn đang suy yếu và gặp nhiều khó khăn.
Trước đó, Sony và Panasonic đã bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn khác như Standard & Poor’s và Moody’s Investor Services hạ mức chỉ số, nhưng đây là lần đầu tiên hai cái tên này bị nhận lãnh mức “Junk” từ Fitch Ratings.
Chỉ số tín nhiệm của Sony bị Fitch hạ từ BBB- xuống còn BB-, còn Panasonic từ BBB- xuống còn BB, cùng những dự đoán rất bi quan về tiền đồ của cả hai công ty một thời là những thế lực hùng mạnh của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng thế giới.
Đối với Sony, mức xếp hạng mới nhất “phản ánh quan điểm của Fitch rằng công ty này sẽ có tốc độ hồi phục chậm do đã đánh mất vị trí dẫn đầu về công nghệ trong những dòng sản phẩm chủ lực, cùng sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác trên thị trường, sức mua yếu tại thị trường các quốc gia phát triển và đồng nội tệ (yen) mạnh lên”, báo cáo của Fitch viết.
Video đang HOT
Về phía Panasonic, Fitch nhận xét mức xếp hạng tín nhiệm mới là hậu quả từ “sức cạnh tranh yếu” của công ty này trên thị trường tivi và những “mảng kinh doanh chủ lực khác”. “Tình hình tài chính hiện tại của Panasonic chưa cho thấy sự tiến bộ đáng kể nào trong giai đoạn ngắn và trung hạn sắp tới”, trích báo cáo từ Fitch.
Tháng trước, Panasonic cho biết công cuộc tái cơ cấu sẽ tiếp tục đẩy công ty vào năm thứ hai liên tiếp không có lãi, với tổng thiệt hại trong hai năm tài khóa có thể lên đến 19 tỉ USD. Công ty này dự kiến chấm dứt việc bán điện thoại thông minh tại tất cả thị trường ngoài Nhật, kết hợp giảm chi phí đầu tư cho mảng năng lượng mặt trời và pin sạc.
Gần như hoàn toàn vắng mặt trong thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, vốn đã và đang bị thống trị bởi Apple và Samsung Electronics, Sony và Panasonic phải trả giá khi không thể lấy lại lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ, do không có đủ nguồn lực tài chính cho nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm để cạnh tranh với Samsung, đồng thời không đủ sức “nâng giá” thương hiệu nhằm cạnh tranh cùng Apple.
Một bất lợi khác của Sony và Panasonic nằm ở sự tăng giá của đồng yen, khiến sản phẩm làm tại Nhật khi bán ra thị trường nước ngoài có giá cao, làm giảm sức cạnh tranh với các đối thủ khác và sức mua của người tiêu dùng tại các thị trường này.
Theo Genk
Vì sao các đại gia công nghệ Mỹ 'ngã ngựa' tại Trung Quốc?
Nằm ngoài mọi dự đoán, các công ty Mỹ lần lượt thất bại ở thị trường Trung Quốc. Biểu đồ dưới đây cho thấy thất bại của những công ty Mỹ ở Trung Quốc và sự nổi lên của 3 đế chế thắng cuộc: Alibaba, Baidu và Tencent (tổng giá trị vốn hóa thị trường của ba công ty khoảng 150 tỷ USD)
Có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của các công ty Mỹ, một số đến từ những chính sách thiên vị của chính phủ Trung Quốc. Trong khi chính phủ phải chịu một phần trách nhiệm cho sự thất bại của họ, đâu đó vẫn có những lý do khác đến từ hoạt động của chính những công ty này.
Quá tập trung vào mục tiêu ngắn hạn
Trung Quốc thường cấm các công ty nước ngoài "không biết nghe lời.
Trung Quốc là một thị trường lớn và đòi hỏi sự kiên trì cao. Những công ty đến từ Mỹ thường đặt ưu tiên toàn cầu về lợi nhuận và có xu hướng cắt giảm chi phí trên tất cả các chi nhánh trong thời gian suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, những động thái này của họ chỉ có thể chứng minh được tư duy "tham bát bỏ mâm". Họ tiết kiệm một số tiền trong ngắn hạn, nhưng lại hiến dâng thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh địa phương. Đơn cử như câu chuyện của AOL - tập đoàn đã "vào - ra" thị trường Trung Quốc đến hai lần - đều bởi các thất bại về tài chính, trong khi thị trường Trung Quốc đang bùng nổ.
Các chi nhánh ở địa phương không được trao quyền
Trung Quốc là một thị trường lớnvà khốc liệt với vô sốđối thủ cạnh tranh. Để có một cơ hội ở Trung Quốc, các công ty Mỹ phải trao quyền cho các chi nhánh của mình để họ được đáp ứng, tự trị, địa phương hóa các hoạt động kinh doanh, và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, do những lo ngại rập khuôn, công ty mẹ ở Mỹ sẽ không chỉ từ chối trao quyền tự chủ cho các công ty con, mà thậm chí còn giám sát thêm. Ví dụ: quy trình của Google cần đến cái gật đầu chấp thuận từ trụ sở chính cho toàn bộ các quyết định liên quan đến chính sách, sản phẩm, phân bổ trung tâm dữ liệu, UI, và thậm chí là cả các Google Doodle, chưa bàn đến chuyện tuyển nhân sự.
Quá trình toàn cầu quá chậm
Thị trường Trung Quốc "đủ" khác biệt và mới lạ, đòi hỏi những trường hợp ngoại lệ, nhưng các công ty Mỹ lại dành nhiều quan tâm đến việc duy trì một nền tảng toàn cầu duy nhất. Những quyết định này sẽ duy trì tính toàn vẹn của nền tảng toàn cầu, nhưng có thể bỏ lỡ miếng bánh ở thị trường địa phương. Ví dụ: eBay mua lại EachNet - một công ty đang dẫn đầu thị trường ở thời điểm đó, rồi sau đó giết chết sản phẩm đấy, dựa hoàn toàn vào nền tảng của eBay ở Mỹ, và đó là một thảm họa. Một ví dụ khác là phương thức thanh toán của eBay chủ yếu dựa vào uy tín của người bán, nhưng ở Trung Quốc, điều đó là không đủ. Alipay đã mang đến hình thức thanh toán ký quỹ và giành chiến thắng chung cuộc.
Sự không phù hợp văn hóa
Các công ty Mỹ thuê các thạc sĩ quản trị kinh doanh để điều hành công ty ở Trung Quốc, nhưng không thành công. (Ảnh minh họa).
Công ty Mỹ thích thuê những thạc sĩ quản trị kinh doanh xuất sắc đến từ Ivy League hay các tiến sĩ của Stanford với nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng tiếng Anh và phong cách Mỹ hoàn hảo. Tuy nhiên, những "rùa biển" này có thể không mang lại hiệu quả cao nhất trong trận chiến dai dẳng với các võ sĩ giác đấu Trung Quốc. Ví dụ: Một cựu giám đốc của Yahoo China từng ra đi do "không phù hợp", và sau đó đã xây dựng nên một công ty có giá trị hơn 3 tỷ USD chỉ trong vòng sáu năm.
Liệu một công ty Mỹ có thể có một cơ may nào đó trong thị trường này? Không dễ dàng, nhưng hoàn toàn có thể. Giải pháp đầu tiên có lẽ là hãy tổng hợp toàn bộ những gì đã phân tích ở trên thành một cuốn sách giáo khoa và nghiên cứu để tìm ra cơ hội. Thứ hai, trong khi các công ty Trung Quốc đang "yên vị" trong miếng bánh về phần mềm tiêu dùng và phần mềm điện thoại di động, tôi tin rằng với cơ sở dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, các phần mềm cho doanh nghiệp, các công ty Mỹ vẫn còn có miếng bánh cho riêng mình ở thị trường này.
Theo Genk
Các đại gia công nghệ Nhật đang chật vật để sống sót Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung như hiện nay, không khó để có thể điểm mặt chỉ tên ra những ông lớn một thời của làng công nghệ nhưng nay đang phải ở trong thảm cảnh. Lợi nhuận giảm hoặc chịu lỗ, phải cắt giảm chi phí, nhân công, chậm trả lương cho người lao động, thậm chí phải phá sản...