Sony thu hồi 1.700 pin laptop Vaio dù không còn bán
Hàng nghìn mẫu laptop Vaio sẽ phải thay thế pin do bị quá nóng, có thể gây cháy nổ.
Phần lớn các model của dòng Vaio SVE ra mắt năm 2013 bị ảnh hưởng.
Dù không còn sở hữu thương hiệu Vaio, Sony hôm nay vẫn ra quyết định triệu hồi 1.700 mẫu pin đang được gắn trên 18 dòng laptop này. Các sản phẩm pin lithium-ion do bên thứ 3 là Panasonic sản xuất bị quá nóng và có nguy cơ gây cháy nổ.
Hiện chưa có trường hợp người dùng nào bị sự cố như các cảnh báo nói trên. Tuy nhiên, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng của Mỹ cho rằng việc tiềm ẩn nguy cơ là đủ để thực hiện việc triệu hồi. Đây không phải lần đầu các mẫu pin do Panasonic bị triệu hồi. Trong tháng 3 vừa qua, Toshiba cũng phải thu hồi tới 91.000 pin được lắp trên 39 model Toshiba Portégé, Satellite và Tecra.
Sony sẽ có phương án đổi mới pin cho các dòng laptop này. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, hãng khuyến cáo người dùng nên sử dụng bộ sạc để dùng điện trực tiếp và tháo rời pin khỏi máy.
Các mẫu pin nằm trong diện bị ảnh hưởng có số model VGP-BPS26 và số mã 1-853-237-11 và 1-853-237-21. Các model laptop Vaio đang được gắn loạt pin này bao gồm SVE15132CXW, SVE1513KCXS, SVE15134CXP, SVE1513MCXB, SVE15134CXS, SVE1513MCXW, SVE15134CXW, SVE1513MPXS, SVE15135CXW, SVE1513RCXB, SVE151390X, SVE1513RCXS, SVE1513APXS, SVE1513RCXW, SVE1513BCXS, SVE1513TCXW, SVE1513JCXW và SVE171390.
Video đang HOT
Hầu hết các model bị ảnh hưởng đều thuộc series Vaio SVE phiên bản 15 inch ra mắt đầu năm 2013, hơn một năm trước khi Sony bán thương hiệu Vaio. Đây là dòng máy được đánh giá cao ở phân khúc tầm trung của Sony thời điểm đó với kiểu dáng hiện đại, nhiều màu sắc trẻ trung cùng giá bán tốt so với các đối thủ.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Ấn Độ sẽ là công xưởng sản xuất điện thoại mới của thế giới
Chính sách thông thoáng, môi trường đầu tư thuận lợi, nhân công đông đảo và giá rẻ đã thu hút nhiều nhà sản xuất thiết bị công nghệ chọn Ấn Độ làm nơi gia công sản phẩm, thay vì ưu tiên Trung Quốc như trước đây.
Dixon Technologies là một trong những công ty chuyên về dịch vụ gia công đầu tiên tại Ấn Độ. Dưới sự lãm đạo của ông Sunil Vachani, Dixon đã thu hút rất nhiều đối tác là các ty đa quốc gia hàng đầu như LG Electronics, Philips, Panasonic và Toshiba. Các mặt hàng mà họ sản xuất cũng rất đa dạng, từ thiết bị điện điện tử, TV, set-top box, đầu DVD, máy giặt, bếp cảm ứng...
Ấn Độ sẽ dần thay thế Trung Quốc trong lĩnh vực gia công?
Cuối năm 2014, sáng kiến "Make in India" hình thành, trong đó Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, mong muốn các doanh nghiệp trong nước hút đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực gia công nhiều hơn. Vachani lập tức đưa công ty của mình đón đầu xu thế bằng việc mở thêm nhà máy. Tháng 8 tới đây, Dixon sẽ đưa vào hoạt động xưởng lắp ráp thiết bị cầm tay có vốn đầu tư 25 triệu Rupi (khoảng 373.000 USD).
Dixon không phải là trường hợp duy nhất, bởi xu hướng sản xuất thiết bị ngay tại Ấn Độ thay vì đặt hàng từ Trung Quốc đang được ưa chuộng, xuất phát từ nhu cầu của các công ty trong và ngoài nước. Có mặt tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới từ 2006, Samsung không ngừng đầu tư xây dựng nhà máy và riêng năm nay, họ đã đổ vào hơn 500 triệu Rupi (gần 7,5 triệu USD) cho nhà máy ở Noida, chuyên sản xuất điện thoại, trong đó có Z1 (chạy hệ điều hành Tizen) hay Galaxy S6 và S6 edge.
Micromax, hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai của Ấn Độ, đã bắt đầu xây dựng một nhà máy tại Rudrapur, Uttarakhand và đang có kế hoạch đầu tư vào Telangana, Rajasthan và Maharashtra. Hãng Lava cũng đã đầu tư hơn 50 triệu Rupi (gần 745.000 USD) để đầu tư xưởng sản xuất 1 triệu đơn vị mỗi tháng tại Noida. Ngoài ra, các đơn vị gia công khác như Celkon, Spice Mobility, Karbonn... cũng đã bỏ rất nhiều tiền để mở rộng sản xuất.
Ngay cả những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc cũng bắt đầu chuyển hướng đầu tư vào Ấn Độ. Gionee đã bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch đầu tư 3 năm bằng nguồn vốn 300 triệu Rupi (4,5 triệu USD) xây dựng nhà máy. Trong khi đó, Oppo Mobile và cả Foxconn cũng đang lên kế hoạch thâm nhập mảnh đất Ấn Độ màu mỡ trong tương lai gần.
Tuy nhiên, cũng đã có một số cái tên phải đóng cửa do làm ăn thua lỗ, nổi tiếng nhất là nhà máy của Nokia tại Sriperumbudur, Tamil Nadu. Lúc cao điểm, nhà máy này sản xuất hơn 15 triệu đơn vị mỗi tháng, xuất khẩu sang 72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng kể từ sau khi Nokia bán mảng di động và dịch vụ cho Microsoft, việc sản xuất chuyển dịch về các nhà máy tại Việt Nam. Cuối cùng, nhà máy đã phải đóng cửa tháng 11/2014.
Theo số liệu của Hiệp hội di động Ấn Độ năm 2010, công suất lắp ráp của tổng các nhà máy ở nước này là 270 triệu đơn vị một năm, kém xa so với con số 1,1 tỷ của Trung Quốc. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là quy mô, hệ sinh thái, và cả giá nhân công. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc vẫn đang thấp nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, kể từ 2011, lợi thế nhân công giá rẻ của Trung Quốc dần biến mất do chi phí lao động tăng cao và sự biến động của đồng Nhân dân tệ. "Trong 3 - 4 năm qua, chi phí lao động tại Trung Quốc đã tăng tới 20%. Các nhà sản xuất thiết bị cầm tay tại nước này cũng đang vật lộn với lợi nhuận, và bắt đầu chuyển hướng ra nước ngoài, chủ yếu là Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á", Alekh Tiwari, Phó Giám đốc kiêm Tư vấn quản lý của KPMG (một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới), cho biết.
Sau biến động đó, hiện tại, giá thuê nhân công mỗi tháng ở Ấn Độ đã rẻ hơn rất nhiều so với Trung Quốc, 7.000 - 8.000 Rupi (105 - 120 USD) so với 25.000 Rupi (373 USD). Với dân số hơn 1,27 tỷ người (2015), rõ ràng Ấn Độ không hề thua kém tiềm lực nhân công so với Trung Quốc (1,37 tỷ người).
Bên cạnh đó, Ấn Độ vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ với nhu cầu cực lớn. Khác với các quốc gia phát triển vốn đầu tư nhiều cho điện thoại thông minh, đa số người dân Ấn Độ vẫn dùng điện thoại tính năng. Theo IDC (quý IV/2014), mới chỉ có 35% người dùng tại thị trường đông dân thứ hai thế giới sử dụng smartphone. Nghĩa là, đây chính là thị trường tiềm năng để điện thoại thông minh phát triển.
Tuy nhiên, không phải con đường trở thành "công xưởng thế giới mới" của Ấn Độ không gặp phải trở ngại. Theo Sanjay Kapoor, Chủ tịch của Micromax, cho biết Trung Quốc sẽ đánh mất vị thế của mình, nhưng vẫn còn đó các quốc gia khác. "Việt Nam là một trong những nước đang thực hiện rất tốt việc thu hút các ngành công nghiệp gia công về với mình. Các mẫu điện thoại do họ sản xuất cũng có giá trị gấp 12 lần so với Ấn Độ. Đó là thứ chúng ta cần lưu ý", ông Kapoor nhấn mạnh.
Vấn đề tiếp theo liên quan đến thuế. Bản dự toán ngân sách giai đoạn 2015/2016 ghi nhận mức thuế hàng hóa là 11%, con số này rất khác so với lượng điện thoại trong nước và nhập khẩu. Mức tăng này vượt khá nhiều so với con số 5% của năm ngoái, và nó cũng góp phần tạo động lực, sức hút cho các nhà sản xuất địa phương. Nhưng theo một điều lệnh của tòa án tối cao, trường hợp ngân sách nếu không có thuế áp lên hàng hóa trong nước, thì cũng sẽ không thể áp thuế chống bán phá giá (CVD) lên hàng hóa nhập khẩu. Tuy vậy, theo Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội di động Ấn Độ, chính phủ sẽ "linh động" hơn trong chính sách, đồng thời đưa ra các ưu đãi nhằm có lợi cho doanh nghiệp.
"Với lợi thế của mình, mục tiêu đến 2019, Ấn Độ sẽ sản xuất ra hơn 500 triệu chiếc điện thoại. Mỗi năm, tổng số thiết bị xuất xưởng chiếm 20 - 25% số lượng điện thoại thế giới. Sẽ cần tới 1,5 triệu người làm điều đó, đồng nghĩa với một lượng lớn người được giải quyết công ăn việc làm" Bộ trưởng Công nghệ thông tin Ấn Độ Ravi Shankar Prasad, đặt mục tiêu.
Bảo Lâm
Theo Business Today
Các trận đấu tại Euro 2016 được quay, phát ra sao? Để phục vụ cho Euro 2016, UEFA dựng lên một trung tâm truyền hình với 200 chuyên viên hoạt động 24/7, phát sóng khoảng 2.000 giờ video trong dịp này. Như đã trở thành tiêu chuẩn tại các giải đấu thế thao lớn, tất cả mọi hình ảnh, thước phim chính thức của Euro 2016 được phát hành bởi một trung tâm phát...