Sony muốn giữ lại tên 4K
Dù Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng CEA đã chính thức đổi tên công nghệ 4K thành Ultra HD, nhưng Sony cho biết họ vẫn sẽ giữ cụm từ 4K trong tên định dạng video độ phân giải siêu nét này.
Sony vừa công bố họ vẫn sẽ gọi công nghệ độ phân giải siêu nét là công nghệ 4K Ultra HD, dù trước đó Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng CEA (Consumer Electronics Association) đã chính thức công bố đổi tên công nghệ này thành Ultra High Definition.
Mẫu TV XBR-84X900 sẽ là sản phẩm của Sony được “gắn mác” 4K Ultra HD.
Phát ngôn viên của Sony tỏ ý khen ngợi cụm từ ngắn gọn và thông dụng dành cho công nghệ hiển thị hình ảnh này, nhưng cho biết, riêng Sony vẫn muốn có một cái tên rõ ràng hơn. Theo vị đại diện của hãng điện tử Nhật Bản, nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt rõ ràng giữa công nghệ hôm nay và công nghệ của tương lai, Sony vẫn sẽ tiếp tục dùng cụm từ 4K cho các sản phẩm đạt chuẩn Ultra HD của họ, và hãng sẽ tiếp thị các sản phẩm tương lai của Sony bằng cụm từ 4K Ultra High Definition, được viết tắt là 4K UHD.
Công nghệ Ultra HD hay 4K được thiết kế dành cho định dạng video thế hệ tiếp theo sau định dạng Full HD 1080p. Theo quy định của CEA, các thiết bị trình chiếu đạt chuẩn Ultra HD phải có độ phân giải ít nhất 3.840 x 2.160 pixel.
Trong năm 2012, các hãng sản xuất TV đã trình làng hàng loạt sản phẩm sử dụng công nghệ này, trong đó có mẫu TV XBR-84X900 của Sony và TV 84LM9600 của LG. Các nhà phân tích cũng dự báo sản phẩm công nghệ 4K sẽ nở rộ tại Triển lãm CES 2013 diễn ra tại Mỹ.
Theo VNE
Video đang HOT
Độ phân giải 4K vẫn chưa thể thay thế Full HD
Công nghệ 4K vẫn còn trong thời kỳ đầu, nên giống như bất kỳ công nghệ mới nào, chi phí ban đầu còn rất cao.
Với tên gọi khác là Quad HD và tên dễ nhớ hơn là Ultra HD, định dạng video 4K đang được nhiều người biết đến, đặc biệt trong ngành công nghiệp tấm nền cho TV. Định dạng này đang được các hãng sản xuất phim Hollywood áp dụng.
Công nghệ 4K đã sẵn sàng nhập cuộc với thế giới phim ảnh kỹ thuật số.
Các loại màn hình độ phân giải Full HD 1.920 x 1.080 pixel hiện nay cung cấp khoảng 2 triệu điểm ảnh, nhưng thế hệ màn hình độ phân giải 4K mới ra mắt cho hình ảnh lên đến 8 triệu điểm ảnh (8 Megapixel), gấp đôi so với độ phân giải Full HD, khoảng 3.840 x 2.160 pixel, và có thể có độ nét hình ảnh chưa từng có.
Một TV Full HD 40 inch chuẩn có mật độ điểm ảnh là 52 điểm ảnh mỗi inch. Trong khi TV 4K cho từ 80 đến 82 điểm ảnh một inch. Hình ảnh có càng nhiều điểm ảnh, người xem sẽ thấy được càng nhiều chi tiết, các đường cong và đường chéo sẽ mượt mà hơn. Số điểm ảnh cao cũng giúp phóng lớn hình ảnh mà không bị vỡ hình.
Một số chuyên gia cho rằng có thể thấy sự khác biệt về hình ảnh giữa độ phân giải 2K và 4K trên bất kỳ loại màn hình nào có kích thước dưới 100 inch. Tuy nhiên, nếu màn hình lớn hơn, bạn có thể thưởng thức các sắc thái tinh tế của hình ảnh 4K. Hiện nay đã có nhiều phim được sản xuất hậu kỳ theo định dạng 4K, hoặc dựa theo phim âm bản 35mm hay phim 4K kỹ thuật số và được cung cấp cho các rạp chiếu phim dưới định dạng 4K. Tuy nhiên, hệ thống chiếu phim kỹ thuật số khác với TV. Một khung hình 4K có 4.096 đường phân giải dọc so với 3.840 đường của hình ảnh TV 4K. Tính toán đơn giản là hình ảnh phim thông thường có độ phân giải 2.048 x 1.080 pixel, hơi rộng hơn hình ảnh 1.920 x 1.080 pixel trên TV Full HD.
Máy chiếu Sony VPL-VW1000ES độ phân giải 4K đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Tại triển lãm CES hồi đầu năm 2012 ở Las Vegas (Mỹ), các hãng Sharp, LG, Samsung, Panasonic, Sony và Toshiba đã trình bày một loạt màn hình TV nguyên mẫu 4K. Sony cũng đã trình diễn đầu máy Blu-ray BD-S790 có khả năng nâng cấp đĩa lên độ phân giải 4K. Tuy nhiên, sản phẩm tiêu dùng 4K thật sự đầu tiên được trình làng là máy chiếu Sony VPL-VW1000ES. Mẫu máy chiếu dành cho gia đình này sử dụng đặc tả DCI (Digital Cinema Initiative) được phát triển dành cho máy chiếu phim kỹ thuật số rạp hát chuyên nghiệp của thương hiệu này. Máy chiếu Sony VPL-VW1000ES có thể chấp nhận nội dung 4K qua cổng HDMI, hiển thị nội dung này trên máy và chuyển đổi bất kỳ nguồn vào nào. Điều này khá hữu ích cho trường hợp người dùng không có sẵn nội dung 4K thương mại.
JVC cũng có các máy chiếu mang thương hiệu 4K DLA-X70R và DLA-X90R. Các mẫu máy này cho hình ảnh Full HD nhưng sử dụng công nghệ khung hình thay đổi điểm ảnh để tạo hình ảnh chất lượng hơn. Trong khi đó, máy chiếu Sony VPL-VW1000ES trang bị tấm nền SXRD 8,8 triệu điểm ảnh (4096 x 2160 pixel) để cho độ phân giải siêu cao thật sự.
Nói đến lĩnh vực TV, Toshiba dường như là hãng đầu tiên sản xuất loại TV này. Mẫu TV 55ZL2 sắp ra mắt của hãng này có màn hình độ phân giải 4K với 3.840 x 2.160 pixel. TV này dùng vi xử lý CEVO Engine đa nhân nặng ký để mở rộng các nguồn Full HD lên khung hình Quad HD.
Toshiba 55ZL2 là mẫu màn hình TV 3D tự động tạo hiệu ứng 3 chiều. Đây cũng là màn hình 3D đầu tiên không cần dùng kính. Loại màn hình này dùng độ phân giải bổ sung của khung hình 4K để tạo 9 khung nhìn 3D được lọc qua một ống kính nhỏ dạng thấu kính định hướng.
Sony, Samsung, Panasonic và LG cũng sắp áp dụng công nghệ màn hình 4K cho các sản phẩm TV của họ. Nhưng thực tế các hãng này vẫn chưa có kế hoạch thương mại hóa rõ ràng.
Công nghệ 4K vẫn còn trong thời kỳ đầu, nên giống như bất kỳ công nghệ mới nào, chi phí ban đầu cho công nghệ này còn rất cao. Một điển hình là máy chiếu VPL-VW1000ES 4K của Sony vừa chính thức được công bố tại thị trường Việt Nam với giá bán lên đến hơn 500 triệu đồng. Trong khi đó, TV Toshiba 55ZL2 cũng có mức giá công bố lên đến hơn 230 triệu đồng (đã được bán tại Nhật Bản và Anh). Với mức như vậy, các thiết bị 4K sẽ làm người dùng "chùn tay" khi quyết định đầu tư.
Toshiba 55ZL2 là mẫu màn hình TV 4K có khả năng trình chiếu 3D không dùng kính đầu tiên.
Hiện chỉ có một số ít nội dung 4K trong giai đoạn này, chỉ có các hãng phim lớn của Hollywood mới có nội dung 4K và chưa thể tìm mua trên thị trường đại chúng. Các nhà sản xuất cần phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng để có thể truyền đạt nội dung TV 4K đến tận nhà.
Ngoài ra, cũng chưa có cách nào để chuyển video 4K tương tự như của Sony VPL-VW1000ES hay Toshiba 55ZL2. Trong khi cáp HDMI 1.4 mới nhất tương thích với dòng bit 4K thì vẫn chưa có chuẩn công nghiệp nào cho đầu xuất tín hiệu video 4K qua cổng HDMI từ thiết bị phát. Nên dù cáp HDMI hiện giờ đủ lớn để nhận tín hiệu, vẫn chưa có cách nào để nạp tín hiệu vào. Thiết bị duy nhất hiện giờ, phát được tín hiệu 4K từ máy tính là card đồ họa độ phân giải cực cao, chủ yếu dùng một bộ 4 ngõ ra SDI hay HDMI để chiếu video 8 Megapixel.
Card đồ họa Konga độ phân giải cực cao, dùng 4 ngõ ra SDI hay HDMI để chiếu video 8 Megapixel.
Tuy nhiên, tương lai lại sẽ sáng sủa hơn cho nhiếp ảnh số. Một phiên bản cập nhật phần mềm hệ thống dành cho thiết bị chơi game PS3 của Sony sẽ giúp thiết bị này hiển thị hình ảnh tĩnh ở độ phân giải 4K qua cổng HDMI. Có điều là những người hưởng lợi từ công nghệ này là các nhiếp ảnh gia chứ không phải là những người làm phim.
Theo VNE
Truyền hình chuẩn Ultra-HD sắp được triển khai Chuẩn Ultra-HD cho hình ảnh đạt độ phân giải lên tới 33 triệu điểm ảnh, gấp khoảng 16 lần so với số lượng 2 triệu điểm ảnh ở chuẩn Full HD hiện nay. So sánh chất lượng giữa chuẩn Ultra-HD, HD và SD. Ảnh: Engadget Trang Broadcasting Cable cho biết, truyền hình chuẩn Ultra-HD có thể sẽ bắt đầu được triển khai rộng...