Sony gộp mảng di động với điện tử, muốn giấu khoản lỗ triệu đô
Mảng di động của Sony vừa bị gộp chung với các bộ phận điện tử, chấm dứt thời kì thống trị độc quyền của các sản phẩm Xperia trong doang số của hãng công nghệ Nhật Bản.
Hồi đầu tuần, Sony vừa công bố quá trình “tái cơ cấu sản phẩm kinh doanh chủ lực” có hiệu lực từ ngày 1/4. Trong công bố ngắn này, Sony tiết lộ thông tin về doanh thu và những thay đổi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của công ty.
Trong động thái bất ngờ vừa qua, Sony đã quyết định gộp hai mảng sản phẩm có lợi nhuận cao nhất của hãng với mảng di động. Cụ thể, bộ phận giải pháp – sản phẩm hình ảnh (IP&S), âm thanh – giải trí tại gia (HE&S) sẽ được hợp nhất với truyền thông di động, tạo nên một tổ hợp duy nhất với tên gọi sản phẩm điện tử & giải pháp (EP&S).
Bảng doanh thu của Sony năm 2007, mảng truyền thông di động (MC) là mảng duy nhất chịu lỗ.
Video đang HOT
Việc gộp chung các bộ phận này ngoài lợi ích về quản lý còn là nước cờ khá thông minh của Sony, khi đã thuận tiện giấu bớt đi những khoản lỗ nếu có của mảng di động trong tương lai. Thực tế, công ty chịu khoản lỗ 480 triệu USD quý III/2018.
Một thông tin quan trọng khác trong công bố của Sony chính là sự rời đi của Chủ tịch Kazuo Hirai, khi ông về hưu sau 35 năm cống hiến cho công ty, góp phần giúp Sony khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ở Nhật Bản.
Hirai đã chuyển giao vai trò CEO cho Kenichiro Yoshida vào năm ngoái, và khi chính thức nghỉ hưu vào ngày 18/6. Ông vẫn sẽ hỗ trợ quản lý Sony với vai trò cố vấn cấp cao.
Nếu bạn có thắc mắc vì sao hãng công nghệ Nhật Bản này vẫn quyết tâm bám trụ với điện thoại thông minh, câu trả lời từ Sony cho biết hãng tự tin rằng công nghệ 5G sẽ thay đổi cục diện vấn đề, mở ra những cánh cửa mới cho bộ phận di động.
Sau khi sa thải 200 nhân viên ở châu Âu và đóng cửa toàn bộ nhà máy điện thoại tại Trung Quốc, có lẽ người dùng sẽ ít bắt gặp những chiếc điện thoại Xperia hơn trước trên thị trường.
Rõ ràng, mảng di động của Sony không còn trong thời hoàng kim như trước, nhưng nếu tập đoàn Nhật Bản nghĩ đây là cách tốt nhất để cứu việc kinh doanh smartphone, nhiều người vẫn tin tưởng vào quyết định này.
Theo Zing
Chủ tịch Kazuo "Kaz" Hirai sẽ rời Sony sau 35 năm gắn bó
Chủ tịch tập đoàn Sony, Kazuo "Kaz" Hirai, vừa chính thức công bố quyết định rời khỏi công ty sau 35 năm gắn bó.
Ông được biết đến như là cha đẻ của Sony PlayStation, đồng thời cũng là người giúp hãng điện tử Nhật Bản thoát khỏi cảnh thua lỗ khi kinh doanh thiết bị để tập trung vào mảng linh kiện và trò chơi điện tử vốn đang rất thành công.
Ông Hirai sẽ chính thức rời vị trí chủ tịch Sony vào tháng 18/6 nhưng vẫn sẽ đóng vai trò cố vấn nếu như đội quản lý của Sony cần. Năm ngoái ông Hirai cũng đã từ chức giám đốc điều hành của Sony, nhường lại vị trí cho cựu CFO Kenichiro Yoshida, người đã cùng ông tiến hành kế hoạch thay đổi vận mệnh của Sony.
Chủ tịch Kazuo Hirai
CEO Yoshida của Sony chia sẻ rằng ông và Kazuo "Kaz" Hirai đã làm việc để giúp cải cách bộ máy điều hành của Sony từ 12/2013. Và ngay cả khi ông Hirai rời khỏi ghế chủ tịch tập đoàn, Sony vẫn sẽ trông đợi những lời khuyên quý báu của ông để tiếp tục phát triển những mảng kinh doanh đa dạng của tập đoàn.
Về phía Kazuo "Kaz" Hirai, ông chia sẻ rằng kể từ khi trao lại vị trí giám đốc điều hành cho ông Yoshida vào tháng 4 thì cả hai đều đã nỗ lực cho sự chuyển đổi được liền mạch cũng như tiếp tục hỗ trợ cho bộ máy điều hành của tập đoàn Sony. Ông Hirai tin tưởng rằng mọi người ở Sony đều đồng lòng dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của CEO Yoshida, và sẵn sàng để xây dựng tương lai tươi sáng hơn cho Sony. Chính vì vậy mà ông quyết định rời khỏi tập đoàn, nơi ông đã gắn bó 35 năm cuộc đời mình. Kazuo "Kaz" Hirai cũng gửi lời cám ơn chân thành đến các nhân viên và cổ đông của Sony đã hỗ trợ ông trong suốt chặng đường đồng hành cùng tập đoàn.
Kazuo "Kaz" Hirai gia nhập Sony từ 1984 ở mảng âm nhạc, sau đó sang Mỹ để quản lý marketing cho các đĩa nhạc nước ngoài. Ông chuyển công tác đến Sony Computer Entertainment vào năm 1995 ngay trước thời điểm chiếc máy PlayStation đầu tiên được công bố, và trở thành thay thế vị trí lãnh đạo mảng trò chơi của Ken Kutaragi vào năm 2006. Năm 2012 ông thay thế Howard Stringer để trở thành CEO của Sony, với chiến lược One Sony tối ưu và liên kết các hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Chiến lược này đã đem lại thành công rực rỡ, giúp Sony từ một hãng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh thiết bị điện tử trở thành ông lớn trong mảng cảm biến máy ảnh và trò chơi điện tử.
Theo The Verge
Sony Mobile gặp rắc rối, lặng lẽ rút khỏi Đông Nam Á? Trang tin Slash Gear cho rằng Sony đang gặp khó khăn và đã âm thầm rút khỏi thị trường smartphone Đông Nam Á, Trung Đông. Sony gần đây khẳng định lại cam kết gắn bó với thị trường di động nhưng đó là thị trường nào lại là một câu hỏi lớn. Sau nhiều năm, gã khổng lồ smartphone một thời không còn...