Sony gặp khó trong việc định giá bán PS5 vì chi phí linh kiện đắt đỏ
Chi phí linh kiện đắt đỏ có thể buộc Sony phải đẩy giá bán cho mỗi chiếc PS5 tăng lên cao hơn dự kiến. Đây có lẽ là điều Sony không mong muốn nhất là khi phải cạnh tranh với Xbox của Microsoft.
Thời điểm cuối năm ngoái có tin đồn cho rằng, PS5 sẽ bán ra vào cuối năm 2020 với giá bán vào khoảng 499 USD, tức cao hơn 100 USD so với PS4. Tuy nhiên thông tin này đã không còn chính xác tại thời điểm này.
Theo Bloomberg, Sony đã lên kế hoạch bán PS5 vào kỳ nghỉ lễ cuối năm nay nhằm cạnh tranh với đối thủ Xbox Series X sắp tới của Microsoft. Thông thường, Sony thường định giá cho sản phẩm vào tháng 2 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ những tháng sau đó.
Tuy nhiên năm nay, Sony có vẻ đang chờ đợi những diễn biến thuận lợi hơn vì giá linh kiện hiện nay đang rất đắt đỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá bán chính thức PS5.
Máy chơi game PS4 ra mắt vào năm 2013 với giá 399 USD và theo hãng phân tích IHS Markit ước tính, chi phí sản xuất của thiết bị là 381 USD. Với chi phí cho một chiếc PS5 là 450 USD và tỷ suất lợi nhuận gộp tương tự, giá bán lẻ của PS5 có thể sẽ chạm tới ngưỡng 470 USD.
Với mức giá bán lẻ này, PS5 chắc chắn sẽ khó có thể thu hút khách hàng vì phiên bản PlayStation đắt nhất của Sony hiện nay là PS4 Pro mới chỉ có 399 USD và liên tục có các chương trình giảm giá. Người dùng sẽ dựa trên mức giá của PS4 và PS4 Pro để làm cơ sở đánh giá PS5 có thực sự đáng mua hay không. Do đó nếu Sony định giá bán cao hơn nhằm bù đắp chi phí sản xuất, rủi ro bán ế sẽ rất cao.
Theo nguồn tin nội bộ, vấn đề đau đầu nhất với Sony hiện tại là làm sao đảm bảo nguồn cung bộ nhớ flash NAND và DRAM, bởi đây đều là các linh kiện có nhu cầu lớn, chuyên phục vụ sản xuất smartphone và các thiết bị điện tử khác. Thậm chí Sony đã buộc phải hủy bỏ một số tính năng trên các dòng máy ảnh mirrorless chỉ vì nguồn cung DRAM hạn chế.
Ngoài ra, Sony cũng đang sử dụng các nguồn linh kiện đắt tiền, ví dụ như bộ tản nhiệt cao cấp, giúp làm mát chip nhanh hơn dẫn đến chi phí sản xuất bị đội lên.
Tính năng phần cứng của PS5 đã lộ diện từ năm ngoái
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận rằng, các công ty sản xuất máy chơi game thường bán phần cứng với lợi nhuận khá mỏng, thậm chí là thua lỗ nhằm kiếm lợi ích từ việc bán trò chơi và các thuê bao dịch vụ. CEO Sony Kenichiro Yoshida cho rằng, chúng ta nên đánh giá một doanh nghiệp dựa trên số lượng người dùng trung thành chứ không phải số lượng sản phẩm bán ra thị trường.
Một số nhân viên trong mảng kinh doanh PlayStation của Sony cho rằng, họ thậm chí có thể bán lỗ PS5 để cạnh tranh với đối thủ Xbox của Microsoft. Trong khi đó, các giám đốc điều hành của Sony lại muốn kiếm được nhiều tiền giống như PS4. Nhưng theo các nhân viên, giá bán lẻ của PS5 phụ thuộc khá nhiều vào việc Microsoft định giá cho Xbox Series X thế hệ tiếp theo. Microsoft dự kiến sẽ hé lộ giá bán của sản phẩm tại triển lãm E3 diễn ra tại Los Angeles vào tháng 6 tới.
Cho đến nay dịch corona chưa tác động nhiều đến kế hoạch sản xuất PS5 của Sony. Nhưng hãng điện tử Nhật Bản cho biết họ chưa quyết định sẽ sản xuất bao nhiêu chiếc PS5 trong năm đầu tiên.
Trong trường hợp Sony chưa thể đưa ra quyết định về giá bán ngay lúc này, giới công nghệ có thể chờ đợi tới cuộc họp với các nhà đầu tư. Đây có thể là nơi để Sony chia sẻ về giá bán lẻ của PS5. Năm ngoái, Sony tổ chức một cuộc họp như vậy vào cuối tháng 5.
Theo VN Review
Đem so sánh màn hình Pro Display XDR với màn hình tham chiếu trị giá hơn 900 triệu của Sony
Màn hình Pro Display XDR của Apple trước đó đã được PCMag khen ngợi về khả năng hiển thị chính xác màu sắc và mang lại hiệu năng có thể cạnh tranh được với các màn hình chuyên nghiệp mà giá chỉ bằng 1/5.
Apple thậm chí còn tuyên bố họ thiết kế Pro Display XDR cho các chuyên gia sáng tạo nghệ thuật.
Để làm rõ vấn đề này, Vincent Teoh đã đem so sánh màn hình Pro Display XDR có giá 4.999 USD (khoảng 116 triệu) và màn hình tham chiếu Sony BVM-HX 310 có giá hơn 40.000 USD (khoảng 930 triệu).
So sánh màn hình Pro Display XDR với màn hình tham chiếu trị giá hơn 900 triệu của Sony
Trong phần so sánh chuyên sâu, Teoh đã kiểm tra các khía cạnh khác nhau của Pro Display XDR. Anh nhận thấy màn hình Pro Display XDR gặp vấn đề về độ tương phản và chính xác màu khi kéo màn hình lên mức sáng cao, Pro Display XDR cũng gặp vấn đề không hiển thị đồng nhất hình ảnh ở phần xung quanh các cạnh.
Do đó, Teoh cho biết Pro Display XDR là màn hình lý tưởng để trình chiếu thay vì sáng tạo nội dung.
Sau đó, Teoh đã tiến hành so sánh màn hình Pro Display XDR với màn hình tham chiếu Sony. Apple trước đó cũng đã đề cập đến màn hình tham chiếu của Sony khi giới thiệu Pro Display XDR tại WWDC 2019. Trong quá hình so sánh, sự khác nhau về chất lượng hình ảnh của màn hình Pro Display XDR so với Sony HX 310 là khá rõ ràng, đặc biệt khi xem các cảnh tối.
Màn hình Pro Display XDR thể hiện tốt hơn với những cảnh sáng hoặc cảnh có tông màu da. Khi bật chế độ HDR, Pro Display XDR vật lộn khi hiển thị những cảnh tối, thậm chí mức tương phản của màn hình giảm xuống bằng màn hình IPS.
Pro Display XDR đã hoạt động tốt hơn trong những cảnh có nhiều ánh sáng nhưng nhìn chung, hiệu suất của Pro Display XDR không đủ tốt để phục vụ cho các chuyên gia sáng tạo nghệ thuật làm việc.
Màn hình tham chiếu của Sony hiển thị tốt hơn trong các cảnh tối
Teoh thậm chí còn cho rằng đội ngũ tiếp thị của Apple đã hơi quá khích khi giới thiệu Pro Display XDR là màn hình chuyên nghiệp tốt nhất thế giới. Màn hình Pro Display XDR có những thiết sót nhất định, đặc biệt trong các khung cảnh tối và tạo tác hoa nở rộ.
Teoh cho rằng màn hình Pro Display XDR sau cùng cũng chỉ là một màn hình IPS với 576 vùng làm mờ, được gắn mác Apple và có một mức giá trên trời.
Màn hình Pro Display XDR hiện thị tốt hơn với những cảnh có nhiều ánh sáng
Teoh nói, thật không công bằng khi đem so sánh màn hình Pro Display XDR với các màn hình tham chiếu có giá hàng chục ngìn USD. Thế mà Apple lại đem so sánh màn hình Pro Display XDR của mình với màn hình tham chiếu của Sony trong buổi lễ ra mắt.
Pro Display XDR là màn hình lý tưởng cho những YouTuber, nhưng đối với những người sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp thì màn hình tham chiếu vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Một lưu ý nhỏ: Hãy kiểm tra kỹ toàn bộ đánh giá của Teoh nếu bạn dự định mua Pro Display XDR cho mục đích sáng tạo nội dung nghệ thuật.
Theo Thế Giới Di Động
MWC 2020 bị hủy: Các nhà sản xuất phải xoay sở ra sao? Sau khi một loạt các tên tuổi lớn như LG, Sony, Nokia, Ericsson và Vivo đều tuyên bố rút lui thì mới đây, ban tổ chức GSMA đã thông báo hủy bỏ triển lãm MWC 2020. Theo Android Authority, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ba thập kỷ tổ chức, MWC bị hủy bỏ do lo ngại sự bùng phát của...