Sony chia tay thương hiệu VAIO, ngừng sản xuất máy tính
Sony sẽ chính thức bán đi bộ phận kinh doanh máy tính của mình và từ bỏ thị trường máy tính cá nhân. Đây là một tin không vui với nhưng ai yêu thích thương hiệu máy tính VAIO của Sony.
Thông tin về việc Sony sẽ bán đi bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân và thương hiệu máy tính VAIO của mình đã xuất hiện cách đây không lâu. Tuần trước, hãng công nghệ Nhật Bản đã lên tiếng phủ nhận viện bán bộ phận máy tính của mình cho Lenovo, tuy nhiên, đến hôm nay, Sony đã lên tiếng xác nhận sẽ bán đi bộ phận kinh doanh máy tính của mình.
Đối tác mua lại bộ phận này của Sony là Japan Industrial Partners (JIP), một quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào các hãng công nghệ. Sony từ chối đưa ra mức giá của thương vụ này, tuy nhiên theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thương vụ mua bán bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân của Sony có thể nằm trong khoảng 40 tỷ Yên (394 triệu USD) đến 50 tỷ Yên.
Sau khi thương vụ kết thúc, Sony sẽ “chấm dứt việc thiết kế và phát triển các sản phẩm máy tính cá nhân”. Sony cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định bất ngờ của mình, trong đó có nguyên nhân “từ sự biến động mạnh mẽ ngành công nghiệp máy tính cá nhân trên toàn cầu trong thời gian qua”.
Những chiếc máy tính mang thương hiệu VAIO sẽ không còn do Sony sản xuất
Thương vụ mua bán giữa Sony và JIP dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 7 tới đây. Sau khi thương vụ hoàn thành, JIP sẽ tiếp tục phát triển và bán máy tính mang thương hiệu VAIO tại thị trường Nhật Bản trước khi tiếp tục phát triển thương hiệu máy tính này trên thị trường quốc tế. JIP cũng dự định sẽ thuê khoảng 250 đến 300 chuyên gia của Sony để tiếp tục phát triển thương hiệu máy tính VAIO. Sony cũng vẫn sẽ nắm khoảng 5% cổ phần tại liên doanh công ty mới thành lập với JIP.
Trên thực tế doanh thu từ thị trường máy tính cá nhân của Sony trong thời gian cũng đã có sự sụt giảm nghiêm trọng, hòa chung với xu thế sụt giảm của thị trường máy tính toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường IDC, thị phần của Sony đã bị thu hẹp lại xuống còn 1,9% trong quý III/2013, so với 2,3% của cùng kỳ năm 2012. Trong quý III/2013, Sony đã cho xuất xưởng 1,5 triệu máy tính cá nhân, giảm từ mức 2 triệu của một năm trước đó và xếp thứ 9 trong tổng số các hãng sản xuất máy tính trên toàn cầu.
Video đang HOT
Sự sụt giảm của thị trường máy tính cá nhân trên toàn cầu có nguyên do từ sự tăng trưởng của các thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng. Theo IDC, doanh số của máy tính cá nhân trên toàn cầu trong quý III/2013 đã sụt giảm đi 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái và quý thứ 6 liên tiếp doanh số thị trường này bị sụt giảm.
Với quyết định bán đi bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân, Sony sẽ tập trung vốn và nhân lực vào việc phát triển các thị trường khác như smartphone, máy tính bảng và tivi… những phân khúc thị trường Sony vẫn còn khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
VAIO (từ viết tắt của Video Audio Integrated Operation và Visual Audio Intelligent Organizer) từ lâu vẫn được xem là dòng máy tính cao cấp, nổi bật với thiết kế đẹp mắt và độ bền bỉ cao, luôn được đánh giá cao bởi người dùng và các chuyên gia công nghệ. Do đó, quyết định rút chân khỏi thị trường máy tính cá nhân và bán đi thương hiệu VAIO của Sony khiến không ít người cảm thấy tiếc nuối.
Sony lần đầu tiên đặt chân vào thị trường PC với chiếc máy tính cá nhân 8-bit có tên gọi SMC-70 ra mắt năm 1982. Chiếc máy tính mang thương hiệu VAIO đầu tiên của Sony là PCV-90 ra mắt năm 1996, sử dụng hệ điều hành Windows 95 và bộ vi xử lý Pentium của Intel tốc độ 200MHz. Chiếc laptop VAIO đầu tiên của Sony ra mắt năm 1997.
Theo VNE
Tắt máy tính bằng phím nguồn có thật sự an toàn?
Có những trường hợp máy tinh của bạn bị treo khi đang sử dụng, giải pháp duy nhất là bạn phải tắt nóng bằng phím nguồn rồi khởi động lại. Vậy hành động tắt máy nóng này có an toàn hay không.
Nhiều người sử dụng máy tính thường nghĩ rằng tắt máy tính bằng nút nguồn là không an toàn, và rất dễ dẫn đến việc máy bị hư. Tuy nhiên, liệu cách hiểu này có còn đúng trong thực tế hiện nay?
Không nên áp dụng cách tắt bằng nút nguồn cho những máy đã cũ
Nếu bạn đã từng sử dụng qua Windows 95 "đồ cổ", bạn hẳn vẫn còn nhớ thao tác để tắt máy tính chứ ? Đó là vào menu Start, chọn Shut Down và kiên nhẫn ngồi chờ máy tắt. Khi máy tính của bạn sẵn sàng tắt, nó sẽ hiện lên thông báo "It's now safe to turn off your computer." trên màn hình và bạn sẽ nhấn nút nguồn để tắt nó đi.
Nút nguồn trong thời đại đó chưa được thông minh cho lắm. Khi bạn nhấn nút nguồn, thì dòng điện cung cấp cho máy tính sẽ bị cắt ngay lập tức. Việc này cũng tương tự như khi bạn đang sử dụng máy tính thì có một người đột nhiên giật mạnh dây cắm điện ra khỏi ổ cắm vậy. Tắt máy bằng cách này sẽ khiến những việc bạn đang làm dang dở sẽ không được lưu lại và có thể gây hư hỏng cho các tập tin hệ thống. Trên Windows 95 khi bạn tắt máy đột ngột bằng nút nguồn thì lúc khởi động lại Windows sẽ chạy ScanDisk để sửa chữa các lỗi gây ra.
Khi bạn nhấn Shut Down trong môi trường Windows thì Windows sẽ bắt đầu dọn dẹp, bao gồm việc đóng các chương trình đang chạy lại và lưu tất cả dữ liệu vào đĩa. Khi máy tính của bạn hiện dòng chữ như trên thì lúc đó nó đang không chạy một chương trình nào cả, và bạn hoàn toàn có thể yên tâm tắt máy.
Những máy tính đời mới có thể áp dụng cách tắt máy nóng bằng phím nguồn
Các máy tính cũ sử dụng công nghệ khá thấp, nên nhấn nút nguồn là nó sẽ đột ngột cắt dòng điện. Còn trong một thập kỷ nay thì những chiếc máy tính đã sử dụng chuẩn ACPI (Advanced Configuration and Power Interface). Khi bạn nhấn nút nguồn trên máy tính thì điện sẽ không bị cắt ngay, mà một tín hiệu sẽ được gửi đến hệ điều hành và yêu cầu hệ điều hành tắt máy tính ngay lập tức.
Hệ điều hành có thể hiểu được nhiều loại tín hiệu ACPI khác nhau, ví dụ như trên một số laptop có nút nguồn và nút Sleep riêng biệt. Trong môi trường Windows khi bạn nhấn Shut Down, các tín hiệu ACPI sẽ được truyền đến các phần cứng máy tính và thực hiện việc tắt máy, bạn hoàn toàn không cần phải đụng đến nút nguồn.
Nói cách khác, nút nguồn bây giờ đủ thông minh để làm những gì tốt nhất cho máy tính của bạn. Nút nguồn ngoài công dụng tắt máy, nó còn kiêm luôn cả chức năng đưa máy vào trạng thái Sleep hoặc Hibernate.
ACPI được Microsoft giới thiệu trên Windows 98, nhưng yêu cầu phần cứng máy tính cũng phải hỗ trợ ACPI. Ví dụ như nếu bạn cài đặt các phiên bản mới hơn của Windows trên các phần cứng cũ, thì bạn vẫn sẽ thấy dòng chữ "It's now safe to turn off your computer." và rồi bạn sẽ phải nhấn nút nguồn để tắt máy.
Nếu nhấn nút nguồn không hiệu quả, hãy nhấn giữ nó
Nút nguồn máy tính thông minh, nhưng vẫn có một vài vấn đề nhỏ. Ví dụ như khi máy tính của bạn đang bị đơ, bạn nhấn nút nguồn và các tín hiệu ACPI sẽ được gửi đến Windows. Nhưng khi đó thì Windows không thể phản hồi lại được và đương nhiên máy tính bạn vẫn bị treo.
Vì vậy khi gặp trường hợp này thì bạn hãy nhấn giữ nút nguồn một lúc, máy tính của bạn sẽ tắt. Việc nhấn giữ sẽ cắt nguồn điện và máy tính sẽ tắt ngay sau một vài giây. Việc này tất nhiên sẽ dẫn đến việc máy tính bị mất dữ liệu, hư tập tin hệ thống hoặc ảnh hưởng đến ổ cứng nhưng là cách duy nhất bạn có thể áp dụng khi máy tính bị treo.
Tùy biến chức năng của nút nguồn
Windows và các hệ điều hành khác đều cho phép bạn tùy biến chức năng của nút nguồn. Bạn có thể tắt máy tính, đưa nó vào trạng thái Sleep hoặc Hibernate tùy ý khi nhấn phím nguồn. Để thiết lập trong Windows, bạn vào Control Panel, chọn Hardware and Soundrồi chọn Change what the power buttons do nằm trong mục Power Options.
Tại đây bạn có thực hiện việc thiếp lập chức năng cho nút nguồn. Nếu thích thì bạn cũng có thể vô hiệu hóa luôn chức năng của nút nguồn. Nếu đang sử dụng laptop thì bạn cũng có thể thiết lập những việc máy tính sẽ làm khi gập màn hình xuống. Việc gập màn hình cũng sẽ gửi tín hiệu ACPI nên khi bạn gập màn hình thì máy tính cũng vào trạng thái Sleep luôn.
Theo VNE
Sony và Panasonic khai tử liên doanh OLED, tập trung cho TV 4K Liên doanh Sony-Panasonic được thành lập năm ngoái nhằm cạnh tranh sản xuất màn hình OLED với các đối thủ đến từ Hàn Quốc đã phải chia tay sớm hơn dự định và mỗi công ty sẽ tự mình tập trung vào đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của TV 4K. Do phải đối mặt với khá nhiều rào cản kỹ thuật...