“Sống sót” sau ngoại tình
Sự phản bội chưa bao giờ là một điều dễ chấp nhận. Vì thế hãy học cách để cuộc sống của mình được hồi sinh sau biến cố lớn đó.
Chồng tôi “ ngoại tình“, bạn muốn chia sẻ thông tin tai nạn này cho ai đầu tiên? Ngay cả đối tượng bạn chọn và cách mà bạn chia sẻ để vơi đi nỗi đau cũng chứng tỏ phần nào bản lĩnh của bạn.
Phụ nữ phản ứng rất khác nhau, tìm một người bạn tin tưởng nhất để trút bầu tâm sự, kể lể ầm ĩ ở văn phòng cho các đồng nghiệp, lôi tứ thân phụ mẫu vào cuộc, hoặc là đóng cửa khóc lóc một mình…
Tôi đã từng chứng kiến nhiều kiểu giúp đỡ người “gặp nạn” trong hôn nhân. Mọi người kể cả không thân thiết lắm thường cũng rất nhiệt tình làm quân sư gỡ rối. Phụ nữ chúng ta, luôn có bản năng sưu tầm những tình huống xấu của tình cảm, mặc cho những scandal ngoại tình về cơ bản có tình tiết giống nhau, ta vẫn hào hứng tham gia khám phá và định đoạt.
Phần đông những bà bạn chuyên “cứu hộ” hôn nhân đều nghĩ cách trừng phạt sao cho hiệu quả nhất: Anh ta – kẻ phản bội và cô ta – người thứ ba. Tôi gọi những bà bạn dư thừa lòng nhiệt tình ấy là lang băm. Họ có tham vọng chữa lành vết thương lòng và hôn nhân của bạn gái nhưng kết cục có khi lại nát hơn.
Làm ầm ĩ mọi chuyện không phải là cách xử lý tốt khi chồng ngoại tình (Ảnh minh họa)
Với trạng thái bị kích động của người bị phản bội chúng ta cứ mải giành lấy anh ra, giữ bằng được hôn nhân mà quên mất giành lại bản thân. Chúng ta mở một cuộc “chiến tranh” để “trừng phạt” và tiêu diệt kẻ tội đồ rồi vô tình “trừng phạt” và “trừ khử” luôn cả chính mình.
Khi hoảng loạn người phụ nữ hay có những ứng xử trái ngược, họ không còn giống mình trước đó. Một phụ nữ tôi quen, vốn là người mạnh mẽ, can đảm nhưng khi biết chồng cặp bồ với một đồng nghiệp chị đã đến cơ quan anh ta đòi gặp hết các cán bộ lãnh đạo để tố cáo cặp đôi vụng trộm kia.
Chị gọi điện, đi lại nhiều lần đến nỗi các sếp phải né tránh. Chị không giữ được bình tĩnh đã mạt sát anh chồng cùng những kẻ tòng phạm. Bạn bè và đồng nghiệp anh ta chán đến mức quay ra xui anh ta “ly dị quách cho nó lành”.
Chị quay ra chiến đấu với một số đông chứ không chỉ là hai kẻ tội đồ nữa. Rồi bỗng một ngày sau khi đã suy sụp chị trở nên yếu đuối bất ngờ. Chị khóc lóc, van xin anh đừng bỏ chị, hãy thương lấy gia đình. Anh chồng tỏ thái độ vùng vằng khó chịu. Chị càng vật vã anh càng tránh mặt. Cuối cùng anh vẫn giữ quyết định ly hôn.
Các lang băm chẳng giúp được gì. Khi chúng ta hạ mình van xin tình cảm, chúng ta làm giọt nước tràn ly.
Có ba duyên cớ và mức độ dẫn đến ngoại tình. Thứ nhất, chúng ta muốn thử một phiêu lưu ngắn với một đối tượng lạ có sức hấp dẫn nhất định và phần lớn thiên về tình dục. Có thể là tình một đêm hoặc tình 1 tuần trong kỳ công tác.
Thứ hai, ta muốn khẳng định mình, muốn kiểm tra sức hấp dẫn của mình cộng với cảm giác đua đòi, coi ngoại tình như một phong cách sống hiện đại.
Thứ ba, cảm xúc ngấm dần từ quan hệ tình bạn, tình đồng nghiệp phát triển thành tình yêu. Mối quan hệ này dễ trở nên nguy hiểm, khó tháo gỡ, đe dọa hôn nhân.
Video đang HOT
Sự điềm tĩnh và nhẫn nại thể hiện bản lĩnh của bạn khi chồng ngoại tình (Ảnh minh họa)
Khi hoảng loạn các bà vợ không kịp đánh giá xem mối quan hệ của chồng ở mức nào. Họ muốn một cách nhanh nhất giành lại anh ta. Sự hiếu thắng lúc này là kẻ thù giấu mặt khiến họ thất bại.
Khi anh ta ngoại tình ở mức độ thứ nhất mà cô vợ lại dùng chiến lược áp đảo mạnh như là mức độ thứ hai, thứ ba thì cô ấy hoàn toàn uổng sức. Lúc hoang mang, phụ nữ mắc thêm một lỗi là tâng bốc độ sâu sắc của đàn ông.
Một cô bạn của tôi trong một lần mượn điện thoại ông xã để chơi game bỗng phát hiện được một tin nhắn hỏi thăm của tình cũ của chàng. Cô ấy lăn ra đau khổ, ngày đêm tra khảo bắt chồng phải tường thuật lại vụ phản bội từng trót lọt đó. Anh ta tỏ ra mệt mỏi vì anh gần như đã quên chuyện đó.
Cô vợ tiếp tục “ép cung” bắt anh khai nhận như một mối tình nghiêm trọng. Tình một tuần, trong khi đa số đàn ông trí nhớ tồi, chúng ta lại bắt họ giống mình, tức là nâng niu sâu sắc mọi cảm giác. Khi chúng ta mắc bệnh nghiêm trọng hóa, độ quyến rũ của chúng ta rơi rụng nhiều.
Bản lĩnh của các bà xã được thử thách thực sự khi anh ta ngoại tình ở mức độ thứ ba. Một mô tuýp quen thuộc. Anh ta và cô ta là đồng nghiệp, hai người hợp nhau ở nhiều điểm, họ ngưỡng mộ và chinh phục nhau. Họ muốn giữ mối tình bền lâu mà vẫn đảm bảo hạnh phúc riêng mỗi bên. Khi bị phát hiện họ rút vào bí mật. Người vợ phải bước vào cuộc chiến dai dẳng.
Hãy để cho chồng bạn phải chinh phục bạn thêm một lần nữa (Ảnh minh họa)
Tôi từng biết ít nhất hai bà vợ trong kịch bản kiểu này. Mọi người ồn ào đánh ghen, tâm trí cô ấy suốt ngày chỉ nghĩ mưu để chống chọi với đôi tình nhân. Cô tìm cách “dìm hàng”, bóc mẽ kẻ thứ ba, cô đưa những dẫn chứng để gây sốc cho anh chồng. Hiệu quả ngược lại, anh chồng bảo thủ không tin những gì vợ nói, anh càng gắn bó với kẻ thứ ba hơn. Sau hai năm, cả hai vợ chồng đã làm nhau kiệt sức. Họ ly hôn.
Một người vợ khác lại chọn thái độ bình tĩnh. Cô ấy cho chồng 6 tháng để đánh giá tình yêu sâu sắc của mình. “Nếu anh cảm thấy cô ấy đúng là một nửa kia của mình, em sẵn sàng nhường”. Trong thời gian đó có cô vẫn chăm lo cho gia đình, đi học nhảy, du lịch cùng bạn bè. Một lần anh bị ngã xe máy phải nằm viện bó bột, cô vợ vào chăm sóc và nói: “ Em chăm anh là vì trách nhiệm, cô ta sẽ chăm anh vì tình yêu, nếu cần đổi ca để cô ấy chăm anh chiều tối thì anh cứ phân công, đằng nào buổi tối em cũng vướng giờ học nhảy“.
Sau khi lành vết thương, anh chồng cảm thấy kẻ chăm sóc vì trách nhiệm có lẽ chất lượng hơn thì phải, anh năng về nhà ăn cơm hơn. Chỉ mới chưa đầy 5 tháng, kẻ tội đồ đã trở về xin lỗi vợ. Cô vợ tha thứ với điều kiện: “Em cần thời gian, có thể phải 6 tháng nữa em mới đối xử bình thường với anh được. Nếu vẫn không ổn, có thể anh phải cưa em lại từ đầu. Nếu làm mọi cách mà hôn nhân vẫn không sống sót thì mình phải tính đến chuyện chia tay“.
Tai nạn đó đã giúp cô khám phá ra một năng lực khác của bản thân để giữ hôn nhân là sự tự tin và lòng tự trọng. Cô ấy là người sẽ không bao giờ chấp nhận cho lỗi lầm của chồng nhưng sẽ cố gắng chấp nhận những gì sau lỗi lầm.
Trong một lần gần đây đi uống cà phê cùng cô ấy, tôi ngạc nhiên khi cô ấy đưa một chiếc iPad mới coóng ra khoe hình chụp mẫu cocktail do cô ấy tự pha chế, trước đây cô ấy đâu phải người mê công nghệ. Cô ấy cười khanh khách: “ Quà tặng của trai hư nhà tôi đấy. Thêm một bằng chứng nữa của tán tỉnh“. Hôn nhân của họ đã sống sót.
Theo Bưu Điện Việt Nam
erif color: rgb(51, 51, 51) text-align: justify “>Chồng tôi “ ngoại tình“, bạn muốn chia sẻ thông tin tai nạn này cho ai đầu tiên? Ngay cả đối tượng bạn chọn và cách mà bạn chia sẻ để vơi đi nỗi đau cũng chứng tỏ phần nào bản lĩnh của bạn.
Phụ nữ phản ứng rất khác nhau, tìm một người bạn tin tưởng nhất để trút bầu tâm sự, kể lể ầm ĩ ở văn phòng cho các đồng nghiệp, lôi tứ thân phụ mẫu vào cuộc, hoặc là đóng cửa khóc lóc một mình…
Tôi đã từng chứng kiến nhiều kiểu giúp đỡ người “gặp nạn” trong hôn nhân. Mọi người kể cả không thân thiết lắm thường cũng rất nhiệt tình làm quân sư gỡ rối. Phụ nữ chúng ta, luôn có bản năng sưu tầm những tình huống xấu của tình cảm, mặc cho những scandal ngoại tình về cơ bản có tình tiết giống nhau, ta vẫn hào hứng tham gia khám phá và định đoạt.
Phần đông những bà bạn chuyên “cứu hộ” hôn nhân đều nghĩ cách trừng phạt sao cho hiệu quả nhất: Anh ta – kẻ phản bội và cô ta – người thứ ba. Tôi gọi những bà bạn dư thừa lòng nhiệt tình ấy là lang băm. Họ có tham vọng chữa lành vết thương lòng và hôn nhân của bạn gái nhưng kết cục có khi lại nát hơn.
Làm ầm ĩ mọi chuyện không phải là cách xử lý tốt khi chồng ngoại tình (Ảnh minh họa)
Với trạng thái bị kích động của người bị phản bội chúng ta cứ mải giành lấy anh ra, giữ bằng được hôn nhân mà quên mất giành lại bản thân. Chúng ta mở một cuộc “chiến tranh” để “trừng phạt” và tiêu diệt kẻ tội đồ rồi vô tình “trừng phạt” và “trừ khử” luôn cả chính mình.
Khi hoảng loạn người phụ nữ hay có những ứng xử trái ngược, họ không còn giống mình trước đó. Một phụ nữ tôi quen, vốn là người mạnh mẽ, can đảm nhưng khi biết chồng cặp bồ với một đồng nghiệp chị đã đến cơ quan anh ta đòi gặp hết các cán bộ lãnh đạo để tố cáo cặp đôi vụng trộm kia.
Chị gọi điện, đi lại nhiều lần đến nỗi các sếp phải né tránh. Chị không giữ được bình tĩnh đã mạt sát anh chồng cùng những kẻ tòng phạm. Bạn bè và đồng nghiệp anh ta chán đến mức quay ra xui anh ta “ly dị quách cho nó lành”.
Chị quay ra chiến đấu với một số đông chứ không chỉ là hai kẻ tội đồ nữa. Rồi bỗng một ngày sau khi đã suy sụp chị trở nên yếu đuối bất ngờ. Chị khóc lóc, van xin anh đừng bỏ chị, hãy thương lấy gia đình. Anh chồng tỏ thái độ vùng vằng khó chịu. Chị càng vật vã anh càng tránh mặt. Cuối cùng anh vẫn giữ quyết định ly hôn.
Các lang băm chẳng giúp được gì. Khi chúng ta hạ mình van xin tình cảm, chúng ta làm giọt nước tràn ly.
Có ba duyên cớ và mức độ dẫn đến ngoại tình. Thứ nhất, chúng ta muốn thử một phiêu lưu ngắn với một đối tượng lạ có sức hấp dẫn nhất định và phần lớn thiên về tình dục. Có thể là tình một đêm hoặc tình 1 tuần trong kỳ công tác.
Thứ hai, ta muốn khẳng định mình, muốn kiểm tra sức hấp dẫn của mình cộng với cảm giác đua đòi, coi ngoại tình như một phong cách sống hiện đại.
Thứ ba, cảm xúc ngấm dần từ quan hệ tình bạn, tình đồng nghiệp phát triển thành tình yêu. Mối quan hệ này dễ trở nên nguy hiểm, khó tháo gỡ, đe dọa hôn nhân.
Sự điềm tĩnh và nhẫn nại thể hiện bản lĩnh của bạn khi chồng ngoại tình (Ảnh minh họa)
Khi hoảng loạn các bà vợ không kịp đánh giá xem mối quan hệ của chồng ở mức nào. Họ muốn một cách nhanh nhất giành lại anh ta. Sự hiếu thắng lúc này là kẻ thù giấu mặt khiến họ thất bại.
Khi anh ta ngoại tình ở mức độ thứ nhất mà cô vợ lại dùng chiến lược áp đảo mạnh như là mức độ thứ hai, thứ ba thì cô ấy hoàn toàn uổng sức. Lúc hoang mang, phụ nữ mắc thêm một lỗi là tâng bốc độ sâu sắc của đàn ông.
Một cô bạn của tôi trong một lần mượn điện thoại ông xã để chơi game bỗng phát hiện được một tin nhắn hỏi thăm của tình cũ của chàng. Cô ấy lăn ra đau khổ, ngày đêm tra khảo bắt chồng phải tường thuật lại vụ phản bội từng trót lọt đó. Anh ta tỏ ra mệt mỏi vì anh gần như đã quên chuyện đó.
Cô vợ tiếp tục “ép cung” bắt anh khai nhận như một mối tình nghiêm trọng. Tình một tuần, trong khi đa số đàn ông trí nhớ tồi, chúng ta lại bắt họ giống mình, tức là nâng niu sâu sắc mọi cảm giác. Khi chúng ta mắc bệnh nghiêm trọng hóa, độ quyến rũ của chúng ta rơi rụng nhiều.
Bản lĩnh của các bà xã được thử thách thực sự khi anh ta ngoại tình ở mức độ thứ ba. Một mô tuýp quen thuộc. Anh ta và cô ta là đồng nghiệp, hai người hợp nhau ở nhiều điểm, họ ngưỡng mộ và chinh phục nhau. Họ muốn giữ mối tình bền lâu mà vẫn đảm bảo hạnh phúc riêng mỗi bên. Khi bị phát hiện họ rút vào bí mật. Người vợ phải bước vào cuộc chiến dai dẳng.
Hãy để cho chồng bạn phải chinh phục bạn thêm một lần nữa (Ảnh minh họa)
Tôi từng biết ít nhất hai bà vợ trong kịch bản kiểu này. Mọi người ồn ào đánh ghen, tâm trí cô ấy suốt ngày chỉ nghĩ mưu để chống chọi với đôi tình nhân. Cô tìm cách “dìm hàng”, bóc mẽ kẻ thứ ba, cô đưa những dẫn chứng để gây sốc cho anh chồng. Hiệu quả ngược lại, anh chồng bảo thủ không tin những gì vợ nói, anh càng gắn bó với kẻ thứ ba hơn. Sau hai năm, cả hai vợ chồng đã làm nhau kiệt sức. Họ ly hôn.
Một người vợ khác lại chọn thái độ bình tĩnh. Cô ấy cho chồng 6 tháng để đánh giá tình yêu sâu sắc của mình. “Nếu anh cảm thấy cô ấy đúng là một nửa kia của mình, em sẵn sàng nhường”. Trong thời gian đó có cô vẫn chăm lo cho gia đình, đi học nhảy, du lịch cùng bạn bè. Một lần anh bị ngã xe máy phải nằm viện bó bột, cô vợ vào chăm sóc và nói: “ Em chăm anh là vì trách nhiệm, cô ta sẽ chăm anh vì tình yêu, nếu cần đổi ca để cô ấy chăm anh chiều tối thì anh cứ phân công, đằng nào buổi tối em cũng vướng giờ học nhảy“.
Sau khi lành vết thương, anh chồng cảm thấy kẻ chăm sóc vì trách nhiệm có lẽ chất lượng hơn thì phải, anh năng về nhà ăn cơm hơn. Chỉ mới chưa đầy 5 tháng, kẻ tội đồ đã trở về xin lỗi vợ. Cô vợ tha thứ với điều kiện: “Em cần thời gian, có thể phải 6 tháng nữa em mới đối xử bình thường với anh được. Nếu vẫn không ổn, có thể anh phải cưa em lại từ đầu. Nếu làm mọi cách mà hôn nhân vẫn không sống sót thì mình phải tính đến chuyện chia tay“.
Tai nạn đó đã giúp cô khám phá ra một năng lực khác của bản thân để giữ hôn nhân là sự tự tin và lòng tự trọng. Cô ấy là người sẽ không bao giờ chấp nhận cho lỗi lầm của chồng nhưng sẽ cố gắng chấp nhận những gì sau lỗi lầm.
Trong một lần gần đây đi uống cà phê cùng cô ấy, tôi ngạc nhiên khi cô ấy đưa một chiếc iPad mới coóng ra khoe hình chụp mẫu cocktail do cô ấy tự pha chế, trước đây cô ấy đâu phải người mê công nghệ. Cô ấy cười khanh khách: “ Quà tặng của trai hư nhà tôi đấy. Thêm một bằng chứng nữa của tán tỉnh“. Hôn nhân của họ đã sống sót.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Điệp khúc..."ngày xưa" của vợ
Mỗi lần từ chối vợ việc gì là Nam phải nghe ra rả điệp khúc: &'Ngày xưa, em muốn gì anh cũng chiều. Ngày xưa, em chưa kịp nhờ anh chở đi đâu đó, anh đã tự giác thực hiện. Ngày xưa...'. Chán ngán vì bị vợ lôi chuyện ngày xưa ra so bì rồi tự kết luận: &'Anh không còn yêu em', nhiều khi, Nam bịa lý do bận việc để trốn tránh vợ.
My - vợ Nam đảm đang, tháo vát, hoàn hảo mọi mặt chỉ mắc tội hay kể lể. Trí nhớ của My thuộc loại cực tốt nên mỗi hành động của chồng đều bị cô mang ra cân đếm và so bì.
Hồi còn cưa cẩm, Nam sẵn lòng đưa cả triệu bạc để người yêu sắm quần áo, mỹ phẩm nên bây giờ, khi chồng nhắc: "Quần áo em còn đầy, đòi mua làm gì. Liệu mà thu vén tiền sinh hoạt trong nhà. Lương của anh còn để tiết kiệm" thì My dỗi: "Anh cưới được em rồi thì coi thường vợ chứ gì. Ngày xưa, anh đâu có thế".
Có hôm xe máy bị hỏng, My ngọt ngào nhờ chồng đưa đi làm (vì Nam cũng tiện đường) thì Nam rút ví đưa vợ 50 nghìn rồi nhăn mặt: "Gọi xe ôm đi. Ai mà đưa đón được". My ấm ức vì nuối tiếc những ngày xưa (chỉ cần My "alo" là người yêu đã có mặt trước cổng đón với nụ cười tươi rói) nên ngồi khóc ròng.
Tuấn (Tây Hồ, Hà Nội) gây gổ với vợ vì cô ấy tuyên bố chưa sinh con, lý do là: "Anh không còn quan tâm đến em như hồi xưa nữa". Cứ hở ra chuyện gì là Tuấn bị vợ dỗi chuyện đó. Đi làm về biết tin vợ sốt, Tuấn chưa kịp hỏi thăm thì vợ dấm dứt khóc: "Xưa, em vừa hắt hơi là anh đã vội vã đi mua thuốc. Nay, em có nằm đến chết, chắc anh cũng chẳng quan tâm".
Lần khác, vợ nhắn tin báo về sớm ăn cơm tối, vì bận họp muộn nên Tuấn chưa kịp hồi âm. 5 phút sau, Tuấn đã nhận được một tràng tin giận dỗi dài lê thê của vợ, đại ý là "sao ngày xưa, lúc nào anh cũng muốn rủ em đi ăn hàng. Anh còn nói, phải có em thì anh mới ăn ngon miệng"... và kết luận là tối nay, Tuấn cứ từ từ mà về vì vợ anh sẽ đổ cơm thừa vào sọt rác.
Quá sức chịu đựng, có khi, Tuấn lớn tiếng: "Em lúc nào cũng ngày xưa. Bỏ cái ngày xưa cho anh nhờ" thì vợ đã không thông cảm, còn lạnh lùng viết đơn ly hôn.
Tâm lý &'tậu được trâu'
Giai đoạn "cưa gái", lòng nhiệt tình của đàn ông được đẩy tới mức tối đa. Chẳng thế mà có anh sẵn sàng đội mưa, đội cả sấm chớp đứng chờ bạn gái có anh vẽ hình trái tim bằng trăm đóa hoa hồng và hàng chục ngọn nến để tỏ tình.
Khi đã chinh phục được người đẹp thì tâm lý "tậu được trâu" xuất hiện. Trâu đã vào nhà mình là của mình, tội gì phải lo chăm bẵm, mỗi ngày chỉ cần vứt cho trâu vài nắm rơm khô là được. Bây giờ, lòng nhiệt tình của các anh đã "về mo", thậm chí còn thấp hơn giai đoạn xuất phát. Đó là lý do vì sao, người vợ nhận thấy, cùng là người đàn ông đó, khi yêu nhau, anh ấy tuyệt vời bao nhiêu thì lúc cưới nhau, đối phương dở tệ bấy nhiêu.
Thứ hai, khi đã kết hôn, người chồng phải đau đầu vì phát triển kinh tế gia đình, lo cho vợ con. Anh ấy không còn đầu óc mà nghĩ cách làm hài lòng hoặc đáp ứng mong ước của vợ.
Hơn nữa, tình yêu cũng bị hao mòn theo thời gian. Điều này giống như một quy luật khó tránh. Phụ nữ không thể hy vọng người đàn ông của mình lúc nào cũng nhiệt tình, yêu chiều và chăm chút cho vợ như hồi xưa vì điều này không thể vì nó trái với quy luật.
Sống chung cũng là mảnh đất để cá nhân bộc lộ những tật xấu như hay cáu giận, vô tâm, keo kiệt hoặc lười biếng. Đặc biệt là người chồng vì lúc này, anh ấy không phải gồng mình "thể hiện" galant mà đã quay trở về với con người thật với vô vàn điểm xấu khiến vợ thất vọng.
Thay vì cảm giác so sánh rồi tự kết luận về tình cảm của chồng, người vợ nên học cách chấp nhận quy luật "cưới khác yêu". Mọi sự cân đếm tình yêu của chồng đều không chính xác, vì không phải lúc nào, chồng nói yêu vợ, chiều vợ mới là quan tâm đến vợ. Có thể chồng mải mê công việc mà lơ là với vợ (lỗi này thường khá phổ biến). Nếu có gì không hài lòng, vợ chồng nên tìm cách góp ý để đôi bên thêm hòa hợp.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bạn chọn người tốt hay người giỏi "chuyện ấy"? Giữa một người đàn ông tốt nhưng không thỏa mãn tình dục và người bạn trai tồi nhưng kỹ năng phòng the điêu luyện, bạn chọn ai? Ảnh minh họa Đây là một chủ đề khá thú vị trên Tạp chí Marie Claire. 1. Tốt tính có làm nên ái ân hoàn hảo? Câu trả lời là "không". Tuy nhiên, nếu một cô...