Song phương và Tướng Giáp
Brunei vương quốc có gần… 500 ngàn dân và giầu nhất nhì hành tinh. GDP bình quân trên 50 ngàn USD/người/năm. Nước ngoài hùng mạnh như Anh, Mỹ và mấy quốc gia khác còn nợ Brunei chừng 160 tỷ USD. Giầu mạnh những đâu chả biết bởi có được… đi đâu vì suốt chuyến đi chỉ chồn chân ở Trung tâm báo chí (TTBC) ASEAN 23 này?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ấy thế mà hay, bởi có dịp ngắm ngó vài nơi đáng ngó.
Và âm thanh nghe thấy ở chốn này là Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp!
Lóe thêm những tín hiệu…
Màn hình TTBC loang loáng tường thuật sự kiện hai ông lớn đến Brunei về với ASEAN 23. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Cả hai không phải bay từ quý quốc mà mới rời APEC bên láng giềng Indonesia.
Bàn bên âm thanh vốn ồn ã của mấy ông ký giả Bắc Kinh sang săn tin từ mấy hôm trước thêm ồn hơn rằng Cấp cao ASEAN – Trung Quốc đúng 16 năm liền Trung Quốc không năm nào vắng mặt. Thế mà Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ năm đầu tiên này, Tổng thống Obama không tới…
Ông bạn đồng nghiệp bật cười, lẩm bẩm theo giọng một số đồn đoán lẫn… loạn bình của thiên hạ rằng thì các ông càng thêm rộng chỗ!
Sự kiện Tổng thống Obama vắng mặt ở APEC và ASEAN kỳ này đã dậy lên lắm những cái thở dài rằng Hoa Kỳ nói vậy nhưng không phải vậy. Tổng thống không dự, không họp với APEC và ASEAN là đã giã từ quyết tâm xoay trục sang châu Á (!?) Rồi các cuộc gặp song phương lẫn đa phương của nước chủ nhà cùng nhiều nước khác với Hoa Kỳ kém hẳn khí thế! Rằng trên 2 diễn đàn quan trọng là APEC và ASEAN, Hoa Kỳ mất vị thế Trung tâm và ai đó thừa cơ chiếm diễn đàn?!
Nghe vậy thì biết vậy!
Chiều muộn 9/10, John Kerry đến với Brunei, tới Cấp cao ASEAN không phải với tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ mà ông cắp theo một thượng phương bảo kiếm, một quyền trượng là thay mặt cho Tổng thống Obama dự cuộc họp quan trọng cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ.
Với cái cà vạt màu xanh dương, có thể trên diễn đàn châu Á quan trọng trước bàn dân thiên hạ này, ông đã phát (tất nhiên có thể không phải phong cách, mà có ký giả nhận xét là khúc triết lẫn chì chiết rất ấn tượng của Tổng thống Obama?). Nhưng cánh báo chí bàn nhau nếu Tổng thống Obama trước đông đảo bàn dân thiên hạ Á châu, chắc lượng thông tin cũng đến thế là cùng. Nghĩa là không có một động thái nào ở Nhà Trắng ảnh hưởng vướng bận lẫn thay đổi gì đến quyết tâm đến chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Ngoại trưởng J. Kerry, đại diện Tổng thống Hoa Kỳ tại ASEAN 23.
Và tại Hội nghị cấp cao sáng 10/10, chất giọng lẫn thông tin còn hơn thế… Không hẹn mà nên, tại diễn đàn quan trọng này, đại diện Tổng thống Hoa Kỳ J. Kerry và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đề cập đến vấn đề chủ quyền cùng an ninh hàng hải trên Biển Đông được đông đảo các đại biểu tán đồng là phải sớm có Bộ quy tắc ứng xử COC…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã ngỏ với ngài phái viên của Tổng thống Obama rằng, tôi vui mừng được biết ngài với Bộ trưởng Phạm Bình Minh vừa ký tắt Hiệp định 123. Đây là một tiến triển tích cực, là bước đi quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam tiếp cận công nghệ cao của Hoa Kỳ về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự trong tương lai.
Sáng 10/10, ông John Kerry thoắt trở lại vị thế ngoại trưởng Hoa Kỳ với chiếc cà vạt gam màu ấm khi ông ngồi với Bộ trưởng Phạm Bình Minh trong cuộc gặp song phương Việt – Mỹ. Không phải cuộc gặp suông hiếu hỉ mà cả hai đương bàn và tiến hành một việc trọng. Đó là việc cả hai cùng ký tắt một văn bản, đúng hơn là một Hiệp định mà giới báo chí cho rằng đã đánh một dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ. Đó là hiệp định về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Lễ ký tắt diễn ra nhanh, chừng như ông J. Kerry đương dồn tụ năng lượng cho một cuộc gặp song phương Mỹ – Việt ngay kế theo.
Ngắm vị đại diện cho Tổng thống Hoa Kỳ bữa nay ở xứ Brunei Đông Nam Á, với động thái lanh lẹ dường như không đúng với tuổi tác thất tuần, cùng cái xiết tay với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lên nhiều điều. Còn nhớ tháng trước ở New York khi đó đều tất tả việc ở Liên Hiệp Quốc, nhưng ông J. Kerry vẫn thu xếp được một cuộc gặp song phương chất lượng với Thủ tướng Việt Nam…
Bữa nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắc diện tươi tắn, hướng về ngài đại diện cho Tổng thống Obama rằng, tôi rất lấy làm tiếc việc Tổng thống Obama không thể tham dự Hội nghị quan trọng Cấp cao Hoa Kỳ- ASEAN lần thứ nhất này. Nhưng sự có mặt của ngài tại Hội nghị đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ vai trò của Hoa Kỳ trong việc định hình, củng cố tăng cường cấu trúc khu vực, đóng góp vào việc duy trì hòa bình ổn định hợp tác phát triển tại châu Á Thái Bình Dương. Qua ngài, tôi xin gửi tới Tổng thống Obama sự cảm thông của Việt Nam với khó khăn hiện tại của Hoa Kỳ. Tôi hy vọng chính quyền và quốc hội Hoa Kỳ sẽ sớm tìm ra biện pháp để Chính phủ khôi phục hoạt động bình thường.
Khi cánh cửa phòng hội đàm cuộc gặp song phương Việt – Mỹ khép lại sau lưng, tôi nghĩ đến điều thú vị này. Với riêng ngài J. Kerry, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có 3 thời điểm gặp gỡ làm việc. Thời điểm J. Kerry là Thượng Nghị sĩ (TNS) cùng Chủ tịch UB Đối ngoại Thượng viện. Rồi khi J.Kerry là Ngoại trưởng. Và bây giờ, ngài Ngoại trưởng J. Kerry đương đóng vai người đại diện cho Tổng thống Hoa Kỳ!
Tháng trước thôi, ngồi tại New York, cũng vấn đề chủ quyền Biển Đông cùng những vấn đề Hoa Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam để sớm trở thành thành viên của TPP được bàn soạn giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam. Nhưng sáng nay vấn đề đó đã được nâng lên một mức độ, một tầm cấp cùng tiến độ mới với đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ Obama!
Sự ra đi của Đại tướng
Hội nhất niên song hỷ cứ hai năm một lần Cấp cao ASEAN. Lần 23 này kết thúc muộn. Ra khỏi TTBC, Thủ đô Brunei đã sáng đèn.
Chuyên cơ trực chỉ hướng bay về Nội Bài.
Như nhiều lần khác, nếu có điều kiện Thủ tướng thường chia sẻ thông tin với cánh báo chí tháp tùng sau những tất tả căng thẳng song phương lẫn đa phương.
Lần này Thủ tướng trầm tĩnh thông báo rằng, ngay từ khi mới gặp, Quốc vương nước chủ nhà đã trân trọng ngỏ lời chia buồn việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa từ trần. Không phải là cuộc gặp song phương có dịp ngồi lâu nhưng hầu hết các nguyên thủ, trong các buổi họp chung khi gặp Thủ tướng đều chủ động tiến tới bắt tay chia buồn việc Tướng Giáp mới từ trần. Từ nguyên thủ Lào đến Myanmar, Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore… Còn Hoa Kỳ? Thủ tướng chưa nói hết một người khác chen ngang… Thủ tướng chất giọng điềm tĩnh, cho biết thế này.
Cuộc gặp song phương với đại diện Tổng thống Obama, ngài J. Kerry kéo dài hơn dự kiến mấy chục phút… Khi bắt tay tạm biệt, ngài J. Kerry có nói nguyên văn thế này xin chia buồn cùng ngài việc danh tướng Việt Nam đã ra đi…
Ngài Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ kiêm đại diện cho Tổng thống Obama đã không dùng danh từ Võ Nguyên Giáp mà chỉ nói là danh tướng Việt Nam!
Thủ tướng chia sẻ thêm điều tâm đắc về tướng Giáp. Có người nói, đã có sẵn một đội quân thiện nghệ chiến trường cho Napoleon điều binh. Nhưng Tướng Giáp nhà mình phải gây dựng một đội quân từ những người lính nông dân chân đất thiếu thốn đủ bề. Đội quân đó dưới sự dẫn dắt của Đại tướng từng liên tục bách chiến bách thắng. Di sản cũng như thông điệp sinh động nhất của Tướng Giáp để lại cho chúng ta chính là sự kiên nhẫn quyết tâm và sáng tạo. Đã sẵn có một cơ chế thị trường cho chúng ta hòa nhập quốc tế bằng cách vận hành hợp với quy luật cuộc sống đâu? Đó là một thách thức sống còn khắc nghiệt hệt như thời điểm kéo pháo vào kéo pháo ra ở trận Điện Biên, như bây giờ nhiều người vẫn ca ngợi thời khắc khó khăn nhất ấy với Đại tướng của chúng ta!
Qua Thủ tướng, tôi cũng được biết thêm từ khi còn là Phó Thủ tướng, cứ dịp sinh nhật hay Tết Nguyên đán là ông đều đến 30 Hoàng Diệu thăm chúc mừng Đại tướng. Từ khi Đại tướng 95 tuổi thì ba lần. Sao lại 3? Ông cười, mình là người lính của Đại tướng mà. Dịp 22/12 nào mình cũng tới. Cả khi Đại tướng yếu mệt phải nằm viện…
Tò mò hỏi thêm, thời gian kéo dài cuộc gặp song phương vừa rồi với J. Kerry, Thủ tướng cho biết, đeo bám thôi thúc Thủ tướng lâu nay vẫn là TPP. Điều nhỡn tiền nhất là cú hích TPP khi Việt Nam được rộng chỗ phát huy thế mạnh trên sân chơi 12 quốc gia, cơ may đầu tiên cho hàng triệu lao động Việt Nam có công ăn việc làm nên phải tranh thủ trao đổi thêm với ông ấy bữa nay trên tư cách là đại diện Tổng thống Hoa Kỳ.
Thủ tướng nói thêm: Còn chuyện nhiều với nhau với tư cách hồi còn là lính trên hai trận tuyến miền Tây Nam Bộ. Mình nói có dịp J. Kerry thăm chính thức Việt Nam, mình sẽ thân chinh dẫn ông ấy thăm lại chiến trường xưa… Ông ấy đã vui vẻ nhận lời!
Đêm 10/10
Tiền Phong
Trực tiếp: Hàng ngàn người xếp hàng chờ viếng Đại tướng
Đúng 7h30, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội sẽ chính thức bắt đầu, mở màn cho nghi lễ diễn ra đồng thời tại 3 điểm trên cả nước gồm Hà Nội, Quảng Bình và TP HCM.
Ban biên tập đang tường thuật trực tiếp Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mời các bạn ấn F5 để tiếp tục cập nhật...
Lúc 16h tại Hà Nội, tại khu vực nhà tang lễ Quốc gia, dưới cái nắng như đổ lửa, hàng nghìn người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt vào viếng.
Hàng người dài hàng cây số ngay ngắn di chuyển về phía Nhà tang lễ, nơi linh cữu vị Đại tướng vĩ đại trong lòng họ.
Xếp hàng trong dòng người đến viếng Đại tướng chiều nay, bác Nguyễn Ngọc Cơ (Cầu Giấy, Hà Nội) mang theo tập thơ bác tự sáng tác trong nhiều năm nay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác Cơ là Việt kiều Lào, từng là chiến sỹ tình nguyện Việt Nam ở Lào, bác đã có cơ hội được gặp gỡ và làm việc cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần.
Bác Nguyễn Ngọc Cơ
Bác Cơ chia sẻ: "Đại Tướng là một vị tướng tài ba, lỗi lạc nhưng lại có phong cách sống giản dị, khiêm nhường. Tập thơ mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm gần 100 bài thơ do tôi tự viết, trong đó, bài cuối cùng tôi viết vào đêm mùng 4/10, khi nghe tin Đại tướng mất. Đây là tấm lòng thành kính, đầy tâm huyết mà tôi kính dâng lên Đại tướng- người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, toàn dân khâm phục, mến mộ".
Theo thông báo mới nhất của Ban tổ chức Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Do số lượng người dân từ nhiều địa phương về Hà Nội viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ tại số 5 Trần Thánh Tông quá đông, Ban tổ chức quyết định sẽ mở cửa đón người dân đến viếng Đại tướng suốt đêm, từ chiều 12/10 đến 6h ngày 13/10, thay vì kết thúc vào 21h giờ như dự kiến ban đầu.
Dòng người viếng Đại tướng ngày càng nối dài
Trước đó vào 11h trưa nay, người dân được xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà tang lễ sớm hơn 4 tiếng so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, thời gian dành cho người dân vào viếng chỉ kéo dài đến 12h. Sau đó, người dân tiếp tục được vào viếng Đại tướng từ 15h chiều nay.
Tại tỉnh Quảng Bình: Tại quê hương Đại tướng, Huyện uỷ, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình cũng long trọng tổ chức Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà.
Địa điểm tổ chức Lễ viếng ngay tại ngôi nhà nhỏ của gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Con đường từ trung tâm huyện về làng An Xá nối tiếp nhau những đoàn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về.
Đoàn Cựu chiến binh viếng Đại tướng tại quê nhà
Ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ cho biết: "Cho đến trưa nay, đã có hơn 2.000 đoàn của các địa phương, tổ chức, đoàn thể đến viếng Đại tướng. Có những đoàn học sinh nhỏ tuổi cách đây hơn 50km, có những đoàn từ các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Nghệ An... vào để thắp hương và viếng Đại tướng. Có thể nói, đây là nỗi đau mất mát của cán bộ và nhân dân cả nước nói chung, không chỉ riêng của bà con nhân dân Lệ Thuỷ".
Người dân khắp nơi về An Xá viếng Đại tướng
Video đang HOT
Một nhóm hội viên phụ nữ huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sau khi đến tưởng niệm tại nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thủ đô Hà Nội đã cử chị Vũ Kim Phong và Lê Thị Hà, đại diện cho nhóm vào tận quê nhà Đại tướng. Hai chị đã đi xe máy từ Hà Nội vào tận làng An Xá từ tối qua, cùng với con cháu trong gia đình Đại tướng tất bật chuẩn bị cho lễ viếng sáng nay.
Từ các cụ già, cựu chiến binh từng vào sinh ra tử đến các em nhỏ xếp hàng, lần lượt thành kính thắp nén hương thơm lên bàn thờ Đại tướng, ngay tại căn nhà nhỏ ông từng sinh ra và lớn lên mà lòng trào dâng xúc động.
Tại Mỹ, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã diễn ra trang trọng tại Đại sứ quán Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường thay mặt toàn bộ nhân viên Đại sứ quán thắp nén nhang đầu tiên thành kính tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu bật công lao của ông trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước.
Đại diện Quốc hội và Chính phủ Mỹ, cơ quan ngoại giao các nước và cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm việc tại Hoa Kỳ đã có mặt tại Đại sứ quán Việt Nam cùng tham dự lễ tưởng niệm Đại tướng.
Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
Thay mặt Chính phủ Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Scott Marciel gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong sổ tang Đại tướng, ông Marciel viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người và một nhà lãnh đạo quan trọng đối với nhân dân Việt Nam. Dù từng là đối thủ của Hoa Kỳ nhưng ông đã lên tiếng ủng hộ hoà giải và cải thiện quan hệ Việt-Mỹ".
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ viếng Đại tướng
Một trong những đại diện Quốc hội Mỹ có mặt sớm nhất tại lễ viếng là Thượng nghị sỹ Tom Harkin, người đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào năm 1995. Ông chia sẻ về cuộc gặp Tướng Giáp trong 2 giờ đồng hồ và khẳng định "Tướng Giáp đã để lại rất nhiều bài học cho tất cả mọi người, nhất là những người đang đấu tranh cho độc lập, tự chủ và phẩm giá. Tôi nghĩ rằng đó là di sản mà tướng Giáp đã để lại".
Hạ nghị sĩ Faleomavaega tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ông David Schwartzman, một người dân Washington DC đã tỏ lòng kính trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những dòng chữ để lại trong sổ tang: "Tướng Giáp là một anh hùng của toàn nhân loại về sự lãnh đạo của ông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc".
Một Việt kiều kính cẩn quỳ trước Di ảnh Đại tướng
Chị Võ Thị Thanh Tuyền, một Việt kiều sống tại bang Virginia bày tỏ: "Cũng như bao người Việt Nam, tôi rất bàng hoàng khi nghe tin Đại tướng mất. Với tôi Đại tướng sẽ sống mãi vì ông là một vĩ nhân. Ông là một hình ảnh, một lý tưởng để chúng tôi noi theo".
Lúc 14h00, tại Hà Nội, khu vực nhà tang lễ Quốc gia, dòng người chờ được vào viếng Đại tướng ngày một nối dài. Trong dòng người đi viếng Đại tiếng, thỉnh thoảng lại có tiếng nấc nghẹn...
Nhiều người không nén nổi xúc động đã rơi những giọt nước mắt nghẹn ngào
Người đàn ông không nén nổi xúc động, đôi mắt đỏ hoe
Tại Hà Nội, ở tất cả các điểm lập bàn thờ Đại tướng đã có rất đông cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tới để chờ giây phút được vào thắp nén nhang thơm vĩnh biệt "người anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị tướng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.
Có mặt tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, phóng viên đã ghi lại cảm xúc của cán bộ, chiến sĩ và người dân khi đến viếng Đại tướng.
Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xúc động ghi sổ tang: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả, vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, một Tổng tư lệnh "văn võ song toàn", một nhà chiến lược tài ba, nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc, một con người "trí, tín, nhân, dũng, liêm" vẹn toàn.
Đại tá Nguyễn Doãn Anh thay mặt Đảng ủy Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Thủ đô sau khi thành kính thắp nén nhang trên bàn thờ Đại tướng đã xúc động chia sẻ: Chúng tôi vô cùng thương tiếc Đại tướng. Cán bộ chiến sĩ Bộ Tham mưu nguyện quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng, đạo đức, tài năng và tri ân công lao cả đời cống hiến của Đại tướng "vì nước, vì dân". Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu nguyện phấn đấu, học tập, rèn luyện, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, chế độ và dân tộc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đại tướng.
Ông Nguyễn Huy Quang, Bí thư Đảng ủy phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ phường Yên Hòa đến viếng Đại tướng tại Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cầu chúc hương hồn Đại tướng siêu thoát".
Bạn trẻ Đặng Văn Sơn trẻ đến viếng Đại tướng cũng đã ghi những dòng cảm xúc của mình: "Chúng cháu vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng toàn tài của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng cháu nguyện phấn đấu hết mình để noi gương bác - vị Đại tướng của nhân dân. Bác sống mãi trong lòng chúng cháu".
Bà Vương Thị Thanh Hương, Văn phòng Thành ủy Hà Nội ghi sổ tang: "Đoàn cán bộ Văn phòng Thành ủy Hà Nội vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam, người mang lại vinh quang cho đất nước. Chúng con xin nguyện sẽ phấn đấu noi gương Đại tướng. Đại tướng luôn là thần tượng và mãi mãi trong lòng chúng con".
Lúc 12h30, tại Hà Nội: Hàng ngàn người dân đang xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà tang lễ Quốc gia. Dòng người chờ được viếng Đại tướng xếp hàng trong trật tự, tĩnh lặng.
Dòng người chờ được viếng Đại tướng xếp hàng trong trật tự, tĩnh lặng.
Cụ Lê Thị Thủy, 78 tuổi (Trại Cá, Trương Định, Hà Nội) xúc động nói: "Dẫu sao, đến đây, nhìn vào ngôi nhà cụ từng ở, cũng cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều"
Tại Lào, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đại sứ quán Việt Nam tổ chức trang nghiêm, trang trọng. Thủ tướng Lào cùng đoàn cấp cao Đảng và Nhà nước Lào, Hội đồng Quốc phòng An ninh Trung ương Lào đã đến viếng Đại tướng. Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các đoàn thể của Lào cùng đông đảo cộng đồng người Việt Nam sinh sống, công tác và học tập tại Lào đến viếng Đại tướng.
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong dâng hương trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đoàn cấp cao Đảng và Nhà nước Lào, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Trung ương Lào do Thủ tướng Thongsing Thammavong dẫn đầu đã kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong quyển sổ tang, Thủ tướng Thongsing Thammavong bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Đại tướng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào ngày càng phát triển.
Cộng đồng người Việt tại Lào đến viếng và ghi sổ tang
Tiền sảnh Đại sứ quán Việt Nam tại Lào là lá cờ Tổ quốc và lá cờ ASEAN treo rủ. Hàng trăm đoàn các cơ quan, đoàn thể của Lào, cộng đồng người Việt Nam sinh sống, công tác và học tập tại Lào lần lượt vào viếng và tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cờ Tổ quốc và cờ ASEAN treo rủ trước sảnh sứ quán
Nhiều người Việt đi thăm thân tại Lào chưa kịp về nước cũng đến Đại sứ quán Việt Nam tại Lào viếng và tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngay tại lễ viếng, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã trưng bày nhiều bức ảnh có giá trị liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, được lãnh đạo và người dân Lào rất quan tâm.
Lúc 11h30, tại Thừa Thiên-Huế: Đến thời điểm này đã có gần 2.000 người đến viếng, thắp nén tấm hương tỏ lòng thành kính, tiễn đưa Đại tướng về cõi vĩnh hằng. Cũng trong ngày hôm nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức 14 điểm viếng tại các huyện, đơn vị lực lượng vũ trang từ cấp trung đoàn trở lên, và hàng ngàn điểm khác tại các cấp Hội cựu chiến binh... để cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong tỉnh đến dâng hương, dâng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên- Huế lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại đồn Mang Cá lớn, phường Thuận Lộc, thành phố Huế để các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đến viếng.
Tại Khánh Hoà: Hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, người dân địa phương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Với tình cảm yêu quý và tôn kính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đơn vị quân đội, Hội cựu chiến binh, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều lập bàn thờ Đại tướng để cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong tỉnh đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ người anh hùng dân tộc.
Dịp này, nhiều cơ quan, đơn vị còn tổ chức trưng bày hình ảnh, chiếu bộ phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại Phú Yên: Mặc dù trời mưa, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Phú Yên vẫn xếp hàng dài tại điểm lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chờ vào viếng. Để tạo thuận lợi cho người dân đến dâng hương Đại tướng, tỉnh Phú Yên đã bố trí 9 bàn thờ tại cơ quan Quân sự huyện, thị xã, thành phố, Trung đoàn không quân 910 và Trung đoàn Bộ binh 888.
Ngoài ra, Hội Cựu chiến binh các huyện, người dân các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi cũng tự lập bàn thờ để tỏ lòng kính trọng, tiếc thương Đại tướng.
Dịp này, Tỉnh đoàn Phú Yên phát động phong trào "Mỗi người một việc tốt để tưởng nhớ Bác Giáp".
Tại Campuchia, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức lễ viếng, mở sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Ngô Anh Dũng, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện và thông tấn báo chí của Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp và bà con cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia..., đã tham gia viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại sứ Ngô Anh Dũng và cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan Đại diện Việt Nam tại Campuchia viếng Đại tướng
Thay mặt Chính phủ và Quốc hội, đại diện Bộ Ngoại giao, Thượng viện và các tổ chức đoàn thể xã hội của nước chủ nhà Campuchia đã đến viếng và ghi sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại sứ Cuba tại Campuchia viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bà Miên Xòm An (Mien Som An) - Thượng nghị sĩ - Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển, chia sẻ: "Nhân dân Campuchia rất xúc động khi được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị anh hùng của dân tộc Việt Nam qua đời. Thế giới đã mất đi một người anh hùng vĩ đại, suốt đời đấu tranh vì tự do, hòa bình, hạnh phúc, không chỉ cho nhân dân Việt Nam, mà còn có cả những đóng góp cho nhân dân Campuchia.
Đại sứ Thái Lan tại Campuchia ghi sổ tang
Đại diện các phái đoàn ngoại giao của một số nước tại Campuchia như: Cuba, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Ấn Độ... đã đến viếng Đại tướng, ghi sổ tang, chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia sẽ mở sổ tang đến trưa 13/10 để cộng đồng Việt Nam và bạn bè quốc tế tại Campuchia đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 11h, tại Hà Nội, những người dân đầu tiên đã được xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà tang lễ Quốc gia.
Khu vực bên ngoài nhà tang lễ Quốc gia, người dân tập trung trước màn hình lớn theo dõi trực tiếp Lễ viếng Đại tướng.
Người dân tập trung trước màn hình lớn theo dõi trực tiếp Lễ viếng Đại tướng.
Bà Nguyễn Thị Cúc (quận Tây Hồ, Hà Nội) xúc động nói: "Mặc dù đã xếp hàng viếng Đại tướng tại nhà riêng ở đường Hoàng Diệu, nhưng hôm nay vẫn muốn đến nhìn Đại tướng lần cuối. Tôi muốn nói lời cảm ơn Đại tướng về tất cả những gì ông cống hiến cho đất nước, cho mỗi người dân Việt Nam. Đại tướng mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Đại tướng, cũng như tới dân tộc-nơi đã sinh ra một người con vĩ đại".
Người dân ở khu vực ngoài nhà tang lễ Quốc gia
Bạn Nguyễn Vân Anh (Đại học Quốc Gia Hà Nội), xúc động nói: "Tôi chỉ biết Đại tướng qua những trang sách, những bài báo, những video tư liệu và những lời kể của ông, bà, thầy cô giáo. Tôi vô cùng kính trọng, biết ơn và khâm phục khi mỗi lần nhắc đến Đại tướng. Đại tướng ra đi là sự mất mát vô cùng to lớn không chỉ của gia đình Đại tướng mà còn là sự mất mát của cả dân tộc Việt Nam. Tôi sẽ luôn ghi nhớ về Đại tướng để kể cho con cháu sau này để người đời luôn ghi nhớ, biết ơn và tự hào. Mong Đại tướng an nghỉ".
Tại Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các đơn vị trong toàn quân khu đã tập trung tại Bảo tàng lực lượng vũ trang Quân khu 9. Quân dân trong toàn quân khu đã tập trung thành một khối, thành kính tưởng niệm, dâng hương trước bàn thờ Đại tướng.
Trước bàn thờ Đại tướng, các tướng lĩnh, sĩ quan trong toàn quân nghiêm trang, chỉnh tề với chiếc khăn tang đeo bên cánh tay trái của mình.
Tại đây, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã đọc phát biểu về cuộc đời, sự nghiệp, những công lao to lớn của Đại tướng trong hai cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và những cống hiến của Đại tướng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thiếu tướng Hồ Việt Trung, Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Tư lệnh Quân khu 9 nêu rõ: "Ngay trong thời điểm này các đơn vị trong toàn quân khu đã và đang đẩy mạnh hoạt động thi đua biến thương tiếc thành hành động cách mạng cụ thể, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị".
Tại Đà Nẵng, với tấm lòng kính phục, tiếc thương đối với Đại tướng, vị tướng của các tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang Quân khu 5 cùng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn trân trọng tổ chức lễ viếng, thắp nén tâm nhang trước di ảnh của Người.
Lúc 10h30: Tại cơ quan Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp (Hà Nội) đang diễn ra Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước đó, sau phút mặc niệm Đại tướng, Đoàn đại biểu Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tư lệnh do đồng chí Đại tá Nguyễn Khắc Nam - Tư lệnh Binh chủng dẫn đầu vào viếng Đại tướng. Tiếp đó là 8 đoàn đại biểu trực thuộc Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp vào viếng, thắp hương trước bàn thờ Đại tướng.
Phút mặc niệm của các cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp trước anh linh Đại tướng
Thiếu tá Trần Văn Thoại, cán bộ Cục kỹ thuật đã thay mặt cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Bộ Tư lệnh phát biểu, bày tỏ nguyện khắc sâu công ơn to lớn của Đại tướng, đoàn kết thống nhất, chủ động vượt qua mọi khó khăn, xây dựng Binh chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Nguyện gắn bó máu thịt với nhân dân, làm cho phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" ngày càng được phát huy và tỏa sáng, noi theo tấm gương "Dĩ công vi thượng" của Đại tướng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao".
Sau lễ viếng của các cán bộ, chiến sĩ, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã mở cửa để người dân vào thắp hương trước bàn thờ Đại tướng.
Vĩnh biệt đại tướng, toàn bộ cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang Quân khu 5 biến đau thương thành hành động cách mạng cụ thể, nguyện đoàn kết trên dưới một lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách xây dựng Đảng bộ quân khu trong sạch vững mạnh, tiếp nối xứng đáng những di sản và sự nghiệp vẽ vang của Đại tướng, xứng danh bộ đội cụ Hồ.
Thiếu tướng Nguyễn Qui Nhơn - Phó Tư lệnh Quân khu 5 bày tỏ: "Đại tướng qua đời là một mất mát lớn đối với Đảng, Nhà nước, quân đội ta. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức lễ tang của đồng chí Võ Nguyên Giáp với tình cảm kính yêu Đại tướng và mong Đại tướng về nơi cõi vĩnh hằng yên nghỉ. Lực lượng vũ trang Quân khu 5 xin hứa với Đại tướng sẽ đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất góp phần cũng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta xây dựng Tổ quốc".
Tại Bộ Tư lệnh Thủ đô, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức long trọng.
Ngay từ sáng sớm, rất đông cán bộ, chiến sĩ đã có mặt tại điểm viếng chính tại Cơ quan Bộ Tư lệnh. Trong không khí trầm buồn, cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô đã cùng nhau ôn lại những chiến công lẫy lừng của vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ đến Đại tướng, cùng thắp những nén hương thơm cầu chúc Đại tướng thanh thản về cõi vĩnh hằng.
Lễ viếng Đại tướng tại Bộ Tư lệnh Thủ đô
Theo kế hoạch, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức tại 41 điểm đóng quân trên địa bàn 29 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội để cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô và nhân dân có điều kiện đến thắp nén hương tưởng nhớ Đại tướng - người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dự kiến, điểm viếng tại Cơ quan Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ mở cửa đến 21h ngày 12/10 để phục vụ cán bộ, chiến sĩ, các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn đơn vị đóng quân có điều kiện đến viếng và tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 10h, tại TP HCM: Từng dòng người vẫn đang xếp hàng để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau Đoàn đại biểu của Thành ủy HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP.HCM là đoàn đại biểu của các cơ quan Trung ương, các ngành, đoàn thể thành phố Hồ Chí Minh, các đoàn ngoại giao và quốc tế tại thành phố đã lần lượt vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đoàn đại biểu Cựu chiến binh viếng Đại tướng
Đoàn đại biểu Cựu chiến binh viếng Đại tướng Hiện tại những con đường xung quang hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh có rất đông người dân xếp hàng trong trật tự để chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 10h20 tại Hà Nội: Đội tuyển U19 vào viếng Đại tướng. Những cầu thủ trẻ từng đeo băng tang Đại tướng thi đấu hết mình đạt thành tích tốt, nay về bên linh cữu ông để cùng hàng triệu triệu người tưởng nhớ người Đại tướng của nhân dân.
Đội tuyển U19 vào viếng Đại tướng
Lúc 9h50, tại Điện Biên, đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đang thắp nén tâm hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bàn thờ ông đặt tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và tại đồi E2. Ai đến đây cũng với tấm lòng thành kính, niềm tiếc thương vô bờ- người mà gần 6 thập kỷ qua, tên tuổi gắn liền với sông núi Điện Biên.
Trước đó, từ sáng sớm người dân đã có mặt tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và tại đồi E2 chờ được vào viếng Đại tướng.
Lúc 9h30, tại Đắc Lắc: Cùng với hơn 200 địa điểm lập bàn thờ trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, tai Nhà truyền thống, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, lê viêng Đai tương Vo Nguyên Giap đã đươc tô chưc trang nghiêm; thê hiên long kinh trong và tiếc thương sâu sắc cua Đang bô va nhân dân các dân tộc tỉnh Đắc Lắc đôi vơi Đai tương...
Rất nhiều người đến tham dự lễ viếng. Trong đó có những cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, cán bộ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; đông đảo giáo viên, đoàn viên thanh niên, và học sinh, sinh viên cùng nhân dân các dân tộc địa phương.
Tất cả đều xếp hàng ngay ngắn, trang nghiêm, thứ tự bước vào thắp hương; kính cẩn, nghiêng mình trước bàn thờ và di ảnh của Đại tướng.
Tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, các cựu chiến binh, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã tổ chức Lế viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sáng nay, các cựu chiến binh đã ôn lại những ngày tháng chiến đấu hào hùng dưới sự chỉ huy của Đại tướng và những kỷ niệm về người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam bình dị, gần gũi.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Văn, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự tài ba, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh đầu tiên, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam, người đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách, và những cống hiến to lớn của đồng chí trong lòng dân là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu truyền trong lịch sử dân tộc.
Tổng Bí thư ghi sổ tang
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân, quân đội ta để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyện mãi mãi học tập tư tưởng, đạo đức, và tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của đồng chí. Xin vĩnh biệt đồng chí. Xin gửi tới gia đình đồng chí Đại tướng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát này.
Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vị Tổng Tư lệnh đầu tiên, Tên tuổi, sự nghiệp nhân cách in đậm trong lòng dân, là vị tướng của nhân dân. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn, tiếc thương sâu sắc của chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí. Xin vĩnh biệt đồng chí. Xin gửi tới gia đình đồng chí Đại tướng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát này".
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Với 103 năm tuổi đời, hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng mạng cao quý: "Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó", đồng chí là tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, đã dành trọn cuộc đời cho Đảng, cho dân, cho đất nước. Là vị Tướng của nhân dân, được nhân dân yêu mến, kính trọng, tên tuổi Đại tướng sẽ mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc. Là một biểu tượng tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, đồng chí còn là một vị tướng huyền thoại, được bạn bè quốc tế vinh danh, nghiêng mình và khâm phục.
Trước anh linh đồng chí, chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức đồng lòng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, hoàn thành mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" như tâm nguyện suốt đời của đồng chí".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi sổ tang: "Hà Nội ngày 12/10/2013, chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình, kính viếng và tiễn Đại tướng tới nơi an nghỉ vĩnh hằng. Xin chia sẻ với đau thương vô hạn của phu nhân và toàn gia quyến. Kính viếng!".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ghi sổ tang: "Hà Nội ngày 12/10/2013, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vô cùng thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, người Đảng viên Cộng sản trung kiên, người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng đầu tiên, người anh cả kính yêu của quân đội nhân dân Việt Nam. Chính phủ mãi mãi ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn và nguyện học tập noi gương đồng chí.
Chúng tôi nguyện chung sức chung lòng hoàn thành tốt trọng trách của mình trước Đảng, trước Tổ quốc và nhân dân. Xin chia buồn sâu sắc đến gia quyến đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp - huyền thoại sống mãi với Tổ quốc ta, nhân dân ta".
Lúc 9h tại Quảng Bình, Ban tổ chức Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổ chức diễn tập đưa linh cữu của Đại tướng từ sân bay Đồng Hới tới Vũng Chùa.
Quãng đường dài chừng 60km và trời mưa to nhưng các lực lượng tham gia diễn tập luôn giữ vững tinh thần quyết tâm cao nhất để công việc ngày mai diễn ra trọn vẹn.
Lúc 8h40, tại TP Hồ Chí Minh: Từng dòng người đang xếp hàng để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong dòng người đến viếng có rất đông cựu chiến binh là những người từng chiến đấu ở Điện Biên, Trường Sơn năm xưa.
Người dân TP HCM vào Hội trường Thống Nhất viếng Đại tướng
Trong ký ức của Đại tá Đinh Công Ty, người từng được tiếp xúc với Đại tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng vô cùng gần gũi. Ông quan tâm tới từng bữa ăn của chiến sĩ như của một người cha, người anh.
Trong số những bạn trẻ từng được gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Nguyễn Văn Trãi, công dân trẻ danh dự của thành phố Hồ Chí Minh, người đã vinh dự được gặp Đại tướng một lần. Anh nhớ lại lời căn dặn xúc tích của Đại tướng: "Trước khi giữ một chức vụ nào đó, phải là một con người đúng nghĩa".
Lúc 8h30, gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu rời khỏi số nhà 30, Hoàng Diệu, Hà Nội để trở về quê hương Quảng Bình để chuẩn bị hoàn thành những thủ tục cuối cùng cho lễ an táng của Đại tướng.
Gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu rời khỏi số nhà 30, Hoàng Diệu
Tại Trường Sa, cùng với quân và dân trên đất liền, tại nơi đảo xa, quân và dân huyện đảo Trường Sa cũng đang tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách trang trọng nhất. Đáng chú ý là trên các đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây quân và dân đã lập bàn thờ viếng Đại tướng. Các đảo khác đều dành những vị trí trang trọng để thắp hương tưởng niệm Đại tướng.
Trung tá Lương Xuân Giáp, Chính trị viên phó đảo Trường Sa lớn cho biết: "Công tác chuẩn bị cho lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuẩn bị trang trọng. Chúng tôi đã thành lập Ban tang lễ để chuẩn bị cho lễ viếng chu đáo hơn. Cờ rủ được treo trên cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa lớn. Bàn thờ Đại tướng được lập trang trọng, có di ảnh, cờ Tổ quốc và có dòng chữ tỏ lòng tiếc thương. Trên bàn thờ các loại hoa quả được trồng trên đảo. Tất cả quân dân trên đảo tề tựu đông đủ để thắp hưởng trước di ảnh với ước nguyện Đại tướng sẽ thanh thản về cõi vĩnh hằng. Từ các cháu thiếu nhi đến các chiến sĩ trên đảo, ánh mắt ai cũng đượm buồn, bùi ngùi khi tiễn đưa người ông, người cha trong gia đình.".
Trong những ngày này, quân dân trên đảo Trường Sa luôn tiếc thương và nhớ đến tình cảm của Đại tướng dành cho quân dân, đồng bào trong và ngoài nước. Tài đức của Đại tướng đã cống hiến cho nhân dân sẽ không bao giờ phai mờ. Cán bộ chiến sĩ Trường Sa tự nhủ sẽ luôn đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, sẵn sàng chiến đấu, giữ chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và học tập theo tấm gương Đại tướng.
Tại Cao Bằng, nơi được coi là quê hương thứ 2 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng lập bàn thờ để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở khu rừng Trần Hưng Đạo. Hôm nay, Đoàn đại diện lãnh đạo và nhân dân tỉnh Cao Bằng và huyện Nguyên Bình cũng đến Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn với những người không có điều kiện về Hà Nội viếng Đại tướng cũng đã đến trụ sở xã Tam Kim và khu nhà tiếp khách tham quan rừng Trần Hưng Đạo để thắp nén tâm nhang viếng Đại tướng
Những người có mặt tại lễ viếng, ai cũng nhớ về Đại tướng, nhớ về những ngày đầu Đại tướng chủ trì buổi lễ thành lập đơn vị là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Để tướng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp, bàn thờ Đại tướng được đặt tại lán 34 chiến sĩ đội tuyên truyền giải phóng quân năm xưa. Người dân ở đây còn lập bàn thờ Đại tướng tại nhà mình.
Trước đó, từ 6h30, bà con đã có mặt tại khu rừng Trần Hưng Đạo để tưởng nhớ Đại tướng. Hiện nay, bà con, chiến sĩ ở Cao Bằng vẫn đang tiến vào bàn thờ để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Lúc 8h20, tại Quảng Bình, đang diễn ra Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bố trí trang nghiêm với lá quốc kỳ và dải băng tang, phía dưới là dòng chữ trắng trên nền đen có nội dung: "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa 1 đến khóa 7". Hai bên bàn thờ là 8 vòng hoa mang dải băng đen, bên phải bàn thờ là đoàn quân nhạc phục vụ lễ viếng, bên trái là đại diện gia đình, bà con thân quyến của Đại tướng.
Đoàn đại biểu dòng họ Võ quê hương Đại tướng cũng đã tới viếng.
Trước đó, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn đội mưa và có mặt từ rất sớm để chờ vào viếng Đại tướng. Hàng nghìn người dân đã về Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lễ viếng đã chính thức bắt đầu từ 7h30. Đầu tiên là Đoàn đại biểu lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đoàn đại biểu BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Bình cùng các cơ quan trong tỉnh đã tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 7h55, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu vào viếng. Vòng hoa của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được đặt trang trọng trước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Vũ Trọng Kim thay mặt đoàn thắp hương tưởng nhớ Đại tướng. Đoàn đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng.
Đoàn đi vòng quanh linh cữu để vĩnh biệt Đại tướng. Ông Vũ Trọng Kim thay mặt đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc chia buồn với gia quyến Đại tướng.
Lúc 7h50, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng. Thay mặt đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu trong đoàn dành một phút tưởng niệm Đại tướng. Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đi vòng quanh linh cữu để vĩnh biệt Đại tướng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên trong đoàn tới chia buồn với gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 7h40, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu vào viếng Đại tướng. Vòng hoa Đoàn Quốc hội đặt ở vị trí chính giữa, trước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thay mặt đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiến lên lư hương để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Sau phút mặc niệm của đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các thành viên trong đoàn đại biểu đi quanh linh cữu Đại tướng. Cùng đi có các Phó Chủ tịch Quốc hội. Các thành viên trong đoàn đến chia buồn với gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thay mặt đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi vào sổ tang.
Cũng lúc này, tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở 30 Hoàng Diệu, Hội đồng hương Quảng Bình mang di ảnh của Đại tướng đến chào tiễn biệt Đại tướng lần cuối trước khi vào Quảng Bình cho tang lễ ngày 13/10.
Lúc 7h35, tại Hà Nội: Tiếp sau đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn đại biểu Nhà nước tiến vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đoàn đại biểu Nhà nước chuẩn bị làm lễ viếng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến lên lư hương để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau phút mặc niệm trên nền nhạc tưởng niệm, đoàn Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đi vòng quanh linh cữu Đại tướng để vĩnh biệt vị Đại tướng có nhiều công lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, được nhân dân yêu quý, kính trọng; được bạn bè thế giới ngưỡng mộ. Đoàn Chủ tịch nước chia buồn với gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ghi vào sổ tang.
Lúc 7h30, tại Hà Nội: Linh cữu của Đại tướng được quàn ở chính giữa, được phủ lá quốc kỳ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đoàn đại biểu Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ Đại tướng, tiến về linh cữu để chia sẻ với gia quyến của Đại tướng.
Đoàn đại biểu Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ Đại tướng và đến chia buồn với gia quyến của Đại tướng.
Lúc 7h25, tại Hà Nội: Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông chính thức bắt đầu từ. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố chính thức bắt đầu lễ viếng.
Ngay sau tuyên bố bắt đầu lễ viếng, đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu vào viếng. Một không khí đau buồn bao trùm nhà tang lễ.
Chính giữa nhà tang lễ, trên cùng là cờ Tổ quốc cùng băng đen với dòng chữ "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa 1 đến khóa 7". Phía dưới là di ảnh Đại tướng trong quân phục uy nghiêm mà nhân hậu.
Lúc 7h15 tại Hà Nội: Tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, công tác chuẩn bị cho lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn tất.
Trước đó, 7h10 phút, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn viếng của các bộ ngành TƯ đã có mặt tại sảnh nhà Tang lễ Quốc gia, chuẩn bị vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bên trong, Linh cữu Đại tướng được phủ bên trên lá cờ Tổ quốc, được quàn chính giữa nhà tang lễ, hai bên là hai hàng tiêu binh. Gia quyến của Đại tướng đứng quanh linh cữu của Người sau lễ phát tang.
Lúc 6h40, tại TP Hồ Chí Minh: Từ sáng sớm, tại Hội trường Thống nhất TP.HCM, hàng nghìn người đã có mặt và xếp hàng theo thứ tự để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lãnh đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban mặt trận TP HCM cũng đã có mặt. Trên cổng hội trường thống nhất đã treo dải băng tang mang dòng chữ "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Ph
Người nước ngoài ngưỡng mộ vị đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhiều sinh viên, nhà báo, những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cầu chúc ông yên nghỉ. TimKarr đã chia sẻ hình ảnh này lên trang cá nhân: "Võ Nguyên Giáp, vị tướng huyền thoại của Việt Nam vừa qua đời. Đây là tấm ảnh...