Sống ở thành thị dễ bị hiếm muộn
Sống ở thành phố có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh con của phụ nữ, các nhà khoa học cho biết.
Mức độ ô nhiễm không khí cao và khói bụi giao thông kết hợp với mật độ dân cư đông đúc có thể làm gia tăng nguy cơ hiếm muộn, theo nghiên cứu mới từ Đại học Boston (My).
Hơn thế nữa, những cư dân thành phố thường gặp nhiều vấn đề về sinh sản hơn là người sống ở vùng nông thôn. Bởi vùng nông thôn không khí luôn sạch hơn.
Tiến sĩ Sajal Gupta của Bệnh viện Cleveland cho biết: “Những cặp vợ chồng hiếm muộn cần đặc biệt thận trọng nếu họ cư trú tại các khu vực có tỉ lệ hạt vật chất gây ô nhiễm trong môi trường cao. Di dời đến khu vực có tỉ lệ hạt vật chất gây ô nhiễm ở mức thấp hơn là một chọn lựa để ngăn chặn các tác động tiêu cực tới việc sinh con”.
Đại học Boston đã thực hiện nghiên cứu khảo sát với hơn 36.000 phụ nữ trong vòng 10 năm và phân tích khả năng việc phơi nhiễm với khói bụi giao thông có kéo giảm cơ hội thụ thai hay không.
Video đang HOT
Trong giai đoạn nghiên cứu, có gần 2.500 trường hợp ghi nhận hiếm muộn.
Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ sống gần các con đường lớn khoảng 199m có tỉ lệ nguy cơ hiếm muộn cao hơn 11% so với những người ở xa hơn khoảng cách này.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Shruthi Mahalingaiah cho biết: Nguy cơ này có thể bị xem nhẹ đối với cá nhân. Tuy nhiên, Mark Nieuwenhuijsen, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học môi trường và Viện sức khỏe toàn cầu Barcelona nhấn mạnh, tỉ lệ nguy cơ nêu trên dù bị xem nhẹ nhưng vẫn thể hiện vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng.
Ông nói: “Với cá nhân, kết quả có thể không quan trọng vì nguy cơ hiếm muộn chỉ tăng nhẹ, nhưng với xã hội nói chung, nó đáng lưu ý khi có rất nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng từ ô nhiễm”.
Nghiên cứu xem xét phân tích dữ liệu về các hạt vật chất gây ô nhiễm tìm thấy ở gần nơi ở của cư dân.
Tiến sĩ Christopher Somers của Đại học Regina cho rằng: “Ô nhiễm không khí gần các đường lớn với lưu lượng giao thông cao luôn tồi tệ hơn ở nơi khác. Vì thế hãy tránh sống tại khu vực này nếu có thể. Còn nếu bạn không có lựa chọn nào khác, hãy chú ý tới các khuyến cáo về chất lượng không khí, điều chỉnh hoạt động ngoài trời cho phù hợp”.
Theo Dailymail
Nam giới có tinh trùng bất động 100% vẫn có thể làm bố
Nếu tinh trùng bất động hoàn toàn, cặp vợ chồng thường được khuyên đi xin "con giống", tuy nhiên với kỹ thuật mới, các bác sĩ đã biến ước mơ làm bố thành hiện thực với những ông chồng không may này.
Các thuốc nhuộm cho phép xác định tinh trùng bất động nhưng còn sống và tinh trùng đã chết.
Lấy nhau được 2 năm mãi không thấy có tin vui dù cả hai còn trẻ, vợ chồng anh Minh (32 tuổi, Hà Nội) đi khám vô sinh. Tuy nhiên xét nghiệm lần nào, bác sĩ cũng lắc đầu vì tinh trùng của anh bất động 100%, dù thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cũng không có tác dụng. Năm 2015, cả hai đến Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội), may mắn các bác sĩ xác định vẫn có tinh trùng sống dù chúng bất động hoàn toàn. Nhờ đó, ước mơ làm bố của anh được nhen nhóm, rồi vợ anh có bầu và đến giữa năm nay thì sinh đôi hai bé gái.
Hiện hai bé được gần 3 tháng tuổi, trong khi anh chị vẫn còn 11 phôi lưu trữ và có khả năng sinh thêm con nếu muốn.
Ca bệnh đặc biệt này được bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản bệnh viện Bưu Điện chia sẻ tại hội thảo khoa học về những tiến bộ trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản diễn ra tại Hà Nội chiều 18/11. Đến nay tại đây 4 bệnh nhân có tinh trùng bất động 100% được can thiệp, một cặp đã sinh con, một cặp đã có thai, còn 2 cặp chưa tiến hành chuyển phôi.
Theo bác sĩ Nhã, yếu tố quyết định khả năng sinh sản của nam giới là các chỉ số về tinh trùng trong tinh dịch, mức độ di động... Tinh trùng bất động 100% hầu như không di chuyển, có thể có con sống, có thể có con chết. Nguyên nhân của tình trạng này do tổn thương tinh hoàn, thực phẩm, môi trường sống, tia sóng năng lượng cao, dược phẩm điều trị...
"Những trường hợp này, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển không giúp ích gì, muốn thụ tinh phải xác định có tinh trùng sống mới làm được. Trước đây y học bó tay và khuyên vợ chồng nên đi xin tinh trùng nhưng nay thì khác", bác sĩ Nha chia sẻ.
Đầu tiên, các bác sĩ dùng thuốc nhuộm kiểm tra xem có tinh trùng sống hay không. Khi xác định có con còn sống, bằng kỹ thuật HOS-Test (Hypo-osmotic Swelling Test) các chuyên gia tìm bắt tinh trùng sống. Những "con giống" này sau đó được tiêm trực tiếp vào tế bào tương trứng.
Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên trung bình 2-3 lần trong một tuần, không dùng biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai. Tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh khoảng 7,7%; trong đó các yếu tố về sinh sản của nam giới ảnh hưởng đến gần 50% việc hiếm muộn/vô sinh. Mức độ vô sinh ở nam giới được chia làm 4 cấp độ thì trường hợp tinh trùng bất động hoàn toàn được xếp ở mức cao nhất.
Theo VNE
Tuổi "bẻ gẫy sừng trâu"- Đừng phung phí "chuyện ấy" quá 8 lần/tuần Theo Ts. Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ- phòng khám Nam học và Hiếm muộn, mặc dù đang ở độ tuổi được coi là "bẻ gẫy sừng trâu" (tức là độ tuổi 20) vô cùng khỏe mạnh, nhưng ở thời "trai trẻ" này, cánh mày râu cũng không nên yêu quá 8 lần/ tuần. ảnh minh họa Hậu quả từ việc "sáng bảy,...