Sống ở một thành phố nhỏ là quyết định tài chính tốt nhất giúp vợ chồng tôi giàu có và hạnh phúc hơn, đây là 6 lý do quan trọng
Tôi đã từng rất tiếc nuối, không hề muốn bỏ lại cuộc sống nhộn nhịp ở thành phố lớn.
(Bài viết là chia sẻ của một người dùng mạng đăng tải trên trang web gobankingrates)
Tôi vốn rất yêu các thành phố lớn sầm uất. Tôi đã sống ở Washington, D.C trong 6 năm. Khi đó chồng tôi theo học để lấy bằng tiến sĩ tại đại học Georgetown.
Thành phố lớn có quá nhiều thứ tuyệt vời như các bảo tàng, công trình văn hóa, cuộc sống náo nhiệt về đêm, loạt nhà hàng ngon tuyệt vời, các cơ hội nghề nghiệp và vô số thứ khác.
Sau đó vợ chồng tôi chuyển đến thành phố nhỏ Kentucky với dân số chỉ khoảng 60.000 người. Chồng tôi nhận được một vị trí giảng dạy tại trường đại học của bang. Khi ấy tôi đã rất tiếc nuối, không hề muốn bỏ lại cuộc sống nhộn nhịp ở thành phố lớn.
Tuy nhiên sau đó tôi sớm nhận ra rằng chuyển đến một thành phố nhỏ là quyết định tài chính tốt nhất của hai vợ chồng. Những gì mà tôi nhận được lớn hơn rất nhiều so với những thứ tôi phải từ bỏ.
Và sau đây là những lý do khiến tôi đưa ra nhận định ấy:
1. Chúng tôi không phải cắt giảm lương
Ảnh minh họa
Hẳn mọi người sẽ nghĩ rằng mức chi phí ở một thành phố lớn rất đắt đỏ, vậy nhưng bù lại bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Mức lương của chúng ta sẽ bị giảm nếu sinh sống tại thành phố nhỏ hơn.
Tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Có khá nhiều công việc cho bạn mức lương như nhau dù ở thành phố lớn hay thị trấn nhỏ.
Ví dụ chồng tôi là một giảng viên, anh ấy chẳng hề kiếm được nhiều hơn khi làm việc tại một trường đại học ở thành phố lớn. Có thể nhiều hơn một chút nhưng mức chênh lệch ấy không đủ để bù đắp sự khác biệt về chi phí sinh hoạt.
Càng ngày càng có nhiều người nhận ra rằng công việc của họ không nhất thiết phải ràng buộc với địa điểm sinh sống. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin thì hiện nay số người làm việc tại nhà hoặc làm trợ lí ảo ngày càng tăng cao.
Video đang HOT
2. Chi phí nhà ở rẻ hơn
Khoản chi lớn nhất đối với hầu hết mọi người là dành cho nhà ở. Tuy nhiên khi sống ở một thành phố nhỏ, vợ chồng tôi đã quản lý khoản chi ấy dễ dàng hơn rất nhiều so với ở đô thị lớn.
Việc sở hữu một ngôi nhà ở Washington, D.C là vấn đề lớn đối với vợ chồng tôi. Tuy nhiên khi chuyển đến Kentucky vào năm 2003, chúng tôi đã có thể mua một ngôi nhà rộng rãi. Giá của nó thấp hơn 2 – 3 lần so với căn nhà có diện tích bằng một nửa tại Washington. Một so sánh để thấy rõ hơn, người bạn thân của tôi hiện đang sống ở thành phố New York trong căn hộ 2 phòng ngủ có diện tích bằng 1/3 ngôi nhà của tôi. Vậy nhưng số tiền thuê nhà cô ấy phải trả mỗi tháng thậm chí gấp đôi chi phí tôi phải thanh toán cho khoản vay thế chấp mua nhà của mình.
Ngôi nhà của chúng tôi xinh đẹp với khu vườn rộng, một cái ao ở sân trước, thêm cả con sông ở sân sau. Bởi vì chi phí cho nhà ở giảm nên vợ chồng tôi có nhiều tiền hơn để tiết kiệm và làm những việc yêu thích khác.
Ảnh minh họa
3. Chi phí đi lại rất dễ chịu
Điều thú vị khi sống ở một thành phố nhỏ là bạn không phải đi quãng đường quá xa để đến nơi làm việc. Ở các thành phố lớn, tuyến đường đi làm thường dài, giao thông cũng khó khăn và giá thành thì đắt đỏ hơn.
Chồng tôi mất ít thời gian cho việc đi lại hơn, khoảng 30 phút so với 45 phút là thời gian đi làm trung bình hàng ngày của người Mỹ. Bản thân tôi làm việc tại nhà, tuy nhiên vẫn dành khoảng 30 phút đưa đón các con đi học. Nhờ thế mà chúng tôi chi tiêu cho việc đi lại ít hơn 12 USD mỗi ngày so với mức chi tiêu ở thành phố lớn.
4. Chi phí nuôi con hợp túi tiền hơn
Có một sự thật là dù bạn sống ở đâu thì chi phí nuôi con cũng rất tốn kém. Ngoài nhà ở thì chi phí chăm sóc, giáo dục con cái gần như là khoản chi lớn thứ hai, theo nhận định của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Tuy nhiên việc nuôi một đứa trẻ khi sống ở thành phố nhỏ sẽ hợp túi tiền hơn so với ở đô thị lớn.
Tôi có ba đứa con. Khi đứa con út lên 4 tuổi đi gửi trẻ, tôi phải trả 6.250 USD để thằng bé đi học cả ngày ở trường mầm non trong 10 tháng/năm. Bạn tôi sống ở New York phải trả tới 18.000 USD trong 1 năm nhưng chỉ với chương trình học nửa ngày và 5 ngày/tuần.
Nhờ chi phí chăm sóc, nuôi dạy ba đứa con khá dễ chịu, chúng tôi có nhiều tiền hơn dành cho việc học đại học của chúng. Cả gia đình cũng có thể đi du lịch trải nghiệm cuộc sống bên ngoài. Hai đứa con lớn của tôi đã được đến một nửa số bang trong nước, đứa con út thì là 10 bang.
5. Có ít cám dỗ chi tiêu hơn
Ảnh minh họa
Thực tế là ở một thành phố nhỏ sẽ có ít cám dỗ khiến bạn phải tiêu tiền hàng ngày hơn. Cửa hàng, nhà hàng hay quán bar hào nhoáng có ít hơn xung quanh bạn. Nếu muốn đi ăn ngoài, bạn thậm chí phải đi quãng đường không hề ngắn. Vì vậy mà gia đình tôi có xu hướng ăn ở nhà là chủ yếu, điều đó giúp cho khoản tiền tiết kiệm tăng lên.
Thời điểm chúng ta đi du lịch tới các thành phố lớn, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức các bữa ăn ở những nhà hàng lớn để thêm trải nghiệm cho cuộc sống.
6. Áp lực “bằng bạn bằng bè” giảm đi đáng kể
Sống ở một thị trấn nhỏ, tôi thực sự không phải lo lắng hay có áp lực về việc phải bằng bạn bằng bè. Điều đó trái ngược với sống ở một thành phố lớn, nơi mà những người xung quanh có thu nhập trung bình cao hơn và nhiều người giàu.
Ở thành phố nhỏ, xung quanh tôi không bị vây kín bởi những chiếc xe hơi và các bộ quần áo hào nhoáng. Các con tôi cũng không đòi hỏi một bữa tiệc xa hoa, bởi bạn bè của chúng chẳng ai sở hữu bữa tiệc với chi phí đắt đỏ quá mức. Và chúng theo học trường công, giống như hầu hết những đứa trẻ khác.
Tôi nghĩ rằng việc không bị cám dỗ chi tiêu và mức chi phí sinh hoạt thấp hơn ở thành phố nhỏ đã giúp gia đình tôi giữ được nhiều tiền. Từ đó mà chúng tôi có bước tiến vượt bậc về tài chính, điều sẽ khó có thể làm được khi sống tại một thành phố lớn.
Xây dựng giàu có, tránh mọi nợ nần với 3 quy tắc ai cũng làm được
Những quy tắc tài chính này sẽ giúp bạn hướng tới sự ổn định về tài chính, xây dựng sự giàu có.
(*) Bài viết là chia sẻ của Tanza Loudenback, chuyên gia lập kế hoạch tài chính, phóng viên của Business Insider. Cô thường chia sẻ các bài viết về tài chính cá nhân, thuế, đầu tư, hưu trí, xây dựng tài sản và quản lý nợ.
Khi mới tốt nghiệp đại học, tôi nhớ mình đã rất bối rối, thậm chí là căng thẳng khi nghĩ đến việc cân bằng cuộc sống đơn giản của mình với sự náo nhiệt của cuộc sống ở Thành phố New York và bắt đầu công việc mới. Tôi muốn sống có trách nhiệm và tiết kiệm tiền cho tương lai, nhưng không thể phủ nhận tôi cũng muốn tận hưởng hiện tại.
Tôi quyết tâm tránh nợ bằng mọi cách nhưng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu khi lập ngân sách. Về rồi sau một thời gian tìm hiểu qua sách báo, internet, tôi đã quyết định Sau khi chuyển sang sách và internet, tôi đã chọn ra được một vài quy tắc tài chính cá nhân để làm điểm khởi đầu.
Giờ đây, khi tôi đã đạt được những cột mốc đáng kể trên con đường xây dựng sự giàu có về tài chính, có 3 quy tắc cơ bản mà tôi luôn đảm bảo theo sát.
Quy tắc 1: Sử dụng nguyên tắc 50/30/20 cho ngân sách
Nguyên tắc 50/30/20 đã được Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, cựu giáo sư Harvard Elizabeth Warren và con gái bà, Amelia Warren Tyagi, giới thiệu lần đầu trong cuốn sách có tên "All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan" (tạm dịch: Tất cả giá trị của bạn: Kế hoạch kiếm tiền trọn đời). Cuốn sách như một kim chỉ nam cho người đọc, giúp bạn có thể trang trải tất cả các chi phí của mình mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt trong cuộc sống.
Theo đó, nguyên tắc 50/30/20 được các tác giả đề xuất, cụ thể là chia thu nhập thành 3 phần: 50% thu nhập dành cho chi phí cố định, 30% thu nhập dành cho chi tiêu linh hoạt và 20% thu nhập được phân bổ cho tiết kiệm, trả nợ.
Tôi đã sử dụng nguyên tắc này như một khuôn khổ để chia nhỏ các khoản lương đầu tiên của mình và điều chỉnh cách chi tiêu của mình từ đó. Đó không phải là việc bạn phải tự làm khó bản thân, đặt ra những quy tắc hà khắc mà là khắc sâu vào đầu chìa khóa để tránh nợ nần và xây dựng sự giàu có chính là sống dưới mức thu nhập của mình.
Sau một thời gian tuân theo quy tắc này, tôi đã có thể trang trải hết các chi phí của mình mà vẫn đảm bảo cho nhu cầu giải trí. Tôi cũng bắt đầu tiết kiệm khoảng 5% thu nhập của mình cho những trường hợp khẩn cấp và dần gia tăng tỷ lệ tiết kiệm lên. Dù chưa thể đạt ngay con số tiết kiệm 20% tiết kiệm đề ra song trong tôi đã có sự tiến bộ theo từng ngày và nguyên tắc này cũng cho tôi một mục tiêu để hướng tới.
Quy tắc 2: Chi ít hơn 30% thu nhập cho chi phí nhà ở
"Quy tắc 30%" ban đầu xuất phát từ chính phủ Mỹ. Vào những năm 1930, chính phủ Mỹ đã thiết lập một thước đo phổ quát về khả năng chi trả nhà ở. Những năm 1980, các chuyên gia đánh giá rằng những người đang chi hơn 30% tổng thu nhập của mình cho nhà ở chính là đang tự tạo "gánh nặng". Theo dữ liệu của Điều tra dân số Hoa Kỳ, năm 2018, gần một nửa người dân nước này đang phải chịu gánh nặng về chi phí nhà ở.
Từ căn hộ đầu tiên của tôi ở thành phố New York đến nơi ở hiện tại ở Los Angeles, tôi luôn cố gắng giữ cho chi phí thuê nhà và các tiện ích thấp hơn 30% thu nhập sau thuế của mình (tôi tính cả thuế vì tôi đảm bảo chắc chắn rằng mình đã không chi tiêu quá mức). Dù là sống ở thành phố nào, tôi luôn tìm những người bạn cùng phòng và chọn căn có giá hợp lý nhất để đảm bảo số tiền phải bỏ ra là nhỏ nhất.
Điều này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn có thể thực hiện theo, nó sẽ tạo ra tác động tích cực với túi tiền của bạn trong thời gian lâu dài. Đối với tôi, sự thay đổi này đã giúp thúc đẩy hiệu quả khoản tiết kiệm.
Quy tắc 3: Tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng chi phí cho những trường hợp khẩn cấp
Giờ đây khi là một nhà lập kế hoạch tài chính, tôi càng hiểu lý do quỹ khẩn cấp cần có sự linh hoạt phụ thuộc vào bạn là ai, thuộc đối tượng nào. Nhìn chung:
Nếu bạn đã có gia đình và gia đình bạn chỉ có một thu nhập duy nhất, bạn cần tiết kiệm được tối thiểu 6 tháng chi phí sinh hoạt cho quỹ khẩn cấp.
Nếu bạn đã có gia đình và gia đình bạn có 2 thu nhập, bạn cần tiết kiệm được tối thiểu 3 tháng chi phí sinh hoạt cho quỹ khẩn cấp.
Nhìn chung, bạn càng có ít nguồn thu nhập, càng thiếu ổn định, nhiều người phụ thuộc thì bạn càng cần nhiều tiền hơn trong quỹ này. Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn trang trải trong những trường hợp khẩn cấp y tế, hỏng xe, mất việc hoặc những biến cố khác. Đối với đại đa số mọi người, vấn đề không phải là điều gì sẽ xảy ra mà là khi nào .
Bản thân tôi đã mất ít nhất 2 năm để tiết kiệm được 6 tháng chi phí (bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi). Dù tôi đã sống với người bạn đời của mình được hơn 1 năm, nhưng chúng tôi luôn độc lập trong tiền bạc nên tôi luôn tuân theo nguyên tắc dành cho hộ gia đình chỉ có 1 thu nhập. Trong suốt những khoảng thời gian kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, quỹ khẩn cấp chính là thứ đem lại cho tôi cảm giác an toàn về tài chính.
9 lời khuyên tiền bạc đắt giá giúp chị em độc thân ngày càng giàu có Nhiều người nói rằng phụ nữ không hơn nhau ở tấm chồng mà hơn nhau ở tài khoản ngân hàng. Càng bắt đầu tiết kiệm sớm, bạn sẽ càng có được lợi thế. Dưới đây là những lời khuyên tiền bạc hữu ích giúp bạn tiết kiệm bất chấp thu nhập. Sống đạm bạc là điều không dễ dàng khi bạn phải hạn...