Sóng địa chấn bí ẩn làm rung chuyển Trái đất mỗi phút
Trong khi một giả thuyết cho rằng sóng địa chấn bí ẩn là do sóng biển đánh vào bờ biển, một giả thuyết khác cho rằng nó có thể liên quan đến núi lửa.
Theo tạp chí Discover, một cơn chấn động mờ nhạt bí ẩn tiếp tục đang làm rung chuyển hành tinh của chúng ta sau mỗi 26 giây một lần. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết nguồn gốc từ đâu.
Được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960 bởi một nhà nghiên cứu có tên Jack Oliver, vi địa chấn sau đó được đề cập bởi Gary Holcomb, một nhà địa chất của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ nghiên cứu kỹ hơn vào năm 1980.
Video đang HOT
“Jack không có nguồn lực vào năm 1962 như chúng tôi có vào năm 2005. Ông ấy vào thời điểm đó không có máy đo địa chấn kỹ thuật số và phải xử lý dữ liệu bằng giấy một cách độc lập”, Mike Ritzwoller, nhà địa chấn học tại Đại học Colorado cho biết.
Trong khi Oliver cố gắng theo dõi nguồn gốc của xung tới một nơi nào đó ở phía nam hoặc xích đạo Đại Tây Dương thì nhiều thập kỷ sau, Garrett Euler, một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của nhà địa chấn học Doug Wiens tại Đại học Washington đã tìm cách thu hẹp nó hơn nữa đến một phần của Vịnh Guinea được gọi là Bight of Bonny.
Tuy nhiên, trong khi Euler, người đã trình bày phát hiện của mình tại hội nghị của Hiệp hội Địa chấn Mỹ năm 2013, giả định rằng xung là do sóng biển đánh vào bờ biển, một nhóm do Yingjie Xia từ Viện Đo đạc và Địa vật lý ở Vũ Hán, Trung Quốc đề xuất các chấn động rất có thể liên quan đến núi lửa, vì một ngọn núi lửa trên đảo Sao Tome ở Bight of Bonny dường như khá gần với điểm gốc của xung kích.
“Chúng tôi vẫn đang chờ đợi lời giải thích cơ bản về nguyên nhân của hiện tượng này. Vấn đề của tất cả những điều này là có những hiện tượng rất thú vị, cơ bản trên Trái đất được biết tồn tại ở ngoài đó và vẫn còn là bí ẩn”, Ritzwoller cho biết.
Mảnh vỏ Trái Đất "thất lạc" bị nuốt chửng ở Thái Bình Dương
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mảng kiến tạo mất tích của Trái Đất, thủ phạm tạo nên một phần vành đai lửa Thái Bình Dương.
Mảng kiến tạo có thể hiểu là một mảnh vỏ của Trái Đất. Vỏ Trái đất không liền lạc mà hiện đang chia làm 15 mảng kiến tạo lớn nhỏ, các lục địa và đại dương nằm trên các mảng này. Nhưng mảnh "Phục Sinh" mới được tìm thấy không nằm trong số 15 mảnh đó: nó đang nằm đâu đó trong lòng đất vì bị chính Trái Đất "nuốt chửng".
Những mảng kiến tạo ngày nay của Trái Đất - ảnh: PHYS.ORG
Công trình mới từ Đại học Houston (Mỹ) đã giúp tái tạo lại mảng kiến tạo cổ xưa đó trên mô hình máy tính, tái tạo lại hoạt động của các mảng kiến tạo kể từ kỷ nguyên địa chất Kainozoi, khởi đầu khoảng 66 triệu năm trước.
Trước đó, các nhà địa vật lý đã ghi nhận được sự tồn tại của 2 mảng kiến tạo ở Thái Bình Dương là mảng Kula và mảng Farallon. Nhưng có quá nhiều magma (đá nóng chảy) hiện diện ở phần phía Đông vị trí cũ mà 2 mảng từng tồn tại (Alaska và Washington ngày nay) cho thấy có một mảnh ghép còn thiếu.
Điều này đã dẫn các nhà khoa học tới mảng Phục Sinh: phần vành đai lửa ở gần bờ biển Bắc Mỹ chính là do nó, hay đúng hơn là phần nó bỏ lại trước khi chui hoàn toàn vào lòng đất trong quá trình gọi là "hút chìm". Đó là khi Trái Đất tự nuốt một mảng vỏ của mình, một phần hay toàn bộ.
Do cõng trên lưng các lục địa và đại dương, nên quá trình nuốt rồi trồi lên của các mảng kiến tạo chính là nguyên nhân khiến đất đai nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại bị chia tách thành nhiều châu lục như ngày nay.
Tàn dư tuyệt đẹp sau cái chết của ngôi sao trong không gian sâu thẳm Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện bằng chứng về một vụ nổ siêu tân tinh cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng. "Trên thực tế, đây là một phần nhỏ của sóng xung kích siêu tân tinh nằm cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng", NASA cho biết. Theo NASA, vụ nổ siêu tân tinh Cygnus ban đầu đã thổi bay...