Sông Đáy thơ mộng bị ô nhiễm trầm trọng, trở thành “dòng sông chết”
Năm nào cũng vậy, cứ từ tháng 9 cho đến tháng giêng, nguồn nước sông Đáy chảy qua địa phận các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Hà Nội, lại bị ô nhiễm trầm trọng bởi sự thiếu ý thức của người dân sống trên các khu vực gần thượng nguồn
Từ nhiều năm nay, người dân sống ở các khu vực gần sông Đáy, đặc biệt là là một số xã thuộc địa phận huyện Hoài Đức, Quốc Oai, thường xuyên phải gánh chịu sự ô nhiễm nguồn nước trầm trọng của con sông này.
Ông Đỗ Hữu Hiệp (66 tuổi), người dân sống ở xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, cho biết: Trước đây, lúc rảnh rỗi, tôi thường ra sông câu cá, vừa để thư giãn, vừa để mang về ăn, phụ giúp thêm cho gia đình. Từ khi nước sông chuyển sang màu đen kịt thì tôi ít khi đi câu ngoài đó nữa, có chăng chỉ đi câu để kiếm vài con cá mang về cho gà, vịt ăn. Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, cứ từ tháng 9 cho đến tháng giêng, nước sông Đáy đang xanh biếc bỗng chuyển sang màu đen sẫm và bốc mùi hôi thối, khiến cho người dân sống gần đó rất khó chịu. Mỗi khi qua đó, ai cũng phải bịt khẩu trang kín mít vì nước sông bốc mùi tanh nồng nặc. Nếu nhỡ có dính nước này thì rất khó có thể rửa được hết mùi.
Trước khi bị ô nhiễm, sông Đáy đã từng mang lại sức sống cho người dân sức sống ở các khu vực xung quanh, với những dòng nước trong xanh, sạch sẽ, đầy thơ mộng
Đi tìm lời giải đáp cho sự ô nhiễm này, chúng tôi đã tìm đến một số xã sống ở khu vực phía thượng nguồn sông và thực sự bức xúc vì những gì đang diễn ra ở nơi đây.
Tại các xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, nơi có nghề sản xuất miến dong truyền thống, tình trạng ô nhiễm diễn ra ở khắp mọi nơi. Do đặc thù của một làng nghề truyền thống nên hầu như gia đình nào ở đây cũng tham gia sản xuất và chế biến nông sản. Mỗi ngày, có hàng trăm tấn củ sắn, củ đót được sơ chế, tẩy rửa và chế biến thành các sản phẩm khác nhau.
Tất cả các chất thải trong quá trình sản xuất đều được xả thẳng ra cống rãnh rồi tiếp tục chảy xuống sông Đáy, mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào, khiến cho nước sông trở nên đen kịt. Chất thải chăn nuôi hòa lẫn với chất thải từ chế biến nông sản đã tạo cho nước sông có một mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu.
Video đang HOT
Ông Đỗ Hữu Hiệp (66 tuổi), một người dân sống ở xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đang câu cá ngoài sông Đáy bức xúc phản ánh
Trước đây, nước con sông Đáy rất trong xanh, sạch sẽ và thơ mộng với những bè rau muống non mơn mởn. Người dân thường xuyên đánh bắt cá trên sông và sử dụng nước để sinh hoạt. Trẻ nhỏ có thể bơi lội trong những ngày hè nóng nực…
Nhưng từ khi nước sông trở nên ô nhiễm, bốc mùi hôi tanh nồng nặc, thì sông Đáy đã không còn mang lại sức sống cho những người dân sống nơi đây. Rau muống bè đã từng là một món ăn giản dị, một thứ đặc sản làm biết bao người tỉnh xa phải xiêu lòng mỗi khi ghé thăm Hà Nội, thì nay chỉ còn được sử dụng cho chăn nuôi.
Môi trường sinh thái bị đe dọa khiến cho thủy sản sống ở sông thường xuyên chết hàng loạt. Người dân cũng không còn đánh bắt cá về để ăn hay sử dụng nước cho sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả trong nông nghiệp, người dân cũng không dám lấy nước sông để dẫn vào ruộng vì cây cũng khó có thể sống được với nồng độ ô nhiễm như vậy.
Một đoạn sông Đáy chảy qua địa phận xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội, khu vực phía hạ nguồn đang bị ô nhiễm bởi nguồn nước đen kịt, bốc mùi hôi tanh nồng nặc
Sông Đáy đã trở thành một con sống “chết” và lỗi là do ai? Người dân sống ở những khu vực gần hạ nguồn sông chỉ biết sống chung với “lũ” mà không biết kêu ai. Còn những người dân sống ở khu vực thượng nguồn, nơi mà chất thải được xả trực tiếp xuống sông, họ cũng đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương nhưng đâu lại vào đấy, tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo một người dân ở xã Dương Liễu cho biết, từ khi người dân ở đây có nghề sản xuất miến dong đến nay, đời sống người dân trở nên khấm khá hơn trước. Hầu như gia đình nào cũng làm nghề này nên chẳng ai nói được ai. Dần dần, mọi người cũng quen với lối sản xuất như vậy và không còn ai quan tâm đến môi trường xung quanh có bị ô nhiễm hay không.
Với tâm lý “cha chung không ai khóc”, người dân ở các xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, vẫn cứ sống theo kiểu “mạnh ai người ấy làm”, trong khi chính quyền địa phương thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Kết quả là môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn. Mùi hôi thối nồng nặc bốc ra ngay từ đầu làng cho đến cuối làng khiến cho ai đi qua cũng cảm thấy khó chịu.
Chất thải từ chế biến nông sản hòa lẫn với nước thải chăn nuôi đều được xả thẳng ra cống rãnh rồi tiếp tục chảy xuống sông Đáy mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào, khiến cho nước trở nên đen sẫm
Chỉ vì lợi nhuận kinh tế, mà những người dân sống ở nơi đây sẵn sàng hủy hoại môi trường xung quanh một cách không thương tiếc. Tương lai sẽ ra sao khi mà con cháu họ sẽ phải sống trong một môi trường luôn tiềm ẩn những mầm mống bệnh tật. Không biết họ có nghĩ đến cuộc sống của những người dân sống ở khu vực ven sông, đặc biệt những người sống ở khu vực hạ nguồn sẽ ra sao không khi mà nguồn nước họ đang sử dụng lại bị ô nhiễm trầm trọng như vậy? Có lẽ, họ sẽ chẳng bao giờ quan tâm tới những điều đó.
Trong khi, trách nhiệm chưa rõ thuộc về ai thì sự thiếu ý thức của đại bộ phận người dân sống ở các xã trên đang dần dần giết chết một con sông đã từng rất tươi đẹp. Sự ô nhiễm của các làng nghề truyền thống đã kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy khó có thể lường trước được.
Con sông Đáy bị ô nhiễm chỉ là một trong những tác hại mà sự thiếu ý thức của người dân các làng nghề nói riêng và những người dân sống gần con sông nói chung đã gây ra. Môi trường con sông bị ô nhiễm sẽ khiến cho cuộc sống, sức khỏe của người dân sống ở các khu vực ven sông cũng như các sinh vật thủy sinh bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo LDO
Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy với mục tiêu tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sông...
Quy hoạch cũng để cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cải thiện cảnh quan môi trường sinh thái vùng ven sông Đáy.
Bên cạnh đó, chủ động phòng, chống lũ trên hệ thống sông Đáy, bảo đảm an toàn đê điều, góp phần bảo đảm an toàn cho Thủ đô Hà Nội và vùng ven sông Đáy thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Đồng thời, tạo điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân tại các khu vực phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Đáy trước đây.
Về tiêu chuẩn phòng, chống lũ, hệ thống sông Đáy phải đảm bảo chống lũ nội tại, đồng thời chống được lũ trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500 m3/s theo quy định.
Hệ thống tiêu thoát nước, lũ trên hệ thống sông Đáy đã được đốc thúc đầu tư thời gian qua.
Một trong giải pháp phòng, chống lũ là cải tạo lòng dẫn để đảm bao đưa nước thường xuyên từ sông Hồng vào sông Đáy cả về mùa kiệt và mùa lũ, với lưu lượng tối đa 450 m3/s (không gây ngập vùng bãi sông Đáy).
Bên cạnh đó, nâng cấp, hoàn thiện đê sông Đáy khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức và đê hữu Đáy (tỉnh Hà Nam) để thực hiện xóa bỏ các khu chậm lũ trước đây; xử lý ẩn họa trong thân đê, trồng cây chắn sóng, trồng cỏ bảo vệ đê, tạo cảnh quan môi trường.
Về giải pháp phi công trình, cần nâng cao nhận thức về phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh, đối phó, thích nghi với ngập lụt.
Tăng cường công tác quản lý đê điều, các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, chống lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ. Hướng dẫn việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng nhà cửa, công trình tại những khu vực được phép xây dựng ở vùng bãi sông Đáy và vùng bụng chứa Vân Cốc đảm bảo tránh lũ, ổn định dân sinh, giảm thiểu thiệt hại khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.
Tổ chức hộ đê trong mùa mưa lũ, nhất là khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa nhằm phát hiện, xử lý kịp thời kho có sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; xây dựng phương án ứng phó khi chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy để chủ động đảm bảo an toàn dân sinh. Việc huy động vật tư, nhân lực, phương tiện để hộ đê thực hiện theo quy định của pháp luật.
P.Thảo
Theo Dantri
Trốn nhà đi tắm sông, 3 em nhỏ bị chết đuối Vụ việc đau lòng kể trên xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 19.6, tại thôn Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nạn nhân là 3 em nhỏ. Chiều ngày 19.6, các em Đỗ Đăng Trường (10 tuổi), Đỗ Đăng Sơn (10 tuổi), Đỗ Thị Hồng (8 tuổi), Đỗ Đăng Hoàng (11 tuổi) và Đỗ Đăng Dương...