Sông đà cạn trơ đáy , nông dân hối hả bơm cát cứu cá
Nước sông Đà cạn kỷ lục, người nuôi cá lồng đang đứng ngồi không yên chờ nước về…
Sông Đà cạn nước kéo dài, người nuôi liên tục hút cát để cứu cá nuôi lồng
Mực nước sông Đà đang xuống rất thấp. Tại xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ) hàng chục lồng nuôi cá trên sông Đà của anh Thiều Minh Thế đang “thoi thóp” đợi nước về.
Nước cạn đã 3 tuần nay, ngày nào anh Thế và các cộng sự cũng liên tục phải bơm hút cát ở dưới lòng sông khu vực đặt lồng nuôi để cứu cá.
Thiếu nước, cá đang chết dần. Đến thời điểm hiện tại theo anh Thế tính toán thì nhà anh đã bị chết khoảng 10 tấn cá lăng.
16 trong tổng số 52 lồng nuôi cá của anh Thế đang “mắc cạn”. Nước thiếu, hàng tấn cá bị bóp nghẹt trong không gian chật hẹp, cá xô vào nhau bị trầy xước dẫn tới bị thương, cát vào mang khiến đàn cá bị chết dần đi.
Các cộng sự của anh Thế đang nỗ lực luồn họng hút cát xuống phía dưới đáy các lồng cá để hút cát ra. Nhiều năm nay tình trạng nước cạn vẫn xảy ra nhưng năm nay đi cùng với thiếu nước, lòng sông lại bị cát bồi đắp, tình trạng kéo dài khiến việc nuôi cá lồng càng gặp khó khăn.
Video đang HOT
Hình ảnh dãy lồng cá bị “mắc cạn” khi mực nước sông xuống thấp.
Tại vị trí anh Thế đứng là một đụn cát trồi lên mặt nước, anh cho biết mọi năm trước không xảy tình trạng này. Xung quanh là nơi đặt những lồng nuôi cá bỏ trống. Công việc hàng ngày của anh Thế bây giờ là bơm hút cát và tháo dỡ lồng cá “mắc cạn”.
Các thợ hàn đang cắt phá các lồng thép nuôi cá trên sông Đà tại cơ sở nuôi của anh Thiều Minh Thế. Nghề nuôi cá lồng trên sông cũng khá bấp bênh, anh Thế cho biết vào năm 2017 mất 3 tỉ đồng tiền cá vì lũ lụt. Anh tiếp tục vay ngân hàng đầu tư nuôi cá để gỡ gạc song từ đó đến nay liên tục xảy ra tình trạng sông Đà cạn nước, đồng vốn cứ thế mòn dần.
Một lồng nuôi cá diêu hồng trên sông Đà của cơ sở anh Thế hiện vẫn đang hoạt động lay lắt. Năm 2013 anh Thế được giao 1,25 ha mặt nước để nuôi cá, đến nay chỉ còn lại 36 lồng. Các loại cá được nuôi gồm: cá lăng, diêu hồng, trắm cỏ, rô phi, cá bỗng… Tiền thức ăn cho cá khoảng 10 triệu/ngày.
Thương lái mua bán cá trực tiếp hàng ngày trên lồng bè tại cơ sở nuôi cá của anh Thế.
Hiện tại việc cho cá ăn chỉ diễn ra cầm chừng, việc quan trọng bây giờ là bơm hút cát tránh bị bồi lấp đáy sông nơi đặt các lồng nuôi để cứu cá.
Sự biến đổi khí hậu bất thường qua các năm khiến cho các chủ hộ nuôi trồng thủy sản như anh Thế trên dòng sông Đà gặp nhiều khó khăn, đến nay chưa có giải pháp khắc phục một cách toàn diện.
Trồng chuối, nuôi chim "khổng lồ", dân ở đây thu nhập hàng trăm triệu, làng quê nhanh khởi sắc
Tận dụng diện tích chăn thả rộng và các vùng đất bãi ven sông Hồng, Sông Đà, bà con nông dân các xã ở huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế.
Trong đó, nhiều mô hình trồng chuối, nuôi chim "khổng lồ" đà điểu đã mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Hơn 200 hộ chăn nuôi loài chim khổng lồ: Đà điểu
Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi loài chim "khổng lồ" đà điểu, mỗi con nặng tới cả tạ, trang trại của anh Ngô Quang Nam (thôn Hòa Trung, xã Vân Hòa) đang nuôi 400 con trên tổng diện tích 7.000m2.
Ngoài nuôi đà điểu thương phẩm, anh Nam còn tập trung phát triển đà điểu sinh sản để cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi tại địa phương.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Nam còn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu, cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và bao tiêu đầu ra cho các hộ chăn nuôi.
Lãnh đạo TP.Hà Nội và huyện thăm mô hình nuôi đà điểu - loài chim khổng lồ tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì). Ảnh: T.L
Cùng tham gia phát triển kinh tế bằng loài chim khổng lồ này, anh Phan Ngọc Tú (ở thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa) bắt tay nuôi thử nghiệm 20 con vào năm 2017. Sau một năm phát triển thuận lợi, anh Tú tiếp tục đầu tư thêm 50 con để nuôi lấy thịt và thực hiện úm đà điểu giao cho các hộ chăn nuôi.
Hiện nay, cơ sở chăn nuôi đà điểu của gia đình anh Tú ngày càng lớn mạnh, mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 10 tấn giò đà điểu, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập 5,5 triệu đồng/tháng.
Ông Ngô Gia Huệ - Chủ tịch Hội ND xã Tản Lĩnh (Ba Vì) cho biết: Hiện toàn xã có 32 hộ chăn nuôi đà điểu với quy mô 1.900 con. Đà điểu khi xuất chuồng có trọng lượng trên 100kg. Sản phẩm thịt đà điểu, trứng đà điểu, giò đà điểu được người tiêu dùng trong vùng rất ưa chuộng.
Ngoài xã Tản Lĩnh, nghề chăn nuôi đà điểu tại huyện Ba Vì còn khá phổ biến ở các xã Vân Hòa, Ba Trại..., với tổng số khoảng 200 hộ. Với mỗi con đà điểu, nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt lãi 5 triệu đồng. Với quy mô nuôi 100 con đà điểu thịt, nông dân sẽ lãi khoảng 200 - 250 triệu đồng/năm.
Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến
Ngoài lợi thế về chăn nuôi, huyện Ba Vì còn có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng phát triển cây ăn quả nhờ tiềm năng đất đai lớn. Tận dụng lợi thế gần thị trường tiêu thụ lớn, những năm qua UBND huyện Ba Vì đã xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu mở rộng diện tích cây trồng cụ thể từng năm, theo quy hoạch vùng, với các loại cây chủ lực như bưởi Diễn, cam, thanh long ruột đỏ, dứa, ổi, đặc biệt là cây chuối.
Loài chim đà điểu được ví là chim khổng lồ vì có kích thước to lớn, trọng lượng lên tới hơn 1 tạ/con khi đủ tuổi xuất chuồng.
Hiện cây chuối đang được trồng nhiều ở các xã có diện tích đất bãi như: Minh Châu, Phú Phương, Phú Châu, Thuần Mỹ... Trong đó chỉ riêng xã Thuần Mỹ đã có tới hơn 100ha chuối, sản lượng hàng năm đạt trên 1.000 tấn quả.
Năm 2018, sau khi ký hợp đồng tiêu thụ với Công ty CP Thực phẩm Á Châu, các thành viên HTX Nông nghiệp Thuần Mỹ đã được hướng dẫn cách xây dựng lò sấy để sản xuất chuối sấy dẻo.
Hiện, các thành viên HTX nông nghiệp xã Thuần Mỹ đã cho ra sản phẩm đầu tay thành công.
Để làm được chuối sấy dẻo thơm ngon, phải chọn quả chuối đủ già, chín đều, lột vỏ ngâm nước muối rồi xếp vào khay đem sấy ngay. Sau thời gian 72 tiếng, khi chuối sấy lên mật, dẻo dính, thơm và ngọt, HTX sẽ tiến hành đóng gói hút chân không để tăng thời gian bảo quản.
Trung bình mỗi mẻ sấy được khoảng 1 - 1,2 tấn chuối chín. Hiện, sản phẩm đang được bán tại địa phương và trên các trang thông tin mạng xã hội như Facebook, Zalo với giá 80.000 đồng/kg.
Hàng chục tấn cá lồng chết trên sông Bốn ngày sau khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, hơn 20 tấn cá lăng nuôi lồng bè ở huyện Thanh Thủy bị chết. Trưa 5/10, chị Hà Thị Loan, 38 tuổi xã Xuân Lộc (huyện Thanh Sơn) cầm vợt lưới đi dọc dãy bè vớt những con cá lăng nặng hơn 5 kg bơi lờ đờ. "Sáng qua, khi vừa...