Sống cùng ‘ngáo đá’: Tội ác mang bộ mặt ngây thơ (kỳ 1)
Trong lúc công an lấy lời khai, người bị ngáo đá đọc thơ: “Có một mình ngồi ôm cái bình. Nhạc xập xình là lên thiên đình”.
Từ “bay” đến “xả”
Những ngày gần đây, tiếng nhạc đã im bặt trong một căn nhà nhỏ ở hẻm 389 Trần Bình Trọng, phường 1, quận 10. Thời gian trước, đây là “bãi đáp” bí mật của một nhóm 5- 7 thanh niên do Nguyễn Văn Tùng, tức Bo “khùng” (21 tuổi) cầm đầu.
Mỗi khi Tùng và nhóm bạn hội quân tụ, hàng xóm lại đau đầu vì những tiếng hú, hét bất kể ngày đêm. Một người dân sống gần nhà thanh niên này cho biết, ban đầu tiếp xúc với Tùng, ai cũng có cảm tình với cách nói chuyện nhã nhặn, hài hước. Tuy nhiên, lâu dần anh ta khiến người đối diện phải xanh mặt. Có lần trong lúc đi chơi về gặp hàng xóm chạy xe trong hẻm ra, đáp lại cái gật đầu thân thiện của hàng xóm, Tùng bất ngờ cho xe lao thẳng vào rồi hét lên “Đi kiểu gì kỳ vậy, giết người hả? Sao mày lái… xe tăng vào hẻm?” rồi rút dao rượt đuổi hàng xóm.
Không chỉ có nam mà cả những cô gái còn trong độ tuổi khá trẻ cũng “phê” với hàng đá.
Độ “ngáo” của Tùng, người dân ở phố Trần Bình Trọng gần như ai cũng biết. Ngoài vụ “xe tăng vào hẻm”, Tùng còn nổi tiếng với những vụ việc đau đầu khác. Nhiều đêm hắn thức trắng để huýt sáo, lái xe một bánh… Để có tiền mua ma túy đá, gã gia nhập băng nhóm cướp giật với Cường “chớp”, Lộc “đen”, Hiếu “chùa”. Đây là những tên khét tiếng ở quận 10, thường tụ tập sống bầy đàn sau mỗi phi vụ.
Đầu tháng 8, sau hàng chục vụ cướp táo tợn, cả nhóm bị trinh sát “giăng lưới”. Riêng Tùng, thời điểm bị bắt vừa đập đá xong nên ngáo nặng, hung hãn đến mức phải 4 trinh sát cùng bao vây mới khống chế được.
Một trinh sát hình sự theo dõi băng nhóm này cho biết, nhóm của Tùng trước khi đi cướp giật đều mua ma túy đá về “đập” nhằm tạo cảm giác tự tin, không sợ hãi. Có lần, Lộc chở Hiếu sau khi giật dây chuyền trên đường Hùng Vương đã tẩu thoát bằng cách phóng xe máy lao thẳng qua liên tiếp 4 ngã tư đèn đỏ.
Theo một cán bộ điều tra, hiện nay ma túy đá được xem là “bửu bối” của các băng nhóm tội phạm đường phố do đem lại ảo giác. Bên cạnh đó, do công đoạn sử dụng ngắn gọn, không phải pha thuốc, tiêm chích như heroin nên ma túy đá ngày càng được bọn tội phạm ưa chuộng. Tuy nhiên, con đường từ “đập đá” đến ngáo ngắn hơn nhiều người lầm tưởng.
Ngày 10/10, theo một tình nguyện viên vào hẻm 513 Cách Mạng Tháng Tám gặp người phụ nữ tên Lan (23 tuổi, ở quận 10) có chồng là dân ngáo nặng. Hồi cuối tháng 5, Lan từng bế con đứng khóc nức nở trước sân TAND TP.HCM khi hay tin chồng cô nhận án bảy năm tù về tội Cướp giật tài sản.
Những “ngáo đá” thường túm tụm trong một căn phòng để đập đá, hò hét.
Nói về chồng, Lan kể một hôm bước vào căn phòng chưa đầy 12 m2 mà chồng cùng đám bạn đang ở bên trong, cô tá hỏa khi thấy cả 5 người đàn ông cùng đứng túm tụm trên đầu giường, miệng hét lên hốt hoảng “Coi chừng cá mập!”. Theo lời Lan, đây là trò chơi tưởng tượng phổ biến mà hầu như dân “đập đá” nào cũng biết. Có chồng chơi “đá”, Lan gần như biết tất cả những trò chơi kỳ quái đó.
Một lần khác đem cơm lên phòng cho chồng, cô lại thấy nhóm bạn của chồng cùng búng người lên như tôm. Trong khi đó, anh chồng 24 tuổi của cô đứng chỉ tay lần lượt vào từng người la hét “Cháy kìa, cháy kìa”. Những lúc như vậy, chồng cô giữ vai trò chỉ huy… cảm xúc. Dân nghiện đá cho rằng, cầu là có, ước là thấy và… “bay” đi đâu cũng được. Cho nên, có những lúc mải “bay” bỗng dưng hết thuốc, dân đập đá bị tụt cảm xúc và coi đó là bị “gãy”. Dù cảm giác “gãy” của “đá” không đứt đoạn, hụt hẫng như thuốc lắc nhưng bằng mọi giá, người chơi phải tìm “đá” để “đập” tiếp, làm sao “bay” lại cho bằng được đến khi kiệt sức mới ngưng.
Tuy nhiên, tiết mục kinh dị nhất của dân “đập đá” thường không ngưng dễ dàng như vậy mà còn một giai đoạn cuối gọi là… “xả đá” (nói về việc quan hệ tình dục, thường là quan hệ tập thể) do ma túy đá tác động. Điều này cũng lý giải vì sao các băng cướp đường phố thường có cả nữ tham gia. Bản thân Lan cũng từng là nạn nhân của chính chồng cô và các bạn trong một lần bị vây trong khách sạn.
Tội phạm đồng hành cùng ngáo đá
Video đang HOT
Tình nguyện viên Hồng, người có hoàn cảnh tương tự Lan cho biết, vì có 2 con nhỏ và chuẩn bị sinh con thứ ba nên cô gần như sống nhờ vào các phi vụ sau khi chồng đi đá gà, cướp giật mang về.
“Hồi chưa bị bắt, có bữa anh “ngáo đá”, ôm con gà ra trước cửa, tắm rồi nói chuyện với nó cả ngày. Không biết anh tưởng tượng ra chuyện gì nữa”, Hồng kể, nước mắt chảy dài cùng nụ cười méo xệch.
Đến đầu năm 2014, chồng Hồng bị bắt. Đêm trước khi bị bắt, chồng Hồng còn rủ thêm 2 người bạn về căn nhà trọ. Phê thuốc, cả 3 cùng nhau gọi tên các nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng cho đến khi khàn giọng mới thôi.
“Ngáo đá” làm người nghiện không còn kiểm soát được hành vi.
Trong công bố mới đây của Công an TP.HCM, những trường hợp nghiện ma túy đá, trước mỗi lần “cất cánh” bao giờ cũng phải ra đường cướp giật, nếu không thì “nhập nha”, “đá xế”. Hiện toàn thành phố có gần 100 băng nhóm với gần 500 người có hành vi đan xen giữa tội phạm ma túy và tội phạm cướp giật. Ma túy đá là thứ thường gặp nhất mỗi khi cơ quan chức năng thu giữ tang vật hay khám xét.
Dấu hiệu nhận biết chính xác người ngáo đá hiện nay vẫn là một bài toán khó. Trong hàng loạt vụ án gây rúng động dư luận, gần như tội phạm ngáo đá không có biểu hiện bất thường rõ rệt cho đến khi gây án đầy bất ngờ khiến cả xã hội giật mình. Một điều tra viên thụ lý án ma túy cho biết, thời mới vào nghề, bản thân anh cũng một phen “khó đỡ” khi lần đầu tiếp xúc với dân ngáo đá.
Theo điều tra viên này, có trường hợp ngáo khi bị bắt vì mua bán trái phép chất ma túy đã liên tục đọc diễn văn về hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải nghỉ học sớm, bị chúng bạn gài bẫy dẫn vào con đường tội lỗi. Giữa buổi lấy lời khai, nghi can còn làm thơ ca ngợi công an không ngại hiểm nguy đã lái con thuyền hy vọng đưa người nghiện quay lại bến bờ lương thiện khiến cho buổi lấy lời khai phải tạm dừng. Trong lúc xung quanh im phăng phắc, nghi can ngáo đá tiếp tục đọc thơ “Có một mình ngồi ôm cái bình. Nhạc xập xình là lên thiên đình”.
Trước khi bị cảnh sát bắt, anh ta gọi điện cho một đầu nậu chuyên cung cấp súng để đặt hàng một khẩu K54 với ý đồ sẵn sàng chống trả.
Mới đây, vụ án giết người chặt xác ở phường Cầu Kho, quận 1, hung thủ là Đặng Văn Tuấn (40 tuổi) gây án sau khi đập đá. Trước đó, là vụ ngáo đá Tô Minh Nhật Hải (33 tuổi, ngụ phường 4, quận 10) dùng dao đâm chết mẹ ruột và đâm trọng thương nhiều người trong gia đình. Trước khi bị chuyển từ nhà tạm giữ Công an quậ 10 về Phòng Cảnh sát hình sự, Hải cho biết, anh ta gây án là vì tưởng có người cầm dao muốn giết mình. Hình ảnh đó xuất hiện trong đầu Hải cùng với nhiều âm thanh sống động như thật.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa cho biết: “Số thanh niên sử dụng ma túy đá đang tăng theo cấp số nhân. Nếu năm 2005 chỉ có bốn ca đến Trung tâm cai nghiện thì từ năm 2012 đến nay, mỗi năm chúng tôi tiếp nhận khoảng 360 ca. Nhìn những con số này tôi không khỏi giật mình. Trước đây, số học viên cai nghiện “hàng đá” chiếm chưa tới 1% tổng số học viên thì hiện đã là 25%.
Đáng nói, số học viên nghiện nặng ngày càng nhiều hơn. Số học viên điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện Tâm thần chiếm trên 30%, tăng gấp đôi so với những năm 2012 trở về trước. Đây chỉ là những ca điều trị tự nguyện, và còn không ít trường hợp người nghiện bỏ nhà đi bụi, sống lang thang”.
(Theo Phụ Nữ và Đời Sống)
Vấn nạn biến tướng trá hình trong những tụ điểm hát karaoke
Từ khi các tụ điểm ăn chơi ở nội thành bị thu hẹp lại, dân chơi đã tấn công ra khu vực vùng ven ngoại thành như Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Chánh... nhưng cũng được một thời gian thì các tụ điểm bị xóa sổ. Song, "niềm đam mê" của dân "lắc" thì vẫn còn đó và các tay "trùm" tệ nạn luôn biết cách thay đổi để phục vụ "thượng đế" của mình. Thế là thêm một biến tướng nữa phát sinh: "lắc" trong quán karaoke!
Từ đầu năm 2014, Cơ quan công an các cấp và Đoàn kiểm tra liên nghành văn hóa - xã hội ở TP HCM liên tiếp kiểm tra và xử lý khá nhiều quán bar, vũ trường nổi tiếng ở TP HCM như vũ trường 030, vũ trường New Sài Gòn, bar 35 Nguyễn Thị Diệu, bar Kumho quận 1...
Từ khi các tụ điểm ăn chơi ở nội thành bị thu hẹp lại, dân chơi đã tấn công ra khu vực vùng ven ngoại thành như Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Chánh... nhưng cũng được một thời gian thì các tụ điểm bị xóa sổ. Song, "niềm đam mê" của dân "lắc" thì vẫn còn đó và các tay "trùm" tệ nạn luôn biết cách thay đổi để phục vụ "thượng đế" của mình. Thế là thêm một biến tướng nữa phát sinh: "lắc" trong quán karaoke!
Rạng sáng ngày 5/10, các cơ quan chức năng quận 3 phát hiện 60 dân "lắc" đang điên cuồng nhảy nhót trong karaoke Tip Top (nằm trên đường Trương Định) là một minh chứng rõ nét.
Vòng xóay của tệ nạn
Quán karaoke Tip Top có hơn 20 phòng, trong đó có 6 phòng VIP được thiết kế dành riêng cho dân "lắc". Với dàn loa từ 5 đến 20 thùng loại công suất lớn, dân "lắc" sau khi "cắn" thuốc tha hồ mà nhảy nhót quên cả thời gian, lối về.
Kiểm tra quán karaoke Tiptop.
Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ 22 viên nén là ma túy tổng hợp nên gần 60 người được đưa về trụ sở để xét nghiệm nhanh và kết quả có 9 đối tượng dương tính với ma túy. Các con nghiện khai vào đây thuê phòng karaoke (chứa khoảng 10 người) với giá 500.000 đồng/giờ, thường chỉ đến đây sau 0 giờ và lắc cho đến sáng hôm sau. Khi bị kiểm tra, người quản lý ở đây có xuất trình bản photo giấy phép kinh doanh nhưng đã hết hạn từ năm 2013.
Khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, nhiều cô giấu mặt đi vì xấu hổ, nhưng cũng có một số cô, cậu thì cười toe toét, bình thản như chẳng có chuyện gì xảy ra. Thấy lạ, tôi hỏi thì H. con của một "đại gia" ở quận 3 như muốn trút nỗi lòng: "Bị như vầy để ổng bả sợ mà quan tâm tới. Tối ổng say bí tỉ rồi mới về nhà ngủ, còn bả thì đi công tác hoài, tui không đi chơi cũng uổng!".
H. thừa nhận mình đã chơi ma túy từ lâu và nguyên nhân là do buồn chuyện gia đình: "Nhiều khi em thèm lắm một buổi cơm có cả cha lẫn mẹ, hay một lời dạy dỗ chân thành của người thân mà cũng không có được!". H. cũng như nhiều cô, cậu khác, được cha mẹ "quăng" cho một "núi tiền" coi như bù lại khoảng trống tình thương mà họ không thực hiện được do phải mải mê kiếm tiền.
Tôi hỏi Q. ngụ tại Bình Thạnh: "Bị tạm giữ thế này thì em ăn nói sao với cha mẹ?". Q. cười nhạt nhẽo, hỏi lại tôi: "Anh thấy có đứa nào con nhà đàng hoàng mà đi chơi thoải mái sáng đêm chưa?". Tôi còn đang lúng túng thì Ph., bạn của Q. nói chen vào: "Ba má nó ly thân, cho nó nhà riêng ở, tiền bạc cung cấp đầy đủ, không tiêu thì để làm gì?". Tôi lại hỏi: "Thế những bạn nữ cùng đi có quan hệ như thế nào?. Ph.: "Thì cũng có gia đình như tụi em, thường hay đi chơi quán bar, vũ trường nên quen nhau".
Tôi gật đầu như vừa chợt hiểu. Các cô cậu này thiếu tình thương, thiếu sự giáo dục lại có lắm của nhiều tiền thì rất dễ sinh hư. Nghĩ đến những người nghèo khó mà vẫn học giỏi, lao động chân chính để nuôi bản thân và gia đình thật đáng trân trọng làm sao!
Thật ra thì tình trạng "lắc" trong các điểm karaoke đã tồn tại từ rất lâu ở TP HCM mà cho đến nay xét về quy mô và mức độ ăn chơi trác táng thì chưa đâu qua điểm karaoke Song Ngọc nằm trên đường Điện Biên Phủ thuộc địa bàn quận Bình Thạnh. Nhìn vẻ bề ngoài, Karaoke Song Ngọc là một ngôi nhà cũ kỹ, lộ rõ nét bình dân nhưng có điều lạ là những khách tìm đến đây đều là những thanh niên ăn mặc rất "mốt", đầu tóc kiểu cọ, đi xe đời mới, nói chung thuộc dạng ăn chơi sành điệu. Khi cảnh sát ập vào thì ở karaoke Song Ngọc đang diễn ra một đêm thác loạn những con "thiêu thân" đang trong cơn say... thuốc lắc!
Ngôi nhà 3 tầng lầu của karaoke Song Ngọc hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài đang là cuộc vui trác táng của 149 thanh niên, trong có có 53 nữ. Nếu như ở trong các phòng karaoke (có 12 phòng diện tích từ 5-15m2) từng đôi một ôm nhau lắc điên cuồng theo điệu nhạc thì ở 3 phòng "VIP" (diện tích 20m2/phòng), nhiều "cô chiêu" không mảnh vải che thân đang uốn éo, lắc lư trên sàn diễn để đám bạn trai cùng thưởng thức.
Tiếng reo hò cổ vũ, mùi rượu bia, thuốc lá; tép hêrôin, ống kim tiêm, áo quần lót, bao cao su vứt bừa bãi... tạo thành một không gian sặc mùi kinh tởm và rùng rợn. Không chỉ dừng lại ở đây vì khi cần "giải quyết nhu cầu" cả bọn có thể sa vào chiếc ghế salon rồi tự do "sinh hoạt" như ở chốn không người. Từ đó mà nhiều người ví von rằng, bọn trẻ này sống như thời còn là bầy người nguyên thủy, đã mất đi cái cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ .... Nhưng lý giải theo khoa học thì chính ma túy đã biến họ trở thành một con người hoàn toàn khác...
Đám trẻ này hầu hết là con gia đình giàu có, chức quyền nên phương tiện mà chúng sử dụng đều là những loại xe tay ga đắt tiền như SH, @, Dylan... và điện thoại di động đời mới. Để vào đây chơi chúng phải trả tiền thuê từ 1,4-2 triệu đồng/ đêm, với số phòng có được tính ra người chủ sẽ thu lợi ngót nghét gần 30 triệu đồng/đêm. Một khoản thu nhập "khủng" mà không phải đầu tư tốn kém gì nhiều ngoài hệ thống loa, âm ly sao cho...cực mạnh.
Từ sau khi karaoke Song Ngọc bị phát hiện, các cơ quan chức năng ở TP HCM mới... giật mình. Thế là sau đó, nhiều đợt tổng kiểm tra các quán karaoke được thực hiện trên toàn địa bàn thành phố và phát hiện không ít những điểm thác loạn tương tự. Để rồi sau đó, dân chơi một thời gian dài vắng bóng ở karaoke và chuyển sang vũ trường, các quán bar trá hình, hoạt động núp bóng dưới các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn.
Đến thời gian gần đây, khi vũ trường, quan bar bị "để ý" thì dân chơi lại chuyển sang karaoke như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết.
Cần phải ngăn chặn từ trong trứng nước
Nhằm để khái quát vấn nạn liên quan đến karaoke, chúng tôi xin điểm lại "chặng đường gian nan" kể từ khi xuất hiện loại hình dịch vụ giải trí karaoke xuất hiện ở Việt Nam: Khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, khi karaoke mới được du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh được nhiều người tìm đến sau những giờ lao động, học tập căng thẳng.
Một điểm karaoke có sự dụng thuốc lắc bị phát hiện.
Sự ra đời của lọai hình dịch vụ này được xem là một cứu cánh cho TP HCM - một đô thị lớn nhất nước nhưng rất thiếu thốn các tụ điểm vui chơi lành mạnh vào thời điểm này. Chính vì vậy mà cơ quan chức năng đã ra kêu gọi nhân rộng mô hình này để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần ngày càng cao của người dân thành phố.
Tuy nhiên, từ đó và cho đến bây giờ, do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, cho nên, không phải ai "nghiện" ca hát cũng có thể "tậu" về cho mình một dàn karaoke hiện đại. Vì vậy, đi hát karaoke giải trí ở các điểm dịch vụ vẫn là sự lựa chọn của nhiều người. Và thực tế, qua nhiều năm hoạt động, một số hệ thống karaoke ở khu trung tâm TP HCM và hàng trăm điểm karaoke gia đình lành mạnh ở nội, ngoại thành vẫn tồn tại và phát triển như bao ngành nghề kinh doanh khác. Chưa được bao lâu thì tệ nạn đã lấn sân, tồn tại song hành cùng những điểm karaoke lành mạnh. Các loại biến tướng của karaoke ra đời từ đấy!
Không chỉ ở TP HCM mà nhiều đô thị lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... cũng rơi vào tình trạng tương tự. Xuất phát từ thực tế đó, ngày 25/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường. Theo đó, tạm ngưng cấp mới giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường trên phạm vi cả nước để các cấp, các ngành tiến hành rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở hiện có để xây dựng quy hoạch và tăng cường các biện pháp quản lý những loại hình dịch vụ này.
Mặc dù, mục đích chính của chỉ thị này là nhằm hạn chế tệ nạn biến tướng từ karaoke nhưng lại không được sự đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Bởi lẽ, kinh doanh karaoke vốn là một nghề chân chính, một hình thức sinh hoạt lành mạnh, còn chuyện ai làm sai thì bị xử lý chứ không thể "quơ đũa cả nắm" để rồi khai tử nó.
Song song với chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP HCM cũng ban hành một số quyết định, chỉ thị về quản lý, tổ chức và hoạt động dịch vụ karaoke, trong có có việc "phê duyệt quy hoạch một số ngành nghề thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội "nhạy cảm" dễ phát sinh tệ nạn xã hội" cho từng quận, huyện. Nhìn chung, hầu hết các quận, huyện đều có chủ trương không phát triển thêm điểm karaoke. Tuy nhiên, kể từ sau sự chấn chỉnh này, những tưởng tình trạng karaoke biến tướng cũng sẽ bị bó hẹp lại, song trên thực tế tệ nạn phát sinh từ karaoke vẫn tăng lên...
TP HCM, nơi có số lượng điểm karaoke thuộc dạng cao nhất nước (trên dưới 700 điểm), kể từ sau khi bị tạm ngưng cấp phép, thị trường chuyển nhượng giấy phép karaoke trở nên sôi động. Những kẻ có đầu óc kinh doanh đen tối sẵn sàng bỏ ra từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng để sang nhượng lại một giấy phép kinh doanh karaoke. Từ đây, phát sinh tình trạng những điểm karaoke gia đình, hoạt động lành mạnh (nhưng ít khách) dễ dàng chấp nhận chuyển nhượng giấy phép để "ôm" một khoản tiền lớn.
Dàn âm ly và loa thu tại karaoke Song Ngọc.
Có giấy phép trong tay, người chủ mới xin thay đổi địa điểm kinh doanh, thế là có một điểm karaoke "ôm" mới toanh đi vào hoạt động. Cứ thế, dần dà, số lượng karaoke lành mạnh trở nên "tệ nạn hóa". Đến một thời gian nhất định, thị trường chuyển nhượng giấy phép karaoke trở nên bão hòa vì hầu hết giấy phép đã nằm trong tay các "trùm" tệ nạn. Hết đường mua giấy phép, những năm gần đây, trên những nẻo đường ở TP HCM bỗng xuất hiện nhiều điểm "Dịch vụ phòng thu âm trên nền nhạc karaoke".
Chúng tôi quyết tâm tìm hiểu thì mới hay, đây là một kiểu lách luật mới. Vì không xin được giấy phép kinh doanh karaoke, họ xin phép mở "dịch vụ phòng thu âm"- tất nhiên loại hình kinh doanh này không bị cấm nên Sở Kế hoạch đầu tư không thể không cấp phép.
Trên thực tế, số lượng cơ sở hoạt động đúng chức năng thu âm chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại chủ yếu kinh doanh karaoke. "Khi chúng tôi đến kiểm tra, trong phòng có gần chục người đang uống bia và hát karaoke. Nhưng người chủ bảo họ hát karaoke là để thu âm và chìa ra giấy phép kinh doanh nên chúng tôi đành chịu" - một cán bộ của Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội TP HCM cho biết.
Qua trường hợp nêu trên và từ những thực tế khác, cho thấy rằng, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh koanh các loại hình dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội thường "đi sau một bước" so với những biến tướng nên chưa thể ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn phát sinh. Nhưng nguyên nhân, theo chúng tôi là xuất phát từ sự thiếu quyết liệt (hoặc làm ngơ) của chính quyền địa phương trong việc xứ lý các tụ điểm karaoke biến tướng. Vì một điểm karaoke hoạt động rầm rộ, dân chơi khắp nơi biết đến thì không có lý do gì mà anh cảnh sát khu vực, anh quản lý "văn hóa thông tin" ở địa bàn lại không hay biết.
Mặt khác, theo các văn bản pháp luật hiện hành thì điều kiện để kinh doanh dịch vụ karaoke là diện tích phòng phải đạt 20m2; ánh sáng, âm thanh phù hợp, cửa trong suốt để bên ngoài nhìn thấy... Tại sao nhà quản lý không áp dụng xử lý để ngăn ngừa tệ nạn này ngay từ đầu thì có phải đã triệt tiêu tệ nạn từ trong trứng nước?
Theo An Ninh Thế Giới
Chiến công của người "ngoại đạo" Tốt nghiệp Khoa Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Huế mà đi làm Công an thì quả là "ngoại đạo". Người mà chúng tôi muốn nói tới là Thiếu tá Võ Khánh Vân, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Năm 1999, khi Vân được tuyển dụng vào lực lượng Công an, được...