Sống chung với COVID-19 là sống chung thế nào?
Virus COVID-19 đang hiện hữu như mưa gió, bão lũ và các hiện tượng tự nhiên khác, đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận sống chung với nó.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lây lan vừa rộng, vừa sâu vào cộng đồng – cứ 100 người nhiễm virus thì có đến 80 người tự nhiễm và tự khỏi (có nghiên cứu còn chỉ ra rằng đối với biến chủng Delta, số người tự nhiễm và tự khỏi có thể lên đến 90%), thì truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch là một nhiệm vụ bất khả thi.
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Ngoài ra, nếu gần như cả thế giới chấp nhận chung sống với COVID, thì một nước hội nhập sâu với thế giới như nước ta sẽ không thể có một lựa chọn khác. Muốn lựa chọn khác, thì bắt buộc phải cô lập đất nước hoàn toàn với thế giới. Đây chưa chắc đã là một sự lựa chọn tối ưu. Hơn thế nữa, đối với nước ta, mọi chuyện đã trở nên quá muộn cho một lựa chọn như vậy.
Thế thì chúng ta cần phải mau chóng “thích ứng” để “sống chung lâu dài” như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định.
Sống chung với COVID không có nghĩa là sống chung với đại dịch. Không ai có thể sống chung với tình trạng dịch bệnh bùng phát; các bệnh viện, các cơ sở y tế đều bị quả tải; các ca tử vong vì dịch bệnh tăng cao.
Sống chung với COVID chỉ có nghĩa là giảm thiểu tác hại của nó và dần biến nó trở thành loại cúm mùa thông thường
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Sống chung với COVID chỉ có nghĩa là giảm thiểu tác hại của nó và dần biến nó trở thành loại cúm mùa thông thường. Trên thực tế, mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu người bị nhiễm cúm. Về cơ bản, mọi người đều tự chữa khỏi cho mình. Số người phải nhập viện là vô cùng ít. Số người tử vong lại còn ít hơn.
Để hành xử như vậy với COVID, cơ thể chúng ta phải có đủ sức đề kháng chống lại nó. Với dịch cúm mùa, nhờ trải qua hàng ngàn thế hệ và hàng vạn năm tồn tại, cơ thể chúng ta đã được luyện rèn; hệ thống phòng vệ của cơ thể nhanh chóng nhận biết virus và tìm cách tiêu diệt.
COVID là một loại virus mới, nên cơ thể chúng ta chưa được luyện rèn để chống lại nó. Mặc dù, sẽ có đến 80% số người đủ sức đề kháng để chiến thắng nó một cách dễ dàng, thì tỷ lệ 20% người phát bệnh cũng là quá lớn, nếu dịch bệnh bùng phát. Với dân số trên dưới 100 triệu người như nước ta, tỷ lệ này là trên dưới 20 triệu người! Đây là một con số khổng lồ, vượt tầm tiếp nhận và cứu chữa của bất kỳ một nền y tế nào trên thế giới.
Để sống chung với COVID, trước hết, chúng ta phải tập trung nâng cao sức đề kháng cho 20 triệu người có nguy cơ phát bệnh, mà một trong những giải pháp quan trọng nhất là tiêm chủng. Mặc dù nước ta chưa có một công trình nghiên cứu có thể cung cấp các số liệu và chứng cứ chính xác về việc 20 triệu người sẽ phát bệnh là những loại người nào, nhưng kinh nghiệm của thế giới cho thấy họ thường là những người già trên 60 tuổi và những người có bệnh nền. Như vậy, phải tập trung mọi nỗ lực để tiêm chủng cho các đối tượng này một cách nhanh nhất có thể.
Video đang HOT
Thứ hai, chúng ta phải tìm cách giảm tải nhanh chóng cho hệ thống y tế để hệ thống này có thể vận hành một cách bình thường. Khi những người già, những người có bệnh nền đã được tiêm chủng đầy đủ, thì các ca phát bệnh sẽ được giảm xuống nhanh chóng, cho dù các ca lây nhiễm có thể vẫn tiếp tục tăng lên. Lúc này, nếu chúng ta lựa chọn giải pháp là để các ca dương tính với COVID nhưng không phát bệnh tự điều trị tại nhà như các nước phương Tây, thì các cơ sở y tế của chúng ta sẽ được giảm tải rất cơ bản. Mà như vậy, thì cơ hội và điều kiện để cứu chữa cho những người phát bệnh và phát bệnh nặng sẽ được mở ra nhiều hơn.
Ngược lại, nếu chúng ta vẫn tiếp tục đưa tất cả các ca phát hiện dương tính hay còn gọi là F0 vào các cơ sở y tế để điều trị, thì các cơ sở này vẫn tiếp tục bị quá tải. Càng tiến hành xét nghiệm nhiều thì các ca dương tính phải đưa vào điều trị sẽ chỉ càng tăng. Và các cơ sở y tế lại càng bị quá tải. Lúc đó, số ca tử vong có thể vẫn tiếp tục tăng cao vì nhiều bệnh nhân sẽ không được cứu chữa kịp thời. Đó là chưa nói tới hệ lụy là ngành y sẽ ít có điều kiện hơn để cứu chữa cho những bệnh nhân bị các loại bệnh khác.
Thứ ba, nếu các ca F0 không triệu chứng có thể tự điều trị tại nhà, thì các ca F1 cũng không cần phải cách ly tập trung. Điều quan trọng là trang bị cho họ kiến thức, thuốc men và khả năng tiếp cận dịch vụ tư vấn để tự cách ly. Cách ly tập trung các F1 không chỉ gây ra những tốn kém vô kể cho Nhà nước, mà còn có thể để xảy ra lây nhiễm chéo. Đó là chưa nói tới việc sức khỏe về thể chất và tâm lý của những người bị cách ly cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Thứ tư, cần phải duy lý tối đa khi đề ra các giải pháp phòng chống dịch. Một phản ứng chính sách cực đoan sẽ rất giống với sốc phản vệ. Những vấn đề mà nó gây ra thường bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với vấn đề mà nó hướng tới để giải quyết. Điều đó khiến chúng ta phải đối mặt với rủi ro là chưa chết vì dịch bệnh đã chết vì thiếu đói và vì nền kinh tế bị đổ vỡ.Sự duy lý là rất cần thiết không chỉ để chống dịch, mà còn bảo vệ nền kinh tế. Tất cả các nước phương Tây đều thành công trong việc phục hồi và thúc đẩy kinh tế phát triển, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm ở họ vẫn ở mức cao. Lý do là vì họ rất duy lý. Các giải pháp phòng chống dịch của họ không bao giờ vượt quá mức cần thiết. Chúng ta cũng chắc chắn phải làm như vậy. Hơn thế nữa, thời gian đã quá chín muồi để chúng ta khởi động việc phục hồi kinh tế.
Với tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao gần 7,9 triệu mũi/10 triệu dân (thông tin ngày 13/9/2021), thì việc TP.HCM vẫn tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thi 16 là chưa thật hợp lý. Thực ra, các Chỉ thị phòng chống dịch 15, 16 được ban hành khi chúng ta đang thực hiện mục tiêu zero COVID. Hiện nay, mục tiêu đã thay đổi thì chúng ta cũng cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các văn bản này cho hợp lý. Phải bằng cách gì đó, TP.HCM cần nhanh chóng phục hồi kinh tế trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.
Thực ra, phòng chống dịch COVID là một công việc rất mới và rất khó. Chúng ta cần phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh các giải pháp của mình cho kịp thời. Để làm được điều này, quan trọng là cần phải tổ chức thu thập dự liệu cho đầy đủ, khách quan. Đồng thời, cần tiếp cận nhanh chóng thông tin, dự liệu và tri thức của thế giới trong phòng chống dịch.
Cuối cùng, để sống chung với COVID, cần phải trang bị cho người dân sự hiểu biết chính xác, khách quan và khoa học về COVID và cách thức phòng chống nó. Khi và chỉ khi mỗi người dân đều có thể tự bảo vệ mình thì dịch bệnh mới có thể bị đẩy lùi. Ngoài ra, hiểu biết cũng làm gia tăng sức đề kháng. Tâm lý hoảng loạn và tuyệt vọng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ tử vong vì COVID tăng cao.
Bốn kinh nghiệm chống dịch "xương máu" của Bắc Giang
Sau hơn một tháng vật lộn chống chọi với đại dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã rút ra được những bài học kinh nghiệm "xương máu", đặc biệt là cách phòng chống dịch trong khu công nghiệp.
Dịch tấn công vào các khu công nghiệp
Trao đổi với phóng viên Dân trí , ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chia sẻ: Trong đợt dịch lần thứ 4 này, ca bệnh đầu tiên được Bắc Giang phát hiện vào ngày 7/5, tại xã Phương Sơn của huyện Lục Nam. Đây là ca bệnh được phát hiện tại cộng đồng trong một gia đình, sau đó địa phương đã khoanh vùng, dập dịch kịp thời.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái trao đổi với phóng viên Dân trí .
Tuy nhiên, ngày 8/5, tỉnh Bắc Giang ghi nhận ca mắc Covid-19 là bệnh nhân N.T.T. ở Hữu Lũng (Lạng Sơn); là công nhân Công ty TNHH Shin young Việt Nam, tại Khu công nghiệp Vân Trung (Việt Yên - Bắc Giang).
Hàng ngày bệnh nhân T. đi xe ô tô đưa đón công nhân đến Công ty TNHH Shin young Việt Nam làm việc.
Theo số liệu của Sở Y tế Bắc Giang, sáng 9/5, tỉnh này đã ghi nhận 6 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3 ca đều là công nhân của Công ty TNHH Shin young Việt Nam.
Đến tối 11/5, Bắc Giang phát hiện thêm 63 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ở các Công ty TNHH Shin young Việt Nam, Công ty TNHH SJ Tech Việt Nam, Công ty TNHH Vina Solar, Công ty TNHH Kum Jang Vina, đều ở Khu công nghiệp Vân Trung (Việt Yên).
Dịch không chỉ dừng lại ở Khu công nghiệp Vân Trung, đến tối 13/5, tỉnh Bắc Giang đã phát hiện những ca bệnh đầu tiên ở Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, nằm trong Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên).
Công ty TNHH Hosiden Việt Nam nằm trong Khu công nghiệp Quang Châu sau đó đã trở thành một trong những "ổ dịch" lớn nhất Bắc Giang.
Trong các ngày từ 13-15/5, tỉnh Bắc Giang đã quyết định tầm soát Covid-19 trên diện rộng tại 4 khu công nghiệp: Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, đều phát hiện ra các ca F0 tại các khu công nghiệp này.
Trước nguy cơ dịch sẽ bùng phát mạnh trong khu công nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã họp bàn và đến ngày 18/5 đã quyết định cho tạm dừng 4 khu công nghiệp nói trên, tương đương 375 doanh nghiệp, với 160.000 công nhân, trong đó có khoảng 60.000 công nhân là người ngoài tỉnh. Đồng thời, Bắc Giang đã quyết định giữ chân số công nhân ngoại tỉnh này ở lại, vì nếu để họ trở về các địa phương thì nguy cơ cả nước bùng dịch là rất cao.
Ngày 18/5, tỉnh Bắc Giang quyết định tạm dừng hoạt động 4 khu công nghiệp.
"Quyết định giữ chân 60.000 công nhân ngoại tỉnh ở lại là Bắc Giang chấp nhận rủi ro, chấp nhận vất vả. Nhưng nếu để họ về thì nguy cơ cả nước bùng dịch rất cao, 60.000 công nhân này ở rải rác tại 61/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam", ông Thái chia sẻ.
Những bài học quý báu về chống dịch trong khu công nghiệp
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chia sẻ, trong những đợt dịch trước đó, tỉnh này cũng ghi nhận các ca bệnh ngoài cộng đồng, tuy nhiên sau đó khoanh vùng, dập dịch rất nhanh.
Ông Thái cho biết, dịch xuất hiện trong cộng đồng chỉ là những "đốm lửa nhỏ", một ca F0 truy vết ra số lượng F1 rất ít, chủ yếu liên quan đến gia đình hoặc hàng xóm. Chính vì vậy việc phong tỏa thường chỉ tiến hành ở diện hẹp, trong phạm vi xóm, thôn hoặc cùng lắm đến cấp xã.
Tuy nhiên, công tác chống dịch trong khu công nghiệp rất khó khăn, vì môi trường làm việc rất đông công nhân, có sự giao lưu rất lớn. Một ca F0 phát hiện trong khu công nghiệp sẽ truy vết ra hàng trăm F1, bởi công nhân thường được bố trí ngồi làm việc cùng nhau trong phân xưởng, cùng sử dụng các không gian chung như nhà ăn, khu vệ sinh và phương tiện giao thông...
Theo ông Thái, quan điểm của Bắc Giang về việc tạm dừng 4 khu công nghiệp nói trên là để kìm hãm dịch. Thời điểm này, ngoài việc đưa các đối tượng thuộc diện đi cách ly tập trung, Bắc Giang đã quyết định phong tỏa toàn bộ các khu nhà trọ của công nhân, để ngăn không cho dịch lây lan sang các địa phương khác. Đồng thời, tỉnh dồn tổng lực, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh bạn đẩy nhanh tốc độ lấy mẫu xét nghiệm nhằm tìm nhanh ra F0, truy vết các F1 và đưa đi cách ly.
Ông Thái đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại cơ sở.
Sau một tuần tạm dừng 4 khu công nghiệp, ngày 25/5, tỉnh Bắc Giang đã ban hành hướng dẫn sản xuất "4 an toàn" cho các doanh nghiệp trong điều kiện vẫn còn dịch:
Thứ nhất , công nhân an toàn: Khi công nhân trở lại công ty làm việc phải được xét nghiệm, nếu âm tính với SARS-CoV-2 mới cho làm. Ngoài ra, khoảng 3-4 ngày phải xét nghiệm lại công nhân, có thể chỉ xét nghiệm tầm soát khoảng 30-40% số công nhân.
Thứ hai , sản xuất an toàn: Trong nhà xưởng, nhà ăn, khu vệ sinh phải được bố trí khoa học, có vách ngăn để đảm bảo công tác phòng dịch được tốt. Công nhân phải thực hiện làm việc, ăn uống theo nhóm nhỏ, bởi nếu khi phát hiện ra F0 thì việc tiến hành cách ly dễ dàng hơn vì không liên quan đến tổ nhóm khác, không phải dừng hoạt động của cả nhà máy.
Ngoài ra, doanh nghiệp được hoạt động trong điều kiện địa phương còn dịch phải bố trí nơi ở cho công nhân tách biệt khỏi cộng đồng.
Thứ ba , giao thông an toàn: Các doanh nghiệp bắt buộc phải bố trí xe đón đưa công nhân chuyên biệt, có danh sách và hướng dẫn công nhân đi đúng xe, ngồi đúng số ghế. Tổ chức giao thông như vậy nếu khi phát hiện F0 thì khâu truy vết rất nhanh chóng.
Thứ tư , doanh nghiệp an toàn: Doanh nghiệp phải thành lập tổ phòng chống dịch bệnh Covid-19, với sự tham gia của lực lượng y tế ở Ban Quản lý các khu công nghiệp. Tổ này có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp doanh nghiệp hoạt động an toàn trước dịch bệnh.
"Bốn kinh nghiệm chống dịch này có thể áp dụng trong trường hợp với các địa phương chưa có dịch. Có chăng chỉ bỏ khâu xét nghiệm công nhân, vì họ đã ở trạng thái an toàn rồi. Khi chưa có dịch, chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các bước này, họ chần chừ lắm, nhưng hiện nay họ đã tự giác thực hiện vì đã thấm thía thiệt hại rồi", ông Thái chia sẻ.
Đến 19h ngày 16/6/2021, ổ dịch liên quan khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn phát sinh thêm trường hợp F0. Các ca mắc mới vẫn chủ yếu là công nhân, các trường hợp liên quan đến công nhân, được phát hiện chủ yếu tại các khu cách ly tập trung
Tổng số trường hợp F0 là 4.680 trường hợp (tăng 279 trường hợp); F1 là 25.558 trường hợp; F2 là 94.941 trường hợp. Do tỉnh đang tăng tốc xét nghiệm hàng ngày để truy quét F0 nên dự báo trong 2-3 ngày tới, vẫn sẽ tiếp tục phát sinh nhiều ca nhiễm mới trong nhóm công nhân (là F1) ở các khu cách ly tập trung. Khả năng dịch lây nhiễm ra cộng đồng là thấp.
Bộ Y tế: Dịch Covid-19 có thể kéo dài tại nhiều địa phương Theo Bộ Y tế, việc giãn cách xã hội thời gian qua tại một số nơi chưa nghiêm, chưa xác định phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là việc xét nghiệm, dẫn đến phải giãn cách kéo dài. Ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có công điện về việc xét nghiệm và một số...