Sống chung với bệnh huyết áp
Bệnh cao huyết áp tuy có cơ chế phát bệnh khác đơn giản nhưng lại thường không có bất cứ triệu chứng nào rõ rệt và gây nên những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ nếu không được điều trị tận gốc và đúng cách.
Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp
Áp huyết cao (hay còn gọi là cao huyết áp) là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu lên quá cao, và có thể gây ra nguy hiểm đến mạch máu hay những cơ quan khác trong cơ thể. Nguyên nhân gậy bệnh cao huyết áp được phân chia làm hai trường hợp phát bệnh là : thứ phát và tiên phát.
Tăng huyết áp thứ phát là những trường hợp tăng huyết áp do các nguyên nhân khách quan và chỉ số này sẽ trở lại mức bình thường và khỏi bệnh nếu được điều trị đúng cách. Nguyên nhân của cao huyết áp thứ phát thường là do ảnh hưởng của bệnh suy thận, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, có thai, dung thuốc ngừa thai không phù hợp, hay đối với những người mắc chứng nghiện rượu.
Tăng huyết áp tiên phát thường chiếm tỷ lệ đông đảo nhất trong số các bệnh nhân mắc căn bệnh này, con số này chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Tuy vẫn chưa xác định đươc nguyên nhân chính xác khiến huyết áp tăng nhưng các bác sĩ cũng xác định được một số trường hợp liên quan như: tuổi tác cao, di truyền theo gia đình, thừa cân béo phì.
Sống chung với bệnh tăng huyết áp
Bạn có thể làm giảm huyết áp của mình bằng cách chuyển sang chế độ ăn kiêng tốt hơn. Chế độ ăn kiêng DASH – Các phương thức ăn kiêng nhằm chặn đứng chứng tăng huyết áp – bao gồm việc ăn nhiều hoa quả, rau củ, thực phẩm nguyên hạt, sữa ít béo, cá, gia cầm và các loại hạt, thay thế chất béo động vật trong khẩu phần ăn bằng dầu thực vật như dầu nành, dầu mè, hướng dương. Bạn nên ăn ít thịt đỏ, các chất béo bão hòa và đồ ngọt Giảm lượng Natri trong chế độ ăn kiêng của bạn cũng đem lại những hiệu quả quan trọng.
Video đang HOT
Thay thế chất béo động vật trong khẩu phần ăn bằng dầu thực vật như dầu nành
Việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm khả năng tăng huyết áp. Người trưởng thành nên dành khoảng 15 phút cho bài tập với cường độ trung bình hàng tuần. Việc tập luyện này bao gồm làm vườn, đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc các bài tập thể dục aerobic khác.
Sử dụng một số loại thuốc để điều trị việc tăng huyết áp cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay. Các loại thuốc điều trị này thường có tác dụng làm giảm cường độ làm việc của tim, giãn nở các động mạch chủ để giảm áp lực máu đến tim.
Có thể nói chứng tăng huyết áp là một trạng thái lâu dài. Việc uống thuốc và kiểm soát huyết áp của bạn là rất quan trọng. Nếu bạn kiểm soát được chứng này, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị đột quị, bệnh tim và suy thận.
Cái Lân (theo Web MD)
Những loại rau giúp hạ huyết áp
Các nghiên cứu y học cho thấy việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt.
Cải cúc.
Dưới đây là 10 loại rau thường dùng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp.
Rau rút: tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác ... Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chấtdụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau diếp: tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu... Tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp. Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.
Rau cần tây: tính mát vị ngọt đắng có tác dụng tỉnh não kiện thần. Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu... Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt. Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.
Rau cải thìa: tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc... Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.
Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ): tính mát, vị ngọt, có công năng bổ khí ích trí bồi bổ dưỡng sinh, bổ huyết hoạt huyết... Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu.
Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.
Nấm hương: tính mát, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ ích vị, giảm mỡ, giảm huyết áp. Nấm hương rất tốt cho các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thừa mỡ trong máu... Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch. Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.
Hành tây: tính ấm, vị cay, rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp, thừa mỡ máu, tiểu đường... hành tây có thể làm tan bớt búi tắc mạch máu não, ức chế cholesterol trong máu tăng cao do ăn uống các thực phẩm nhiều chất béo. Hành tây có lượng canxi phong phú nên thường xuyên ăn hành tây sẽ bổ sung lượng canxi trong máu giúp hạ huyết áp. Những chất có trong hành tây có thể giảm bớt sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.
Cà chua.
Cà chua: tính mát, vị chua có tác dụng tốt với các bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt... Chất xeton trong cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Hàm lượng vitamin C trong cà chua không cao nhưng khó phá hủy, giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống xơ cứng động mạch và chống ung thư.
Cà tím: tính hàn lạnh, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc... Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết. Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành...
Theo tienphong
Cảnh giác nguy cơ đột quỵ mùa lạnh Các bác sĩ cảnh báo, những người bị bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim phải hết sức cảnh giác với nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Vào thời điểm lạnh kéo dài, các phòng cấp cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương đều chật kín người. Phần đông trong số đó...