Sống chung thế này, tăng 51% nguy cơ ung thư miệng
Nghiên cứu của Anh đã đánh giá cụ thể mối quan hệ giữa hút thuốc lá thụ động và ung thư miệng, đưa ra lời cảnh báo đáng sợ.
Công trình từ King’s College London (thuộc Đại học London, Anh) đã phân tích dữ liệu của 6.900 người trên khắp thế giưới và phát hiện ra rằng nếu không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc quá thường xuyên, ví dụ như sống cùng với một người có thói quen hút thuốc trong nhà, nguy cơ ung thư miệng của người hút thuốc thụ động tăng 51% so với người không sống cùng người hút thuốc lá.
Ngôi nhà thường xuyên có khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng lên những người sống cùng – Ảnh minh họa từ Internet
Theo Daily Mail, nguy cơ sẽ tăng nhiều hơn nếu thời gian chung sống với người hút thuốc kéo dài. Nếu sống trong ngôi nhà nhiều khói thuốc 10-15%, nguy cơ ung thư miệng tăng gấp đôi. Mức nguy cơ cao này là do người sống chung với người hút thuốc lá thụ động có tần suất tiếp xúc quá cao.
Một số nghiên cứu trước đó cho thấy việc hút thuốc trong phòng của bạn có thể khiến các chất có hại từ khói thuốc bám lên một số vật dụng nội thất, khiến người khác có nguy cơ bị phơi nhiễm thụ động dù không trực tiếp hít khói.
Theo giáo sư Saman Warnakulasurya, việc xác định các tác hại của việc tiếp xúc khói thuốc thụ động cung cấp hướng dẫn cho các chuyên gia y tế công cộng, các nhà hoạch định chính sách khi họ phát triển và cung cấp các chương trình ngăn ngừa việc hút thuốc lá thụ động.
Các chính sách thường được giới y khoa đề xuất ngoài việc khuyến khích người dùng bỏ thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, xì gà… còn khuyến cáo các phương án nhằm giúp người không hút thuốc không rơi vào tình trạng hút thuốc thụ động, như yêu cầu không hút thuốc trong phòng kín, bố trí riêng khu vực hút thuốc/không hút thuốc ở các quán xá, khu vực công cộng…
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Tobaco Control.
Gặp hiện tượng này ở môi, đi khám ung thư miệng ngay!
Đó là cảm giác tê dai dẳng không giải thích được.
Video đang HOT
Cảm giác tê dai dẳng trên môi có thể là dấu hiệu của ung thư miệng - SHUTTERSTOCK
Ung thư miệng, là khi một khối u phát triển ở bất cứ phần nào của miệng, có thể trên bề mặt của lưỡi, bên trong má, vòm miệng, hoặc trên môi hoặc lợi.
Ung thư miệng có khả năng được chữa khỏi cao nếu phát hiện sớm, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Phát hiện sớm ung thư miệng có thể tăng cơ hội sống sót từ 50% lên đến 90%, theo Express.
Do đó không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào, và một trong số các dấu hiệu đó là cảm giác tê dai dẳng không rõ nguyên nhân trên môi.
Trang Healthline cho biết ung thư miệng và cổ họng có thể gây ra một số triệu chứng, kể cả tê trong miệng.
Cảm giác tê có thể ở khắp vùng miệng và môi, hoặc loang lổ.
Điều này xảy ra khi các tế bào ung thư gây tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu trong miệng, theo Express.
Hãy kiểm tra miệng cẩn thận mỗi tháng một lần xem có dấu hiệu bất thường nào không.
Sử dụng kính lúp soi dưới ánh sáng chói để có thể nhìn rõ.
Các triệu chứng của ung thư miệng
Các triệu chứng khác của ung thư miệng cần lưu ý bao gồm:
Đau hoặc kích ứng ở lưỡi hoặc vùng miệng
Các mảng đỏ hoặc trắng trong miệng hoặc trên mô. Một số bệnh ung thư miệng bắt đầu như một mảng trắng hoặc như một vết loét miệng.
Các nốt dày trên lưỡi và bên trong miệng
Đau hàm
Khó nhai hoặc nuốt
Hầu hết ung thư miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy - loại ung thư có xu hướng di căn rất nhanh.
Mỗi tháng nên bỏ ra chỉ 2 phút tự kiểm tra - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Những ai có nguy cơ ung thư miệng?
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
Hút thuốc
Hút thuốc dẫn đến hầu hết các trường hợp ung thư miệng. Nghiên cứu cho thấy hơn 60% ca ung thư miệng và hầu họng là do hút thuốc, theo Express.
Tổ chức nghiên cứu về ung thư của Anh - Cancer Research UK, cũng cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy những người tiếp xúc với khói thuốc có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng và hầu họng.
Uống rượu
Sử dụng nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng 30% ca ung thư miệng và hầu họng là do uống rượu.
Nam giới trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn
Tỷ lệ nam giới mắc ung thư miệng cao gấp đôi phụ nữ và thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi.
Nên làm gì để phòng tránh?
Cancer Research UK khuyên mọi người nên bỏ ra chỉ 2 phút mỗi tháng, tự kiểm tra để xác định bất kỳ dấu hiệu đáng lo ngại nào của bệnh, theo Express.
Điều này sẽ cho phép chẩn đoán sớm hơn, điều trị nhanh hơn và tăng cơ hội sống sót lên cao hơn.
Việc tự kiểm tra bao gồm cảm giác ở mặt, cổ, môi, lợi, má và lưỡi, sàn miệng mở và vùng mái.
Trong quá trình kiểm tra, nên để ý xem có cục u, mảng đỏ hoặc trắng, thay đổi màu sắc hoặc kết cấu, vết loét kéo dài hoặc bất kỳ điều gì bất thường hay không, theo Express.
"Bố ơi, đừng hút thuốc lá nữa, con khó thở quá!" Trước những lời nói của con, người cha nhiều lúc sẽ đi ra ngoài hút rồi mới trở vào, nhưng cũng có nhiều lúc, cha vẫn ngồi trong phòng "phì phò" thuốc. Hút thuốc lá thụ động là một khái niệm không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Hút thuốc lá thụ động gây ra những hậu quả nguy hiểm và...