Sống chung Covid-19 như thế nào
Các chuyên gia khuyên người dân khi thực sự cần thiết mới ra ngoài, khử khuẩn thường xuyên vật dụng, nâng cao hệ miễn dịch bằng tập luyện, dinh dưỡng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết để thích ứng Covid-19 an toàn, ở góc độ cá nhân, mỗi người cần chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Đầu tiên, cần tuân thủ 5K, gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập đông người – Khai báo y tế. Nguyên tắc này nên được áp dụng mọi lúc, mọi nơi, trong từng tình huống như tham gia hội họp, đi siêu thị, đi chợ, đi xe công cộng, nhận hàng của shipper…
Ông Phu nhấn mạnh vào việc “thật sự” cần thiết mới ra khỏi nhà, trong đó “cực kỳ hạn chế” ghé quán xá, ăn uống, tụ tập, ngồi cà phê… Cần cảnh giác khi tiếp xúc với người lạ, người có nguy cơ cao. Nếu ra khỏi nhà, mỗi người cần mang theo chai cồn nhỏ khử khuẩn, đeo khẩu trang kèm kính chắn giọt bắn, hạn chế tiếp xúc với mọi đồ vật nếu không cần thiết.
Ví dụ, khi mua sắm, bạn nên chọn hàng bằng mắt thay vì bằng tay. Khi đụng chạm món đồ, dùng chai khử khuẩn mang theo để rửa tay ngay. Bạn cũng cần tuyệt đối cẩn trọng khi đi cắt tóc, gội đầu hoặc ở trong không gian kín, máy điều hòa như rạp chiếu phim, quán karaoke, xe buýt, khu công nghiệp…
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, lưu ý vấn đề cần thông thoáng không khí. “Các biện pháp lưu thông khí rất quan trọng, là biện pháp ngăn chặn nCoV lâu dài”, ông nói.
Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và mở cửa thông thoáng các phòng. Tại bệnh viện, tất cả phòng khám ngoại trú, buồng bệnh đều phải mở toang cửa sổ, cửa chính, lắp quạt máy xoay… Ở siêu thị, shop bán hàng, quán cà phê, quán ăn, lớp học cũng vậy. Taxi, xe buýt, xe khách… không được đóng kín cửa và phải dùng quạt.
Thường xuyên khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút thang máy, điện thoại… Quần áo khi đi về được thay ra và giặt kỹ với xà phòng; thực phẩm mua về bỏ khỏi bao hoặc khử khuẩn mặt ngoài, sau mới cất vào tủ lạnh.
Tập thói quen dùng dung dịch sát khuẩn hầu họng, góp phần phòng chống nhiễm khuẩn. Theo các chuyên gia, phải súc họng chứ không súc miệng, cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng. Không cần quá nhiều nước sát khuẩn trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Súc họng trước khi đi ra ngoài, ngay khi từ ngoài về nhà, ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Mỗi lần súc họng khoảng hai phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong để nguyên, không súc lại bằng nước tối thiểu 15 phút.
Video đang HOT
Người đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày hoặc hai mũi vaccine cũng không nên chủ quan. “Hãy nhìn xung quanh xem người thân, đồng nghiệp, hàng xóm… có ai thuộc trường hợp nguy cơ cao (người già, trẻ em, người có bệnh nền, béo phì) mà chưa được tiêm vaccine, hãy cách ly để bảo vệ họ, hãy đưa họ đi chích ngừa”, phó giáo sư Phu nói.
Người dân khi có các biểu hiện của Covid-19 như ho, sốt, mất vị giác, khứu giác… cần khai báo y tế, chủ động liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn.
Bên cạnh các biện pháp phòng dịch, mỗi người tự tăng đề kháng cho mình thông qua ăn uống, giữ vệ sinh, tập luyện. Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế đã đưa ra công thức dinh dưỡng 4-5-1 áp dụng cho các bữa ăn hàng ngày.
Trong đó, số 4 trong công thức là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố : chất sinh năng lượng (carbohydrate, protein, lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin – khoáng chất. Số 5 là để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn theo nghĩa cần phải có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, bao gồm: lương thực (gạo, mì); các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc…); sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt các loại và cá, hải sản; trứng và các sản phẩm của trứng; rau lá xanh; củ quả màu vàng, cam, đỏ; và nhóm dầu ăn, mỡ. Cuối cùng, số 1 là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyên ngoài bữa sáng, trưa, tối, nên bổ sung thêm hai bữa phụ là ăn nhẹ buổi chiều và trước khi đi ngủ, để cơ thể nạp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng. Các bữa ăn nhỏ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, ổn định lượng đường trong máu liên tục trong ngày, từ đó ngăn ngừa mệt mỏi và những đột biến về lượng đường trong máu. Đây cũng là phương pháp kiểm soát trọng lượng và độ bền năng lượng của cơ thể.
Chợ Bến Thành mở cửa trở lại sau hơn 3 tháng tạm ngưng, ngày 6/10. Ảnh: Quỳnh Trần
Hà Nội không nên nóng vội cấp "thẻ xanh Covid"?
Trước ý kiến nên nghiên cứu cấp "thẻ xanh" cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả.
Xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng
Tại cuộc họp Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều 22/9, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh đánh giá thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch, tỷ lệ mắc rất thấp, đặc biệt trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ông Hạnh nhận định trong thời gian tới thành phố vẫn còn xuất hiện các F0 trong cộng đồng. Vì vậy, ông cho rằng việc kiên quyết xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nghiên cứu "thẻ xanh Covid" (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, thành phố phải chủ động đánh giá nguy cơ, giao Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm, tập trung vào những đối tượng ho, sốt trong cộng đồng; những đối tượng nguy cơ cao và những khu vực có nguy cơ cao (khu vực ổ dịch cũ, các khu công nghiệp) và kế hoạch này cần thực hiện và đánh giá 2 tuần một lần.
Liên quan đến vấn đề "thẻ xanh" đối với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong khi đó, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn bị mắc Covid-19. Vì vậy, ông khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin không nên chủ quan.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đến thời điểm này dịch bệnh tại Hà Nội không bùng phát đã là một thành công.
Tuy nhiên, để trở về "zero Covid" là rất khó, bởi dịch vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng, đã xâm nhập vào các chuỗi như lái xe, shipper... Hơn nữa, tình hình dịch trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng chia sẻ thêm là sau khi tiêm một mũi vắc xin thì miễn dịch còn kém. Chỉ đến khi tiêm đủ 2 mũi mới đủ miễn dịch nhưng điều này cũng chỉ giảm lây nhiễm, giảm nguy cơ trở nặng chứ không đảm bảo hoàn toàn không lây nhiễm. Đặc biệt, khả năng truyền bệnh giữa người tiêm và chưa tiêm là giống nhau, vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em, người già, người có bệnh nền...
Trước ý kiến Hà Nội nên nghiên cứu cấp thẻ xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, ông Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả phòng, chống dịch.
Người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
Từ ý kiến chia sẻ của các chuyên gia y tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin là cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng, song không vì thế mà người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin lại chủ quan, lơ là.
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 (Ảnh: Hữu Nghị).
Đáng chú ý, ông Dũng bày tỏ việc người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 là hình ảnh không đẹp đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố. Từ việc này cho thấy một số địa phương của thành phố chưa thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thành, xây dựng kế hoạch và triển khai Chỉ thị 22 của UBND thành phố, đảm bảo rõ người, rõ việc. Trong đó, ông Dũng nhấn mạnh phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Cuối cùng, lãnh đạo UBND TP đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ Chỉ thị 22 của UBND thành phố để tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo an toàn đối với từng loại hình đơn vị, công ty, công sở. Các sở, ngành cần cụ thể hóa, tham mưu với thành phố để hoàn thiện bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 đối với từng loại hình, từng ngành nghề trên địa bàn.
Số lượng F0 ngoài cộng đồng tại Hà Nội sau 25 ngày giãn cách Số ca mắc mới trong ngày của thành phố có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch của Hà Nội vẫn rất cao. Tính đến 18h ngày 18/8, theo Bộ Y tế, Hà Nội đã ghi nhận 2.591 bệnh nhân Covid-19, 33 người tử vong trong làn sóng thứ 4. Sau 25 ngày giãn cách xã hội, thành phố có...