Sống chậm trong tình trạng khẩn cấp ở Tokyo

Theo dõi VGT trên

Đôi chút lo lắng và bất an, đó là tâm trạng chung của người dân Nhật Bản sau khi Thủ tướng Shinzo Abe quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh, thành.

Sống chậm trong tình trạng khẩn cấp ở Tokyo - Hình 1
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Fukuoka, Tây Nam Nhật Bản ngày 6/4/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tuy nhiên, đa số người dân ở “đất nước Mặt Trời mọc” đều ủng hộ quyết định này của người đứng đầu chính phủ, bởi vì họ hiểu rằng nếu không có các biện pháp quyết liệt, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Điều đó, nếu xảy ra, không chỉ gây ra các thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế mà còn có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tối 7/4, tại ga Shibuya – một trong những ga đông đúc nhất ở thủ đô Tokyo, nhiều hành khách đã nhận được thông tin về việc Thủ tướng Abe ban bố tình trạng khẩn cấp qua điện thoại di động. Họ chăm chú đọc thông tin đó với khuôn mặt không giấu được sự căng thẳng. Khi Thủ tướng Abe bắt đầu cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo vào lúc 19h tối 7/4 để lý giải về quyết định của mình, nhiều người đã tạm dừng công việc để theo dõi cuộc họp được phát trực tiếp trên truyền hình.

Chị Remi Meguro, một nhân viên văn phòng ở Tokyo, chia sẻ: “Tôi thực sự cảm thấy lo ngại về tốc độ lây lan của dịch COVID-19 tại Nhật Bản, nhất là ở thủ đô Tokyo. Tôi e rằng hệ thống y tế của thành phố có thể sẽ sụp đổ nếu số ca nhiễm bệnh vẫn tiếp tục tăng. Chính vì vậy, tôi ủng hộ quyết định của Thủ tướng Abe cho dù việc ban bố tình trạng khẩn cấp có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bản thân”.

Trước khi Thủ tướng Abe đưa ra quyết định trên, số người mắc COVID-19 ở nhiều thành phố lớn của Nhật Bản đã tăng nhanh một cách đáng báo động. Riêng tại Tokyo, vào ngày 24/3 – thời điểm ông Abe thông báo lùi thời gian tổ chức Thế vận hội Olympic 2020, tổng số ca mắc COVID-19 ở thành phố này mới chỉ là 171. Tuy nhiên, trong các ngày sau đó, số ca mắc bệnh đã liên tục tăng và vượt ngưỡng 1.000 người vào ngày 5/4.

Tính đến 21 giờ ngày 7/4, tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Tokyo đã lên tới 1.195, trong đó có 31 người tử vong. Đáng chú ý, giới chức y tế thành phố đã không thể xác định được con đường lây truyền của nhiều ca nhiễm. Thủ tướng Abe cảnh báo nếu tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 ở Tokyo tiếp tục duy trì như hiện nay, tổng số ca mắc bệnh tại thành phố này có thể tăng lên 10.000 trong 2 tuần nữa và 80.000 trong vòng 1 tháng.

Do sự bùng phát của dịch COVID-19, hệ thống y tế ở Tokyo và một số thành phố lớn khác ở Nhật Bản sắp rơi vào tình trạng quá tải. Một số bệnh viện đã không còn giường cho bệnh nhân. Chính quyền Tokyo đã phải huy động một số khách sạn để làm chỗ ở cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Nhiều người lo ngại tốc độ lây lan của SARS-CoV-2 có thể sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống y tế, làm tê liệt nền kinh tế và tác động tiêu cực tới cuộc sống của hàng triệu người. Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp vào lúc này, vì thế, được đánh giá là không thể đảo ngược.

Một ngày sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, nhịp sống ở thủ đô Tokyo dường như đã chậm lại. Các trung tâm thương mại lớn như Isetan hay Mitsukoshi và các cơ sở giải trí như rạp chiếu phim đều đóng cửa. Hầu hết các con phố đều trở nên vắng lắng hơn so với mọi ngày. Người dân Tokyo đã an tâm phần nào khi hầu hết các dịch vụ thiếu yếu như điện, nước, khí đốt, điện thoại và Internet vẫn được duy trì, trong khi các dịch vụ khác như ngân hàng và bưu chính vẫn hoạt động nhưng với số nhân viên ít hơn. Các siêu thị, cửa hàng tiện ích và cửa hàng thuốc vẫn mở cửa như bình thường, trong khi hệ thống giao thông công cộng vẫn hoạt động.

Đối với một số người, tình trạng khẩn cấp gần như không làm thay đổi cuộc sống khi họ có thể làm việc từ xa. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, nhất là những công nhân làm việc tại các nhà máy và những người mà công việc không cho phép họ làm việc từ xa. Với những người này, điều họ lo lắng nhất vào thời điểm hiện nay không phải là việc mình có nhiễm bệnh hay không, mà là khi nào họ có thể bắt đầu làm việc trở lại. Như tâm sự của anh Kingo Yoshida, chủ cửa hàng cắt tóc ở quận Shibuya, thủ đô Tokyo: “Tôi hiểu rằng tôi có thể bị nhiễm bệnh từ các khách hàng của mình. Tuy nhiên, nếu cửa hàng phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, tôi sẽ không có tiền để duy trì cuộc sống”.

Không chỉ có người bản xứ, những người Việt Nam sinh sống và làm việc ở “đất nước Mặt Trời mọc” cũng có chung mối băn khoăn đó, cho dù họ hiểu rằng Nhật Bản đang phải đối mặt với đại dịch nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh Nguyễn Ngọc Thông, quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là lao động ở Nhật Bản, bộc bạch không biết sẽ phải nghỉ việc trong bao lâu và thu nhập có bị ảnh hưởng hay không sau khi công ty thông báo tạm nghỉ việc từ ngày 7/4 vì phát hiện một công nhân tại công trường xây dựng sân vận động đã bị mắc COVID-19.

Video đang HOT

Chị Cao Huyền Trang, người Việt sống ở quận Shibuya, thì bày tỏ: “Tôi thật sự lo lắng cho công việc của mình”. Gia đình có con nhỏ, do tình trạng khẩn cấp, chính quyền quận đã thông báo sẽ đóng cửa các trường mẫu giáo nên chị phải nghỉ làm để trông con. Dù vậy, chị Trang vẫn ủng hộ quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp của Thủ tướng Abe, đồng thời khẳng định sẽ tuân thủ các yêu cầu của chính quyền nước sở tại.

Trên thực tế, ngay khi ban bố tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp có tổng trị giá lên tới 108.000 tỷ yen (tương đương 989 tỷ USD) nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19. Gói kích thích kinh tế khẩn cấp này có quy mô gần gấp đôi so với gói kích thích kinh tế có tổng trị giá 56.800 tỷ yen mà chính quyền nước này đã thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tương đương gần 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản, bao gồm cả phần hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn.

Ngày 8/4, Thủ tướng Abe đã cảm ơn người dân vì sự hợp tác của họ sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ thoát ra khỏi tình trạng này trong một tháng nữa. Đây cũng là hy vọng chung của nhiều người dân Nhật Bản cũng như các lao động, du học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại “xứ sở hoa anh đào”. Trước mắt, ở một đất nước mà mọi người luôn hối hả và bận rộn bởi áp lực công việc, tất cả sẽ “sống chậm” trong thời kỳ tình trạng khẩn cấp để có thể đẩy lùi đại dịch.

Đào Thanh Tùng

Làm việc từ xa - chuyện lạ thời Covid-19 ở Nhật

Tàu điện ngầm ở Tokyo vẫn chật ních người và nhiều công ty vẫn hoạt động như thể không có gì thay đổi, bất chấp mối đe dọa từ Covid-19.

Nhật Bản là một quốc gia nơi mọi người vẫn phải đến công ty trực tiếp thay vì làm việc từ xa. Văn hóa công sở ở quốc gia Đông Á này yêu cầu tương tác trực tiếp liên tục, như một cách thể hiện sự tôn trọng công việc. Nhân viên thường được đánh giá dựa trên số giờ cống hiến hơn là kết quả công việc. Người quản lý không tin tưởng để nhân viên làm việc ở nhà và nhiều công ty chưa thiết lập hệ thống làm việc từ xa.

"Sếp của tôi nói rõ ràng rằng 'Nếu tôi cho phép làm việc ở nhà, các bạn có thể sẽ không tập trung vào công việc. Ai mà biết được chứ? Thậm chí bạn có thể uống rượu'", một nhân viên ngân hàng đầu tư, yêu cầu giấu tên, cho hay.

Làm việc từ xa - chuyện lạ thời Covid-19 ở Nhật - Hình 1

Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang đứng chờ qua đường ở Tokyo đầu tháng 4. Ảnh: AFP.

Nhân viên này nói thêm dù khách hàng không muốn gặp mặt trực tiếp, ông chủ của anh vẫn nghĩ rằng nhân viên nên có mặt ở cơ quan để nhận các cuộc điện thoại của khách hàng, như cách thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

"Ông chủ của tôi nói nếu không làm vậy, khách hàng sẽ nghĩ rằng các bạn đang tranh thủ nghỉ ngơi và khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho bản thân. Thái độ làm việc chính là niềm tự hào của Nhật Bản", anh kể.

Văn hóa làm việc đặc biệt cứng nhắc này đã khiến Nhật Bản là một trong ít quốc gia phát triển không chuẩn bị tốt cho mô hình làm việc từ xa thời Covid-19.

Thủ tướng Shinzo Abe ngày 7/4 đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong một tháng ở Tokyo, Osaka và 5 khu vực khác chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Tuy nhiên, ông Abe thêm rằng, "Chúng tôi không phong tỏa các thành phố giống như các quốc gia khác".

Quyết định của Thủ tướng Abe được đưa ra sau hai tuần Tokyo ghi nhận số ca nhiễm tăng và ngày càng nhiều lời kêu gọi chính phủ cần có hành động mạnh tay hơn trong cuộc chiến với Covid-19.

Ông Abe chần chừ hành động sớm và quyết liệt hơn có lẽ một phần do nhận ra rằng nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị để làm việc từ xa, theo nhà tư vấn quản lý Rochelle Kopp.

Công nghệ là một yếu tố quan trọng. Nhật Bản luôn được xem là quốc gia công nghệ cao, nhưng đất nước này lại chưa thiết lập hệ thống làm việc từ xa. Giống hình ảnh chú thỏ trong câu chuyện ngụ ngôn, Nhật Bản đã "cắm đầu cắm cổ" chạy về phía trước và dừng lại nghỉ ngơi vào đầu thập niên 90, thời điểm bong bóng tài sản vỡ tan và để những quốc gia khác vượt mặt.

Các công ty Nhật Bản đã bị các công ty về công nghệ thông tin (IT) phương Tây bỏ lại phía sau. Nhiều công ty vẫn bị mắc kẹt ở thời điểm 20 năm trước, với những phần mềm lỗi thời và những nhận thức hạn chế về điện toán đám mây hay công cụ họp trực tuyến.

Các bộ phận IT luôn lo sợ thái quá về bảo vệ tài sản trí tuệ và bảo mật thông tin khách hàng tới mức chỉ cho phép nhân viên truy cập vào hệ thống bằng hệ thống máy tính ở công ty.

Nhiều nhân viên thậm chí không có máy tính xách tay riêng, một phần bởi sợ đánh mất trong những buổi tiệc rượu sau giờ làm và nhiều người không có wifi ở nhà riêng. Thậm chí nếu có làm việc từ xa, nhiều người Nhật Bản, đặc biệt là ở Tokyo, sẽ phải làm việc trên những bàn ăn trong các căn hộ chật chội.

Đây cũng là một đất nước mà các doanh nghiệp vẫn duy trì việc gửi fax và tài liệu vẫn được yêu cầu cần có dấu mực. Thậm chí mọi người làm việc ở nhà vẫn phải tới văn phòng để mang tài liệu tới gặp giám đốc xin dấu, theo báo cáo của truyền thông địa phương.

Trường học bị đóng cửa nhưng họ rất ít hoặc không áp dụng học trực tuyến.

Bất chấp những ánh đèn neon rực rỡ và các chuyến tàu cao tốc hiện đại, văn hóa doanh nghiệp ở Nhật Bản dường như vẫn bị mắc kẹt ở quá khứ, khi phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử ở nơi làm việc và quyền lực chủ yếu vẫn nằm trong tay những người đàn ông lớn tuổi, bảo thủ.

Văn hóa này có thể giải thích tại sao một người làm công ăn lương vẫn phải mặc áo sơ mi, thắt cà vạt và đeo thẻ nhân viên khi làm việc ở phòng bếp tại nhà, hoặc tại sao một nhân viên nữ buộc phải bất tuân quy định ở nhà cuối tuần của chính phủ, bởi cô cần có một bộ đồ mới để mặc khi làm việc tại nhà.

Trong khi đó, chính phủ liên tục củng cố thông điệp chống Covid-19 rằng mọi người cần tránh tụ tập tại những không gian chật hẹp, đông đúc, nơi người lạ gặp gỡ và tiếp xúc nhau trong thời gian dài, bằng cách tổ chức các cuộc họp báo, mà rõ ràng sự kiện này đi ngược lại những quy định trên. Tuy nhiên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nói với các nhà báo rằng "không có ý định truyền hình trực tiếp các buổi họp báo này".

Văn hóa làm việc của Nhật Bản dựa trên khái niệm được gọi là ho-ren-sou, viết tắt của quy trình báo cáo, thông tin và tham vấn. Thay vì được giao nhiệm vụ và trao quyền tự xử lý chúng, nhân viên thường phải tham khảo ý kiến của người quản lý từng bước. Và điều này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu họ không đi làm cùng nhau.

Mô tả công việc thường khá mơ hồ và ở quốc gia này mọi người đánh giá cao tinh thần làm việc theo nhóm hơn là cá nhân. Đó là lý do tại sao nhân viên thường được đánh giá dựa trên số giờ làm việc, bởi rất khó để đánh giá kết quả cá nhân khi họ làm việc tập thể.

Không phải tất cả sự khác biệt trong cách làm việc của người Nhật Bản đều tệ hơn ở các nước phương Tây. Nhưng Kopp, người tư vấn về cách khắc phục sự khác biệt văn hóa giữa các công ty Nhật Bản và phương Tây, cho biết Covid-19 và nhu cầu làm việc từ xa đã khiến nhiều công ty Nhật Bản bộc lộ các vấn đề tồn đọng.

"Nó giống như khi thủy triều rút, bờ biển chỉ còn lại rác", Kopp so sánh.

Làm việc từ xa - chuyện lạ thời Covid-19 ở Nhật - Hình 2

Hành khách chen chúc trên tàu điện ngầm ở Tokyo hôm 26/3. Ảnh: CNN.

Khi Nhật Bản phong tỏa, một số công ty đã sẵn sàng và một số có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc từ xa. Nhưng một số khác đơn giản sẽ phải đóng cửa và chủ doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ phép hoặc nghỉ không lương, Kopp nhận định. Nhưng cho tới lúc đó, nhiều người vẫn phải tiếp tục làm việc bình thường như thể không biết đến sự tồn tại của Covid-19.

"Tuần trước, sếp của tôi đã đi uống rượu cùng nhân viên hai lần. Ông ấy thích uống nhiều, thích chuốc say người khác và nói về công việc. Tôi không có ý kiến gì về việc này. Nhưng theo tôi, nếu bạn nói tôi phải "làm cái này, cái kia" và nghiêm khắc với tôi, tại sao bạn không tự nghiêm khắc với chính mình", nam nhân viên ngân hàng chia sẻ.

Thanh Tâm

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giớiÔng Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới
08:02:31 22/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHOTrung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO
16:46:37 22/01/2025
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?
07:16:59 22/01/2025

Tin đang nóng

Nghẹn lòng hình ảnh con gái nam shipper đứng trước di ảnh thắp hương cho ba: "Con nhớ ba nhiều lắm"Nghẹn lòng hình ảnh con gái nam shipper đứng trước di ảnh thắp hương cho ba: "Con nhớ ba nhiều lắm"
16:27:01 23/01/2025
Nữ khách hàng trong vụ "shipper bị đánh tử vong" kể cụ thể sự việc, bày tỏ rất hối hậnNữ khách hàng trong vụ "shipper bị đánh tử vong" kể cụ thể sự việc, bày tỏ rất hối hận
19:09:03 23/01/2025
Mỹ nhân Việt đẹp đến mức như hoàng hậu từ lịch sử bước ra, chỉ 1 cái liếc mắt mà khiến 2 triệu người điêu đứngMỹ nhân Việt đẹp đến mức như hoàng hậu từ lịch sử bước ra, chỉ 1 cái liếc mắt mà khiến 2 triệu người điêu đứng
15:23:00 23/01/2025
Cháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khócCháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khóc
18:35:47 23/01/2025
Chấn động hành trình đi bộ hơn 650km về quê ăn Tết của người đàn ông 32 tuổi: Lý do phía sau gây ngỡ ngàng!Chấn động hành trình đi bộ hơn 650km về quê ăn Tết của người đàn ông 32 tuổi: Lý do phía sau gây ngỡ ngàng!
16:53:22 23/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc "xé nguyên tác bước ra" nhưng bị hất cẳng khỏi phim hot gây phẫn nộ: Khán giả đòi dẹp luôn mùa 3Mỹ nhân Trung Quốc "xé nguyên tác bước ra" nhưng bị hất cẳng khỏi phim hot gây phẫn nộ: Khán giả đòi dẹp luôn mùa 3
15:28:03 23/01/2025
Sao nữ vướng cáo buộc đánh đập dã nam nam sinh, gây phẫn nộ trên các diễn đàn mạng xã hộiSao nữ vướng cáo buộc đánh đập dã nam nam sinh, gây phẫn nộ trên các diễn đàn mạng xã hội
15:11:40 23/01/2025
Việt Hương thưởng lớn Tết cho 300 nhân viên, sở hữu cơ ngơi đáng ngưỡng mộViệt Hương thưởng lớn Tết cho 300 nhân viên, sở hữu cơ ngơi đáng ngưỡng mộ
16:06:40 23/01/2025

Tin mới nhất

Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch

Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch

20:12:34 23/01/2025
Số liệu trước đó của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 91 ca nhiễm norovirus được báo cáo trong tuần đầu tháng 12, tăng cao hơn so với con số 69 ca trong tuần cuối tháng 11/2024.
Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt cáo buộc lãnh đạo cuộc nổi loạn

Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt cáo buộc lãnh đạo cuộc nổi loạn

19:45:25 23/01/2025
Tổng thống Yoon hiện đang bị quản thúc tại Trại giam Uiwang, phía Nam thủ đô Seoul. Phiên tòa xét xử của Tòa án Hiến pháp cũng đang diễn ra để xác định xem có nên duy trì hay bác bỏ bản luận tội ông do Quốc hội Hàn Quốc đề xuất hay khôn...
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp

Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp

19:42:47 23/01/2025
Trong số nhân sự bị điều chuyển có bà Eun Young Choi, người đứng đầu sáng kiến thực thi tiền điện tử của Bộ Tư pháp, và ông Bruce Swartz, chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp quốc tế và đàm phán các hiệp ước.
Hàn Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh tăng cao nhất trong 14 năm qua

Hàn Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh tăng cao nhất trong 14 năm qua

19:39:27 23/01/2025
Xét theo khu vực, số ca sinh tăng ở tất cả 17 tỉnh thành trên cả nước, đáng chú ý Daegu tăng 25,3%, tỉnh Nam Jeolla tăng 25% và thành phố Ulsan tăng 24,5%.
Thời báo Tài chính Anh: Iran nhận 1.000 tấn hóa chất chế tạo nhiên liệu tên lửa

Thời báo Tài chính Anh: Iran nhận 1.000 tấn hóa chất chế tạo nhiên liệu tên lửa

19:27:51 23/01/2025
Thông tin này dựa trên dữ liệu tình báo từ quan chức an ninh của hai quốc gia phương Tây, được cho là cảnh báo rõ ràng gửi tới Iran và Trung Quốc về hoạt động của hai tàu này.
Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Trump

Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Trump

19:24:37 23/01/2025
Thái tử Bin Salman nói với ông Trump trong cuộc điện đàm rằng Saudi Arabia muốn mở rộng các khoản đầu tư vào Mỹ trong bốn năm tới lên 600 tỷ USD. Con số này có thể tăng thêm nếu có thêm các cơ hội.
Tín hiệu thúc đẩy trật tự thế giới mới trong 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump

Tín hiệu thúc đẩy trật tự thế giới mới trong 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump

19:22:23 23/01/2025
Từ khẳng định quyền lực ở Tây bán cầu, điều chỉnh cam kết tại châu Âu, Trung Đông, đến linh hoạt quan hệ với Trung Quốc và Nga, ông Trump đang tái định hình trật tự địa chính trị toàn cầu, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn.
Đánh giá của Tổng thống Trump về ba quan chức vừa được bổ nhiệm trong chính quyền mới

Đánh giá của Tổng thống Trump về ba quan chức vừa được bổ nhiệm trong chính quyền mới

19:20:26 23/01/2025
Trong bài đăng chúc mừng, ông Trump nhấn mạnh đến các khả năng, trình độ của ông Puzder trên những cương vị là một công tố viên, doanh nhân và tác giả của nhiều cuốn sách.
Anh tiết lộ chi tiết vụ ngăn chặn tàu do thám của Nga

Anh tiết lộ chi tiết vụ ngăn chặn tàu do thám của Nga

19:14:02 23/01/2025
Sau đó, tàu Yantar di chuyển vào vùng biển Ireland, gần Dublin, làm dấy lên lo ngại về hoạt động nhằm vào các đường ống năng lượng và cáp internet quan trọng giữa Anh và Ireland. Cuối cùng, tàu Nga đã bị hộ tống ra khỏi biển Ireland.
Syria kêu gọi phương Tây bãi bỏ biện pháp trừng phạt

Syria kêu gọi phương Tây bãi bỏ biện pháp trừng phạt

19:07:19 23/01/2025
Đây được coi là bước đi quan trọng trong việc định hình lại mối quan hệ giữa EU và chính quyền mới tại Damascus, đồng thời giữ vững cam kết của EU trong việc hỗ trợ ổn định khu vực Trung Đông.
Vấn đề người di cư: Guatemala triệt phá thêm mạng lưới buôn bán người di cư trái phép sang Mỹ

Vấn đề người di cư: Guatemala triệt phá thêm mạng lưới buôn bán người di cư trái phép sang Mỹ

17:30:31 23/01/2025
Số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có hàng nghìn người Guatemala rời bỏ quê hương và tìm đường đến Mỹ để tránh tình trạng bạo lực và nghèo đói tại quốc gia Trung Mỹ này.
Jordan ủng hộ Chính quyền Palestine kiểm soát Dải Gaza hậu xung đột

Jordan ủng hộ Chính quyền Palestine kiểm soát Dải Gaza hậu xung đột

16:16:24 23/01/2025
Ngoại trưởng Jordan khẳng định giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để thoát khỏi chu kỳ bạo lực trong khu vực, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Vụ 4 ngư dân mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 1 thuyền viên

Vụ 4 ngư dân mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 1 thuyền viên

Tin nổi bật

20:31:06 23/01/2025
Đến khoảng 15 giờ 45 phút cùng ngày, thi thể nạn nhân đã được đưa vào bờ, bàn giao cho gia đình đưa về quê mai táng theo phong tục địa phương.
Mbappe vượt Thierry Henry ở Cúp C1, ghi tên vào lịch sử Real Madrid

Mbappe vượt Thierry Henry ở Cúp C1, ghi tên vào lịch sử Real Madrid

Sao thể thao

20:20:19 23/01/2025
Kylian Mbappe vượt qua Thierry Henry về số bàn thắng ở Cúp C1 ở trận Real Madrid 5-1 Salzburg, ghi tên vào lịch sử đội bóng áo trắng với kỷ lục chỉ Benzema làm được trước đó.
Dân mạng gợi ý tour dọn nhà đón Tết dành cho khách Tây, không ngờ được đón nhận đến vậy

Dân mạng gợi ý tour dọn nhà đón Tết dành cho khách Tây, không ngờ được đón nhận đến vậy

Netizen

19:05:21 23/01/2025
Theo đó, trong video, một vị khách Tây đang xuống bếp chuẩn bị đồ ăn. Theo quan sát, có thể thấy món ăn mà cô đang làm là giò, cũng là món ăn quen thuộc vào dịp Tết ở Việt Nam.
Sao nam Việt lộ hint kết hôn với tình trẻ kém hơn 30 tuổi?

Sao nam Việt lộ hint kết hôn với tình trẻ kém hơn 30 tuổi?

Sao việt

18:21:05 23/01/2025
Mới đây, Chân Chân đã chia sẻ khoảnh khắc đi tham gia tiệc cuối năm cùng bạn trai. Cô còn công khai hình ảnh tình tứ NS Việt Anh ôm eo mình.
Lập chuỗi công ty tư vấn, bán thuốc "vô tác dụng", thu lợi bất chính tới 30 tỷ/tháng

Lập chuỗi công ty tư vấn, bán thuốc "vô tác dụng", thu lợi bất chính tới 30 tỷ/tháng

Pháp luật

18:12:27 23/01/2025
Đối tượng chủ mưu, cầm đầu là Trần Thị Thu Phương, SN 1996; trú tại phòng 2609, Tòa nhà Gold Tower, số 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Tử vi 12 con giáp hôm nay 24/1: Dần tiến triển rất tốt, Mùi may mắn tài lộc

Tử vi 12 con giáp hôm nay 24/1: Dần tiến triển rất tốt, Mùi may mắn tài lộc

Trắc nghiệm

17:19:26 23/01/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 24/1/2025 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Mèo đi lạc vượt hơn 1.200km tìm đường về đoàn tụ với chủ

Mèo đi lạc vượt hơn 1.200km tìm đường về đoàn tụ với chủ

Lạ vui

16:53:55 23/01/2025
Câu chuyện xảy ra vào đầu tháng 6/2024 nhưng vẫn được nhiều người nhắc lại. Theo đó, Benny và Susanne Anguiano sống tại Salinas, California, Mỹ mang theo chú mèo cưng Rayne Beau đi cắm trại ở công viên quốc gia Yellowstone.
Diện tích rừng bị cháy ở Brazil trong năm 2024 lớn hơn diện tích Italy

Diện tích rừng bị cháy ở Brazil trong năm 2024 lớn hơn diện tích Italy

16:14:13 23/01/2025
Tình trạng hạn hán kỷ lục trong năm 2024 do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài từ năm 2023 là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng cháy rừng gia tăng.
Thanh Sơn - Trần Ngọc Vàng: Đối đầu trên phim, thân thiết ngoài đời

Thanh Sơn - Trần Ngọc Vàng: Đối đầu trên phim, thân thiết ngoài đời

Hậu trường phim

16:12:05 23/01/2025
Ở hậu trường phim Yêu nhầm bạn thân , Thanh Sơn và Trần Ngọc Vàng bị trêu chọc là cặp phim giả tình thật vì đi đâu cũng có nhau.
Trồng 3 loại cây này trong phòng khách giúp gia chủ 'giữ tiền', vận may 'gõ cửa' cả năm

Trồng 3 loại cây này trong phòng khách giúp gia chủ 'giữ tiền', vận may 'gõ cửa' cả năm

Sáng tạo

15:46:31 23/01/2025
Không chỉ là vật trang trí, cây cảnh còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia chủ.
Phim Tết chưa chiếu đã kiếm 550 tỷ, nam chính càng bị mắng chửi càng hot điên đảo

Phim Tết chưa chiếu đã kiếm 550 tỷ, nam chính càng bị mắng chửi càng hot điên đảo

Phim châu á

15:25:24 23/01/2025
Theo Sina bộ phim điện ảnh Anh Hùng Xạ Điêu: Hiệp Chi Đại Giả do Tiêu Chiến, Trang Đạt Phi đóng chính ngay trong ngày đầu mở bán vé trước đã lập 11 kỷ lục.