Sông băng ‘Ngày tận thế’ tan nhanh chưa từng thấy, nguy cơ dâng nước biển cao 3 mét
Với tiềm năng làm mực nước biển toàn cầu dâng cao hơn 3 mét, sông băng Thwaites của Nam Cực còn được mệnh danh là “sông băng Ngày tận thế”.
Một góc của sông băng Thwaites. Ảnh: NASA
Tờ Daily Mail đưa tin một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra dòng sông băng khổng lồ này đang tan chảy nhanh đến mức nào, đồng thời cảnh báo rằng nó có thể khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 3,4 mét trong vài thế kỷ tới.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maine và Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã tiến hành tốc độ thay đổi mực nước biển cục bộ. Đây là một cách gián tiếp để đo lượng băng tan chảy.
Kết quả đo cho thấy sông băng Thwaites đang thu hẹp với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 5.500 năm qua.
Video đang HOT
Tiến sĩ Dylan Rood, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Mặc dù các sông băng này vẫn tương đối ổn định suốt nhiều thiên niên kỷ qua, nhưng hiện tại tốc độ thu hẹp của chúng đang tăng nhanh và làm dâng mực nước biển toàn cầu”.
Tảng băng Tây Nam Cực (WAIS) là nơi có sông băng Thwaites và sông băng Pine Island đã mỏng dần trong vài thập kỷ qua do nhiệt độ toàn cầu tăng cao.
Sông băng Thwaites hiện có diện tích 192.000 km vuông, tương đương với diện tích của Vương quốc Anh. Trong khi đó, với diện tích 162.300 km vuông, sông băng Pine Island có kích thước tương đương với bang Florida của Mỹ.
“Cặp đôi” này có khả năng khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao rõ rệt khi chúng cùng tan chảy. Nhìn chung, các phát hiện cho thấy những sông băng ở Nam Cực tương đối ổn định cho đến thời gian gần đây, nhưng tốc độ tan chảy đã tăng hơn 2 lần trong vòng 30 năm qua. Tỷ lệ mực nước biển giảm tương đối ngày nay cũng cao gấp 5 lần so với 5.500 năm trước.
Tiến sĩ Rood cho biết: “Tốc độ tan băng hiện nay có thể báo hiệu rằng phần lõi quan trọng của WAIS đã bị vỡ, dẫn đến việc gia tốc dòng chảy vào đại dương, kéo theo một thảm họa về mực nước biển toàn cầu trong tương lai”.
Trong nghiên cứu tiếp theo, nhóm chuyên gia này sẽ khoan qua dòng sông băng để thu thập mẫu băng bên dưới.
Họ tin rằng điều này có thể chứa đựng bằng chứng về việc có thể đảo ngược tốc độ tan chảy đang tăng nhanh hiện nay hay không.
Biến đổi khí hậu khiến mực nước biển Trung Quốc dâng cao kỷ lục trong năm 2021
Theo báo cáo của Chính phủ, mực nước biển của Trung Quốc đã dâng cao kỷ lục trong năm 2021 do nhiệt độ nóng lên, khiến nhiều dòng sông băng và các tảng băng ở vùng cực tan chảy.
Lối vào bãi biển Deep Water Bay ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Trung tâm Giám sát Môi trường Biển Quốc gia cho biết mực nước ven biển của Trung Quốc trong năm 2021 đã dâng cao hơn 84 mm so với mức trung bình trong giai đoạn 1993-2011. Cơ quan này cảnh báo mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu đang gây ra "tác động không ngừng" đến sự phát triển của các khu vực ven biển. Đồng thời, báo cáo kêu gọi giới chức cải thiện việc giám sát và tăng cường các nỗ lực cảnh báo và phòng ngừa sớm.
Trung tâm Giám sát Môi trường Biển Quốc gia, đơn vị nghiên cứu của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, cho biết mực nước biển dâng cao sẽ gây xói mòn hệ sinh thái ven biển và mất bãi triều. Trong khi đó, các thành phố ven biển sẽ đối mặt với nguy cơ lũ lụt và thủy triều muối lớn hơn.
Mực nước biển ven biển trên khắp Trung Quốc hiện đã tăng trung bình 3,4 mm mỗi năm kể từ năm 1980, cao hơn so với tỷ lệ toàn cầu trong cùng thời điểm.
Mặc dù nhiệt độ ở các vùng biển ven biển của Trung Quốc trong năm 2021 đã giảm nhẹ so với năm trước đó, con số này vẫn xếp thứ 3 trong các kỷ lục từng được ghi nhận, và cao hơn 0,84 độ C so với mức trung bình năm 1993-2011.
Năm ngoái, Bộ Môi trường dự báo mực nước ven biển sẽ tăng thêm 55 mm đến 170 mm trong vòng 30 năm tới. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ bờ biển của mình.
Trước mối đe dọa này, các thành phố ven biển phía đông Trung Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch dự phòng khi mực nước biển dâng cao. Trong đó, trung tâm thương mại Thượng Hải đang xem xét xây dựng các đường hầm thoát nước mới và các cửa thủy triều.
Có gì trong kế hoạch phòng ngày tận thế của Nhà Trắng? Chính phủ Mỹ đã chuẩn bị phương án đề phòng cho đủ loại nguy cơ, thậm chí cả những thảm họa có thể hủy diệt quốc gia hoặc phần lớn dân số thế giới. Vụ nổ hạt nhân trên đảo san hô Mururoa năm 1971. Ảnh: AFP Chính phủ Mỹ không chấp nhận bị chìm trong biển lửa nếu một tiểu hành tinh...