Các nhà khoa học cảnh báo số phận của sông băng lớn nhất thế giới sẽ được định đoạt trong giai đoạn vài năm tới, có thể tạo ra ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu.
Các nhà khoa học đã tiếp cận phần mặt trước của sông băng Thwaites, được mệnh danh là sông băng “ngày tận thế”, ở phía Tây của Nam Cực, phát hiện nước biển ấm đã tấn công sông băng, khiến băng ở đây tan nhanh hơn so với tính toán trước đó, Guardian ngày 30/4 đưa tin.
Giáo sư hải dương học Anna Wahlin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về sông băng Thwaites, cho biết những phát hiện mới đồng nghĩa số phận của sông băng Thwaites và toàn bộ khối băng đá ở phía Tây Nan Cực sẽ được định đoạt trong thời gian từ 2-5 năm tới.
Sông băng Thwaites đang tan nhanh. Ảnh: Getty .
Bà Wahlin cho biết mặt trước của sông băng Thwaites nằm trên một số điểm cố định dưới mặt nước biển. Nhưng bởi nhiệt độ nước biển tăng lên từ sâu dưới đại dương, tốc độ tan băng bị đẩy nhanh, làm những điểm cố định này biến mất.
Tình trạng này khiến nước biển ấm xâm nhập sâu vào sông băng Thwaites, về lâu dài sẽ đẩy nhanh quá trình sông băng bị nứt khỏi Nam Cực và trôi vào đại dương.
“Nếu điều đó xảy ra, mọi thứ sẽ sụp đổ. Đây có thể là sự khởi đầu của những thay đổi khủng khiếp”, bà Wahlin cảnh báo.
Thwaites là sông băng lớn nhất trên Trái Đất, sâu hơn 1 km, với lượng băng đá khi tan có thể khiến mực nước biển dâng cao thêm 65 cm.
Năm ngoái, các nhà khoa học Anh đã phát hiện những hố sâu với kích thước khổng lồ bên dưới Thwaites. Những hố sâu này cho phép nước biển xâm nhập vào bên trong sông băng, đẩy nhanh tốc độ xói mòn và tan chảy.
Tình trạng băng đá ở Nam Cực tan chảy nhanh hơn tốc độ tích tụ đã trở nên ngày càng nghiêm trọng suốt 30 năm qua, chiếm khoảng 4% mực nước biển dâng toàn cầu. Từ năm 2000, Nam Cực đã mất 1.000 tỷ tấn băng đá.
Các chuyên gia cho biết nếu phần băng đá ở mặt trước sông băng Thwaites vỡ khỏi Nam Cực, nó sẽ gây tác động lan tỏa tới các sông băng khác ở khu vực.
Dòng sông băng chắn ngang đường cao tốc
Đê chắn vỡ khiến dòng sông băng ở Himachal Pradesh, Ấn Độ, tràn xuống từ đỉnh núi và phá hủy mọi thứ trên dòng chảy.
Đào vàng, phát hiện kho báu quý hơn vàng do... một loài người khác để lại Một kho báu khảo cổ vĩ đại, có niên đại lên tới 1 triệu năm, đã được khai quật tại mỏ vàng bỏ hoang giữa sa mạc Sahara. Theo Daily Mail, các hiện vật kỳ lạ đã được khai quật tình cờ bởi các thợ đào vàng ở khu vực sông Atbara, sa mạc Đông (EDAR) của Sudan, một phần của sa mạc...
Tin mới nhất
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác
00:59:26 18/01/2025
Trong lúc bất cẩn, cặp vợ chồng trẻ đã ném nhầm 230.000 Nhân dân tệ (gần 800 triệu đồng) tiền tiết kiệm vào túi giấy rồi vứt đi. Khi phát hiện ra, cả hai vội gọi người giúp tìm kiếm.
Lạ lùng lớp học trong quán rượu ở Trung Quốc
00:59:17 18/01/2025
Các quán bar ở Trung Quốc đang trở thành nơi giao thoa giữa giải trí và tri thức, thu hút giới trẻ với khát khao học hỏi và kết nối.
Một nhà nghiên cứu chứng minh rằng du hành thời gian là điều hoàn toàn có thể xảy ra!
00:56:24 18/01/2025
Một khảo sát mới đây của Lorenzo Gavassino, nhà vật lý thuộc Đại học Vanderbilt, đã mở ra những góc nhìn mới mẻ, đề xuất rằng du hành thời gian có thể không phải là điều không thể.
Điểm tên những loài chim cắt nổi tiếng trên thế giới
07:49:50 17/01/2025
Các loài họ Cắt (Falconidae) gồm những loài chim kích cỡ không lớn nhưng có tốc độ và kỹ năng săn mồi vô địch trong thế giới loài chim
Sốc: Người tiền sử thiết kế bản đồ 3D từ 13.000 năm trước
07:49:44 17/01/2025
Theo Sci-News, nhóm khoa họctừ Đại học Adelaide (Úc) và Trường Mỏ quốc gia Paris (Pháp) đã phát hiện tấm bản đồ 3D bí ẩn được khắc họa trên một phần sàn hầm đá Ségognole 3 ở lưu vực Paris.
Bức ảnh gây choáng: Hàng trăm triệu người chen chúc tắm rửa, uống nước từ một dòng sông
13:48:02 15/01/2025
Hàng triệu tín đồ Hindu đang tắm mình trong dòng nước thiêng khi lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới chính thức bắt đầu tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Giải mã hiện tượng lạ: Vì sao cơm không thể nấu chín ở độ cao 5.000 m?
13:46:22 15/01/2025
Việc nấu cơm trên đỉnh núi cao, đặc biệt ở độ cao 5.000 m, gặp phải một thách thức lớn do áp suất không khí thấp. Ở mực nước biển, áp suất khí quyển là khoảng 1 atm (101.325 Pa),
Bí ẩn cuộc đời và cái chết của những ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ
08:36:36 15/01/2025
Trải qua sự kiện siêu tân tinh là một trong những cách mà một ngôi sao kết thúc cuộc đời của nó, nhưng trên thực tế vẫn có những cách khác để một ngôi sao kết thúc cuộc đời của mình.
Vì sao bạch tuộc bị mù màu nhưng lại là bậc thầy về ngụy trang, thay đổi màu sắc cơ thể?
08:29:20 15/01/2025
Bạch tuộc không chỉ là một sinh vật thông minh mà còn sở hữu những khả năng độc đáo vượt xa hiểu biết của con người.
Người đàn ông sốc khi nhận hóa đơn tiền điện hơn 618 tỷ đồng
08:27:58 15/01/2025
ẤN ĐỘ - Người đàn ông đã bị sốc khi nhận được hóa đơn tiền điện lên tới hơn 2,1 tỷ Rupee (hơn 618 tỷ đồng) cho tháng 12/2024.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
10:03:02 14/01/2025
Tuyệt chủng là một lẽ tự nhiên và vẫn đang diễn ra trên Trái Đất, ngay từ khi sự sống bắt đầu hình thành. Nhìn vào những hóa thạch còn sót lại từ thuở ban sơ đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận tổng cộng 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn tro...
Loại gỗ có màu đen đắt đỏ nhất thế giới đang bị 'đe dọa': Giá hơn 2 tỷ 1 tấm, có khả năng chống cháy
09:09:52 14/01/2025
Đây là 1 trong những loại gỗ có giá đắt đỏ nhất trên thế giới, cứng nhất, dày đặc nhất máy móc cũng khó phá hỏng, là loài cây có khả năng chống cháy có giá hơn 300 triệu đồng/m3, 60 năm mới 1 cây trưởng thành.