Sống ảo trên Facebook khiến người dùng tồi tệ hơn
Những nội dung trên Facebook và mạng xã hội nói chung gây ra áp lực cho hơn 50% người dùng. Trong số đó, không ít người có cảm xúc tiêu cực vì so sánh bản thân với người khác.
Theo báo cáo từ Privilege Home Insurance, cứ năm người dùng mạng xã hội thì có một người gặp phải cảm giác tồi tệ.
Nguyên nhân được cho là người dùng có xu hướng so sánh cuộc sống của bản thân với cuộc sống ảo của người khác. Có đến 6,9 triệu người dùng ở nước Anh vướng vào tình trạng trên.
Người dùng luôn bị thôi thúc đăng tải điều gì đó lên mạng xã hội để sống ảo, và nhiều trong số đó cảm thấy tồi tệ nếu nhận ít lượt thích hay bình luận. Ảnh: SNAPPA.
Cũng theo khảo sát này, hơn một nửa người dùng mạng xã hội gặp nhiều áp lực. 56% số đó tin rằng, bản thân họ bị thôi thúc phải đăng bài, chia sẻ các nội dung thú vị cũng như kết nối với trang cá nhân của người khác. 18% người dùng chỉ đăng tải hình ảnh họ cảm thấy cuốn hút, và 7% trong số đó là hình ảnh đã qua chỉnh sửa hoặc các lọc màu như Instagram, Camera360,…
Bên cạnh đó, lời mời kết bạn cũng là một trong những yếu tố gây áp lực. Có 22% người dùng buộc lòng phải chấp nhận lời mời kết bạn của đồng nghiệp, cũng như 1 trên 10 người cảm thấy họ phải theo dõi lại bạn bè mình trên Twitter. Hơn một nửa người dùng trưởng thành thừa nhận họ có theo dõi bạn bè, đồng nghiệp hoặc người yêu cũ.
Một điều thú vị khác trong báo cáo này, chính là nói đến “phép lịch sự của mạng xã hội”. Theo đó, 36% người dùng cảm thấy bị bắt buộc nhấn nút “thích” cho các dòng trạng thái của bạn bè, cũng như 1/4 trong số đó cảm thấy viết lời “chúc mừng sinh nhật” trên mạng xã hội là điều cần thiết.
Kết quả nghiên cứu với nhóm đối tượng từ 18 – 34 tuổi cũng chỉ ra rằng, 10% người dùng ngượng ngùng khi không nhận được bất kì một lượt “like”, yêu thích, retweet hay bình luận nào cho bài đăng của mình. 8% trong số đó sẵn sàng gỡ bỏ những bài đăng “kém chất lượng” như vậy.
Video đang HOT
Trong nhóm độ tuổi này, 8% người dùng mạng xã hội bị kỷ luật hoặc đuổi việc vì đăng tải những nội dung không phù hợp, 23% tranh cãi với người khác trên mạng, 17% phải hối hận vì những bình luận thiếu suy nghĩ.
Cũng theo báo cáo của Privilege Home Insurance, có 3,4 triệu người dùng ở Britons, Anh, dành ít nhất hai giờ một ngày cho mạng xã hội.
“Mạng xã hội đã mang đến một quan niệm mới về tình bạn hiện đại mà theo đó, thay vì dành cho nhau khoảng thời gian thật sự, con người bắt đầu đánh giá mức độ thân thiết bởi những tương tác hời hợt và đo lường tình bạn bằng số lượt ‘thích’ ảo”, Dan Simson, Giám đốc điều hành của Privilege Home Insurance chia sẻ.
“Mọi bài đăng trên mạng xã hội đều dễ dàng tìm kiếm trên Google. Vì thế, người dùng cần thận trọng khi đăng tải bất kì thông tin nào. Giây phút chúng ta nhấn nút &’đăng tải’, thông tin ấy mãi mãi không còn là tài sản cá nhân”, Dan nhấn mạnh.
Giai Quân
Theo Zing
Lo học sinh tự tử vì 'sống ảo'
Hơn 22 người trẻ Hong Kong, trong đó có em học sinh 11 tuổi tự tử tính từ đầu năm 2016 đến nay. Theo South China Morning Post, hiện tượng trên báo động tình trạng giáo dục tại đây.
Số liệu thống kê từ Trung tâm nghiên cứu và ngăn chặn tự tử thuộc Đại học Hong Kong, Trung Quốc, cho biết con số của đầu năm nay rõ là rất cao nếu so với số bình quân 23 trường hợp của các năm 2010 và 2014.
Nhiều người kết luận rằng ngoài chuyện học hành áp lực cao, người trẻ Hong Kong đang gặp một số vấn đề về tinh thần như thiếu sự chăm sóc của gia đình và sống trong thế giới ảo quá nhiều, khiến các em thường bị trầm cảm nặng.
Nhiều học sinh Hong Kong bị trầm cảm vì sống trong thế giới ảo lại thiếu sự quan tâm của gia đình . Ảnh: AFP .
Áp lực học hành và thế giới ảo
"Bất cứ lúc nào vấn đề khó khăn xuất hiện thì ngay lập tức các bậc cha mẹ sẽ lao ra giải quyết giúp con mình hay gửi khiếu nại đến trường học. Họ đã khiến cho những đứa con mình không có sức chịu đựng khó khăn" - Bà Thẩm Huệ Linh (nhà tâm thần học thuộc Đại học Hong Kong).
Ông và các đồng nghiệp cảnh báo giới học sinh Hong Kong đang dành quá nhiều thời gian vào thế giới ảo và việc thiếu sự hỗ trợ của gia đình đang sản sinh ra một thế hệ với sức chịu đựng rất kém trước những tình huống căng thẳng của cuộc sống.
Giáo sư Đại học Hong Kong Diệp Đào Huy nhấn mạnh nhiều người trẻ hiện nay sống trong thế giới ảo và khi trở về thế giới thực thì không có ai để trò chuyện, kể cả cha mẹ mình vì họ quá bận rộn.
"Nhiều học sinh Hong Kong hiện nay có khuynh hướng ngày càng thu mình vào ốc đảo của riêng các em" - vị giáo sư này cảnh báo.
Do lớn lên với Internet, các em thường bỏ qua thế giới thực bên ngoài. Chính vì thế các em không thể hiểu hết được những khía cạnh phức tạp hơn của cuộc sống, nhất là khi rơi vào tình huống khó khăn.
"Chính điều này dẫn đến việc nhiều người trẻ thiếu kỹ năng liên kết giữa người và người, cũng như kỹ năng chịu đựng và khả năng giải quyết căng thẳng" - giáo sư Lý phân tích thêm.
Thế hệ "những đứa trẻ yếu ớt"
Apple Daily cho biết một học sinh 15 tuổi họ Hồ ở khu Thuyên Loan đã tự tử với mảnh giấy để lại ghi vỏn vẹn "Cuộc sống không vui vẻ, muốn đi về thế giới khác".
Cha của Hồ cho biết con trai ông thường sống khép kín, không tham gia bất kỳ hoạt động ngoài trời nào cùng chúng bạn. Ông cũng tiết lộ rằng mẹ cậu bé thường cấm con tham gia mọi trò chơi như đá bóng trên đường phố vì sợ con mình nhiễm những thói hư tật xấu ngoài đường.
Nhà tâm thần học thuộc Đại học Hong Kong, bà Thẩm Huệ Linh, cảnh báo rằng việc cha mẹ bảo bọc con quá mức trong thời đại ngày nay cũng đang góp phần hình thành những đứa trẻ "yếu ớt", không có khả năng vượt qua những cú sốc tâm lý.
Giới chuyên gia xã hội học cảnh báo nếu giới chức các ban, ngành liên quan của Hong Kong không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì tình hình tự tử ở học sinh Hong Kong còn tăng cao.
"Con số thống kê cho thấy hiện tượng đáng báo động và đó là một cuộc chiến mà chúng ta phải lao vào để giành lại sự sống cho các em theo cách hợp lý nhất" - báo South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu và ngăn chặn tự tử.
Đứng trước tình trạng này, Sở Giáo dục Hong Kong đang áp dụng khẩn cấp nhằm cải thiện việc hỗ trợ tâm lý cho giới học sinh sinh viên. Trong đó có những buổi sinh hoạt nghiệp vụ và khóa huấn luyện khẩn cấp cho giáo viên và phụ huynh cách nhận biết những biểu hiện sớm của hiện tượng trầm cảm để ngăn chặn những ý nghĩ tiêu cực ở trẻ.
Giới chức Hong Kong kêu gọi các trường học khuyến khích học sinh sinh viên của mình nên tìm sự giúp đỡ khi đối diện với các vấn đề căng thẳng tâm lý.
"Hiện nay còn nhiều học sinh không muốn gặp những nhân viên xã hội vì các em ngại những người này không giúp ích gì được cho mình" - chuyên gia tâm thần học Thẩm Huệ Linh khuyến cáo.
Theo Mỹ Loan/Tuổi Trẻ
Tiếp tục làm 5 điều này là bạn đang vô tình đẩy tình yêu đến bờ vực Rất nhiều người trong chúng ta không biết rằng mình đang vô tình đẩy những người yêu thương mình thật sự đi mất. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có làm điều đó thường xuyên không? Và lý do vì sao lại như thế? Sau đây là vài lời giải thích đứng ở góc nhìn tâm lý học, giải thích vì sao...