Sơn nữ và cạm bẫy từ “thiên đường trên mạng”
Sơn La không chỉ là điểm nóng ma túy miền Tây Bắc, mà giờ đây tội phạm buôn người đã trở lại phức tạp hơn.
Hàng vạn lời mật ngọt về một tương lai sáng rực phía bên kia biên giới cùng những chiêu trò dụ dỗ quỷ quyệt, khiến nhiều cô gái trẻ sập bẫy. Đắng cay hơn, nhiều cô gái vì tin tưởng người thân mà trở thành con mồi cho kẻ buôn người.
Truy bắt “sói trắng” ở vùng cao Sơn La
Trở về từ “địa ngục”
Vượt hơn 40km từ Thị trấn Ít Ong chúng tôi tìm đến nhà Vì Thị B. bản Nà Nhụng, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Những cung đường thoạt nhìn thật bình yên, nhưng ít ai biết ẩn sâu trong đó có những “cơn sóng ngầm” của nạn mua bán người. Vì Thị B. mới ngoài 20 tuổi, thực sự là một nhan sắc. Chị chỉ muốn quên đi một ký ức đau buốt của tuổi xuân tàn khốc.
Trở về từ “địa ngục trần gian”, đến bây giờ Vì Thị B. vẫn bị ám ảnh bởi ký ức hãi hùng.
Căn nhà của Vì Thị B. chỉ một gian đơn độc, mái nhà như muốn sập xuống. B. mới vừa thoát khỏi nơi đọa đầy thân xác. Hai năm trước, tin lời người dì ruột, chị đã bị đẩy thẳng qua biên giới, làm một “con tin” để người thân của mình kiếm tiền.
Trong một lần tâm sự với người dì ruột, B. có một mong muốn là cần tiền để sửa lại căn nhà dột nát này, đi làm xa vất vả cũng được, chỉ cần đủ để sống một cuộc đời bình an không mưa gió. Và dì ruột của B. đã hứa, vẽ ra cả một trời hoa bướm lộng lẫy cho cháu mình. Và B. đã mất đời con gái.
Trong đầu óc non nớt của mình, B. không hình dung ra những gì đang chờ đợi mình: “Khi em đang làm trên thị trấn Ít Ong, huyện Mường La thì bà dì bảo qua Trung Quốc làm, nhiều tiền hơn, sung sướng hơn, chứ làm ở đây biết bao giờ mới đủ tiền sửa nhà. Có chết em cũng không nghĩ mình bị người thân hại đến tàn thân thế này. Em đã bị đẩy vào làm vợ bé người ta suốt 4 năm.
Bốn năm giữa địa ngục trần gian, em đã khóc và tuyệt vọng, nghĩ chẳng còn đường nào nữa, chẳng còn ngày nào để về. Về nhà, dẫu nát mục, thì cũng vẫn còn cái giường nơi mẹ mình sinh ra mình, và mình ngủ mỗi đêm rồi lớn lên ở đấy. Còn bên này, người sống chung nhà mà coi mình như kẻ trộm, luôn canh chừng sợ mình trốn đi”.
Công an huyện Mường La vận động, tuyên truyền người dân phòng chống tội phạm.
Sau hơn 4 năm sống nơi đất khách, B. đã trốn thoát trở về nhà và trình báo công an. Ngày 21-5-2020, đối tượng Vì Thị Văn, 41 tuổi, trú tại xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Mường La khởi tố về tội mua bán người. Văn khai nhận đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết trong gia đình để lừa bán đứa cháu ruột là Vì Thị B, 20 tuổi cho hai người đàn ông Trung Quốc với giá 6 nghìn Nhân dân tệ (tương đương gần 20 triệu đồng tiền Việt Nam).
Đối tượng khai: “Tôi về nhà nói với mọi người là cháu sang bên kia Trung Quốc lấy chồng được 6.000 nhân dân tệ, tôi gửi về gia đình B. 3.000 nhân dân tệ và nói đó là số tiền B tạm ứng đi làm, còn số tiền còn lại tôi cầm”.
B. chỉ là một trong số ít cô gái bị lừa bán sang bên kia biên giới may mắn trốn thoát về nhà. Còn nhiều bị hại có thể chưa trở về hoặc đã trở về nhưng vì nhiều lý do khác mà không làm đơn trình báo với Cơ quan công an, vô hình trung lại tiếp tay cho tội phạm mua bán người.
Trung tá Lê Mùi – Phó Trưởng Công an huyện Mường La chia sẻ, người dân Mường La phần lớn sống trên núi cao, không ít người nhận thức còn hạn chế. Các đối tượng buôn bán người hiểu rất rõ điều đó. Chúng thường dùng mạng xã hội để vẽ vời những câu chuyện hoang đường, những các cô gái trẻ lại tin, bởi nhận thức kém, thiếu hiểu biết về pháp luật. Không ít cô gái đã trở thành một món hàng của tội phạm buôn bán người, không thể trở về.
Bên bếp lửa hồng, Vì Thị B. đang thắp lại những ngày tháng của tuổi xuân thì.
Câu chuyện của Vì Thị B. cũng không khác so với chị Lò Thị X. (SN 1992, huyện Mộc Châu) hơn 10 năm trước. Vào tháng 7-2010, chị X. có quen biết Bùi Văn Hân, người huyện Cao Phong, Hòa Bình. Hân rủ X cùng đi làm xa để có lương cao và cuộc sống ổn định hơn. Sau một hồi nài nỉ cùng với những lời mời mọc đầy thuyết phục của Hân, chị X. đồng ý.
Video đang HOT
Đến ngày 9-7-2010, chị X. một mình đón xe khách đi đến huyện Cao Phong và được Bùi Văn Hân đón sang nhà chơi. Tại bữa cơm trưa đó, con gái của Hân tên Bùi Thị Vận đã hứa hẹn một công việc tốt cho X, rồi họ cùng nhau đón xe khách đi Hà Nội. Nhưng chẳng có tương lai nào cho X. ở Hà Nội như lời V nói. Chỉ có một chuyến xe trong cơn mê man của thuốc ngủ đưa X. qua thẳng biên giới. Vận, cùng đồng bọn đã kiếm được một mớ tiền sau khi đẩy X. lên chuyến xe định mệnh đó như một món hàng.
Kể lại những tháng ngày nơi xứ người, chị X không thể nào quên những ám ảnh mà chị đã phải gánh chịu; trời đất như cuồng quay về một cuộc sống địa ngục đúng nghĩa. Chị bị đánh, bị bỏ đói và hơn nữa bị đối xử một cách tệ bạc… Thật nghiệt ngã nhưng cũng thật may mắn, tháng 5-2021, chị X bị công an Trung Quốc bắt vì không có giấy tờ. Và chị đã được trao trả về Việt Nam và bắt đầu những ngày tìm lại chính cuộc đời mình tại quê nhà.
Từng là nạn nhân bị lừa để bán sang Trung Quốc, Vạ Thị K, sinh năm 1988, trú tại bản Đen Đin, xã Nậm Giôn (Mường La) là một trong số những cô gái được giải cứu trở về với gia đình. Đến nay đã tròn 4 năm, thời khắc người phụ nữ ấy được trở về nhà trong sự xúc động, nghẹn ngào của người thân.
“Năm 2017, tôi có quen một anh tên là Pó, nhà ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai qua điện thoại. Sau thời gian tìm hiểu, anh ấy muốn lấy tôi về làm vợ. Sau đó anh ấy rủ tôi đi chơi. Khi đi đến Mù Căng Chải, Yên Bái sau 2 ngày thì anh ấy dặn không được nói cho ai biết, tôi thấy nghi ngờ nên đòi về nhưng anh ấy không cho về mà dọa nạt, ép tôi đi. Tôi đã gọi điện cho chính quyền xã nhờ giải cứu”, K vừa khóc vừa kể lại.
May mắn đã mỉm cười với Vạ Thị K. nhờ cuộc giải cứu kịp thời của lực lượng công an. Vì vậy mà giờ đây, Vạ Thị K. vẫn có thể ở bên bố mẹ và có cho mình một gia đình nhỏ, có chồng và một bé trai. Thế nhưng, trong sâu thẳm người phụ nữ ấy, sự trở về chưa hẳn đã là điều giải thoát mà đôi khi lại bước sang một câu chuyện khác của cuộc đời.
Trốn chạy thành công, nhưng họ lại phải đối diện với những lời gièm pha, đàm tiếu từ bên ngoài. 4 năm trôi qua nhưng ông Vạ A Trúng, bố đẻ của Vạ Thị K. vẫn không quên được cảm giác ngày hôm ấy. Khi biết tin con gái mình bị kẻ xấu lợi dụng để bán sang Trung Quốc, ông nghĩ chắc mình sẽ không bao giờ được gặp lại con gái nữa.
Đủ loại mánh khóe của các “mẹ mìn”
Phần lớn những nạn nhân của tội phạm mua bán người là những người trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức pháp luật hạn chế và ham muốn đổi đời khi được sang phía bên kia biên giới. Lợi dụng điều này, các “mẹ mìn” phạm tội thường sử dụng chiêu bài dụ dỗ đi làm việc nhẹ lương cao, lấy chồng nước ngoài… để lừa phỉnh, lôi kéo các nạn nhân. Lưới đã đan thì khó lòng mà thoát.
Đại úy Nguyễn Văn Thùy – Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Mường La cho biết: “Nạn nhân đa phần là phụ nữ dân tộc thiểu số, hiểu biết còn hạn chế, lại thiếu kiến thức xã hội. Không chỉ vậy, họ bị mặc cảm và tự ti vì là nạn nhân mua bán người. Họ sợ dư luận, nhiều người trở về mà không dám trình báo”.
Bản làng bình yên bên dòng Đà giang, nhưng lại có “cơn sóng ngầm” của nạn mua bán người.
Có thể thấy đặc điểm chung của loại đối tượng này là cho đến khi bị bắt đã từng nhiều lần phạm tội. Chúng hoạt động có sự cấu kết, chỉ đạo của đầu nậu bên kia biên giới. Thậm chí, có đối tượng được đầu nậu ứng trước tiền để quay về nước tìm nguồn “hàng” đưa sang. Về phía các bị hại, nạn nhân chủ yếu của các vụ mua bán người ở đây là phụ nữ dân tộc Mông, Thái có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức hạn chế, nhẹ dạ, cả tin, và cuộc sống gia đình khó khăn là điểm yếu khiến họ dễ dàng mắc bẫy những kẻ buôn người.
Khác với trước đây, khâu tiếp cận và làm quen với nạn nhân thay vì trực tiếp thì hiện nay nhiều đối tượng phạm tội thông qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo… để liên lạc, làm quen với nạn nhân. Từ đầu năm 2020, Công an huyện Mường La đã phá thành công 5 vụ, bắt 6 bị can về hành vi mua bán người. Đã có 8 nạn nhân tự trốn thoát trở về địa phương.
Gần 20 năm công tác trong lực lượng Công an, Trung tá Lê Mùi – Phó trưởng Công an huyện Mường La là người trực tiếp chỉ đạo và tham gia nhiều vụ án lớn. Điều anh trăn trở lúc này đó là làm sao để hỗ trợ những nạn nhân nhanh chóng trở về địa phương, tạo việc làm để họ ổn định cuộc sống. Dẫu vậy, tình hình tội phạm mua bán người vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là số công dân vắng mặt tại địa bàn lên tới con số hàng trăm vẫn là một dấu hỏi lớn và chưa có hồi đáp.
Trở lại câu chuyện mua bán người ở vùng cao Sơn La. Những bản án trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với tội phạm mua bán người đã phần nào xoa dịu bớt nỗi đau cho nạn nhân và gia đình, để ngày họ trở về bên những bếp lửa hồng ấm áp tình thân, xoa dịu đi sự cô đơn trống vắng phía bên kia biên giới.
Trở về với bản, với mường, chị Vì Thị B. như được sống lại một lần nữa. Tuy vậy, nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần và nỗi oán hận người thân đã nhẫn tâm bán mình, đến giờ phút này Vì Thị B. vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Phủ kín ngôi nhà 4 tầng bằng sen đá sau món quà của con trai
Nhận món quà sinh nhật từ con trai, chị Nhung quyết định phủ kín căn nhà 4 tầng thành vườn sen đá xanh mướt.
Món quà đặc biệt
Cuối tuần, chị Mùi Thị Nhung (42 tuổi, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cùng các thành viên trong gia đình lên sân thượng để hòa mình vào vườn sen đá xanh hút mắt.
Hiện, trong căn nhà 4 tầng của chị Nhung có 300 chậu sen đá với nhiều kích thước, màu sắc khác nhau.
Vườn sen đá nhiều chủng loại trên sân thượng của chị Nhung.
Các loài sen đá từ đại trà đến hiếm gặp được chị trồng trên ban công tầng 2, lan can tầng 3 và sân thượng tầng 4 của căn nhà. Trông từ xa, căn nhà của chị như được bao phủ bởi những thảm màu từ các loại sen đá nội, ngoại nhập.
Đặc biệt, trên sân thượng, chị Nhung cùng chồng thiết kế các khung giàn, kệ để bài trí các chậu sen đá. Tại đây, các loại sen đá được chị trồng, xếp đặt, trang trí thành các khu vực, tiểu cảnh trông gọn gàng và mát mắt.
Các chậu sen đá được chị Nhung sắp xếp, bài trí gọn gàng khiến vườn thông thoáng.
Chị Nhung biết đến loài cây có lá như những cánh hoa này đã khá lâu. Tuy nhiên, chị chỉ thực sự yêu thích sen đá vào lần sinh nhật thứ 39 của mình. Năm ấy, chị được cậu con trai tặng một chậu sen đá nho nhỏ. Thấy chậu cây "đáng yêu", chị đem trồng và bắt đầu tìm hiểu cách chăm sóc, nhân giống.
Càng tìm hiểu, chị càng mê mẩn sen đá và quyết định mua thêm cây về trồng. Sau thời gian làm việc, chăm sóc gia đình, chị đều vùi đầu vào việc "làm sao cho những cây sen đá của mình không còi cọc, thối rễ, chết úng...".
Sen đá phủ kín các ban công của căn nhà 4 tầng.
Chị nghiên cứu, tìm tòi rồi tự tích lũy kinh nghiệm trồng, chăm sóc sen đá. Đến nay, sau hơn 1 năm, chị đã nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc loài cây cảnh này.
Chị Mùi nói: "Trồng và chăm sóc sen đá cũng khá đơn giản. Khi mua cây giống về, tôi xả hết đất cũ đi. Tôi hay cắt rễ của cây và để như thế khoảng 4 ngày sau mới trồng lại. Sau khi trồng khoảng 3 ngày, tôi tưới một chút nước. Chú ý là không tưới đẫm".
Sen đá đều được trồng trong các chậu, bình đẹp, sang trọng.
"Tôi trộn đất với xỉ than, phân bò đã qua xử lý, trấu hun, đá perlite để làm đất trồng sen đá. Cứ 3-5 ngày, tôi tưới nước cho cây một lần. Khoảng 15-20 ngày, tôi phun thuốc phòng nấm cho cây", chị chia sẻ thêm.
Không gian thư giãn, gắn kết gia đình
Vườn sen đá không chỉ là nơi chị Nhung thỏa mãn đam mê trồng cây mà còn cho chị không gian thư giãn sau ngày dài vùi đầu vào công việc.
Vườn sen đá của chị bắt nguồn từ món quà sinh nhật của người con trai.
Mỗi ngày, sau khi hoàn tất công việc, chăm lo cho gia đình, chị Nhung lại lên sân thượng ngắm sen đá, hít thở không khí trong lành.
Màu sắc xanh, tím, đỏ... từ những chiếc lá mọng nước của loài cây tượng trưng cho tình yêu bất diệt khiến tâm hồn chị thư thái, an nhiên. Hơn thế, khu vườn cũng là nơi gắn kết tình cảm gia đình của chị.
Anh Thành tự tay đúc, trang trí chậu để cho vợ trồng sen đá.
Thấy vợ yêu sen đá, anh Xuân Thành (chồng chị Nhung) cũng mày mò đúc, trang trí chậu, bình trồng cây cho vợ. Khi chị quyết định biến sân thượng thành vườn cây xanh biếc, anh Thành cũng tự tay thiết kế giàn, khung sắt, kệ... để vợ đặt chậu cây.
"Các việc đúc, trang trí chậu đến hàn khung, kệ để cây đều một tay anh ấy làm cho tôi. Việc này cũng rất công phu và đòi hỏi sự khéo tay. Có lẽ vì yêu vợ nên anh ấy đã cố gắng làm những việc đó để cho tôi thỏa đam mê của mình", chị Nhung tâm sự.
Anh cũng tự tay hàn khung, giàn, kệ sắt để chị Nhung trồng sen đá.
Hiện nay, niềm đam mê của chị Nhung đã lan tỏa đến tất cả các thành viên trong gia đình. Ngoài anh Thành, các con chị Nhung cũng rất yêu thích vườn cây.
Mỗi cuối tuần, các thành viên gia đình chị Nhung đều cùng nhau lên sân thượng uống nước, ngắm cây để thư giãn, trò chuyện. Chị Nhung kể: "Các con tôi thích vườn sen đá lắm. Khi vườn hình thành, các con cũng mày mò học hỏi về việc trồng cây, chăm sóc vườn".
Khu vườn sen đá là khoảng không gian thư giãn, gắn kết gia đình của chị Nhung.
"Thậm chí, các bé còn mang sách vở, máy vi tính lên vườn cây để học bài. Ai cũng xem khu vườn là góc yêu thích nhất của cả nhà. Mỗi khi có thời gian, chúng tôi lại lên vườn cùng nhau chăm sóc, ngắm cây và chuyện trò", chị chia sẻ thêm.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kinh nghiệm du lịch bản Thung Cuông Mộc Châu Bản Thung Cuông Mộc Châu là một bản nhỏ bé giữa núi rừng xanh thẳm miền Tây Bắc. Nếu có dịp dừng chân ghé Thung Cuông trong chuyến du lịch của mình, bạn sẽ bắt gặp vẻ đẹp hữu tình nơi đây qua những mùa hoa rực rỡ. Đó là màu vàng óng của hoa dã quỳ, màu trắng tinh khôi nhẹ nhàng...