Sơn màu đỏ để che đi móng tay xấu xí, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu ung thư: Nếu có 3 biểu hiện này ở tay, cần đi khám ngay
Một phụ nữ phát hiện ra mình mắc một dạng ung thư chết người sau khi bỏ qua một dấu vết trên móng tay trong nhiều năm.
Phụ nữ vốn yêu cái đẹp và luôn muốn mình phải xuất hiện hoàn hảo trước người khác. Bất kì điểm xấu xí nào của cơ thể cũng cần phải được che đậy đi. Chính vì xuất phát từ suy nghĩ này mà Alana Severs, 36 tuổi, sống tại Portsmouth, đã sử dụng sơn móng tay màu đỏ để che đi “đường nét đáng xấu hổ” trên móng tay của mình.
Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2017, trong lúc đang đọc một bài báo của tạp chí Cosmopolitan vào tháng 1 năm 2017, cô phát hiện ra rằng có một kẻ nâu trên móng tay có thể là triệu chứng của một loại ung thư bất thường. Alana đã đến gặp bác sĩ gia đình vào ngày hôm sau. Ngay lập tức cô được chuyển đến Bệnh viện Queen Alexandra, Portsmouth trong tình trạng khẩn cấp.
Sau khi làm sinh thiết, cô được chẩn đoán có khối u ác tính – 1 loại ung thư da. Các chuyên gia y tế nói với cô rằng cô cần cắt bỏ móng tay ngay lập tức, trước khi nó có cơ hội lan vào máu. Và các bác sĩ phẫu thuật đã cắt bỏ toàn bộ móng tay của Alana, cộng với 5mm mô ung thư.
“Các bác sĩ nói với tôi rằng thật may mắn khi mà mặc dù khối ung thư đã phát triển ra bên ngoài và đường viền ngày càng lớn hơn nhưng nó chưa lan xuống đến bàn tay tôi. Chính vì vậy, tôi được chữa khỏi sau khi phẫu thuật”, Alana cho biết.
Hiện Alana đã không còn móng tay và phải ghép da từ cánh tay để băng bó vết thương.
Cô ấy nói: Sau khi phẫu thuật, tôi cảm thấy buồn nôn và đau một thời gian nhưng nó đã lành. “Bây giờ nó không làm phiền tôi chút nào. Tôi thà mất toàn bộ móng tay và thoát khỏi căn bệnh ung thư hơn là nguy cơ nó lan rộng”, cô chia sẻ.
3 dấu hiệu của bệnh ung thư ác tính trên bàn tay
Chỉ cần nhìn thấy những dấu hiệu này trên bàn tay thì bạn cần suy nghĩ đến khả năng là mầm mống của bệnh ung thư, hãy đi khám ngay.
Video đang HOT
1. Phù, sưng, ngứa ở ngón tay
Đầu ngón tay bị sưng và ngứa là một tình trạng tương đối phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Hiện tượng này có thể là phản ứng bình thường của cơ thể hoặc có liên quan đến một số bệnh lý, trong đó có ung thư phổi.
Theo các chuyên gia, nếu bạn mắc ung thư phổi thì một số dịch tiết sẽ xâm nhập vào dịch mô gây nên chứng phù ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, các khối u ác tính có xu hướng tiêu thụ protein của cơ thể trong quá trình phát triển, thậm chí có thể làm hạ đường huyết.
2. Lòng bàn tay nổi ban đỏ
Nếu thấy lòng bàn tay trở nên đỏ ửng hoặc thậm chí nổi ban đỏ trong nhiều ngày thì phải cẩn thận, bởi trong y học thì đó là dấu hiệu của ung thư gan.
Khi gan bị ung thư, nhiều người sẽ có các triệu chứng như các nốt ban sẽ nổi chi chít trên lòng bàn tay. Những nốt ban này sẽ biến mất khi bạn ấn mạnh xuống, da tay tái nhợt đi và chúng lại xuất hiện sau khi ngừng ấn. Nếu có những biểu hiện bất thường như vậy, bạn cần đi khám và bắt đầu điều trị ung thư gan để không làm bệnh trầm trọng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.
3. Móng tay xuất hiện sọc đen dọc
Trong tình trạng sức khỏe bình thường thì cơ thể có sự lưu thông tốt, đủ máu và các chất dinh dưỡng cung cấp cho từng bộ phận nên móng sẽ hồng hào. Nhưng ngược lại, nếu mắc ung thư thì cơ thể sẽ không thải độc được, làm tích tụ độc tố, dẫn đến việc móng tay và móng chân đen dần đi và thường có hình sọc dài.
Sọc đen dọc theo móng còn cảnh báo căn bệnh nguy hiểm là ung thư hắc tố – dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da, cũng có thể biểu hiện qua sự thay đổi màu móng.
Nốt ruồi là bình thường nhưng nếu "mọc" ở 4 bộ phận này thì cần hết sức chú ý, có thể trở thành ung thư bất cứ lúc nào
Hầu hết nốt ruồi là lành tính và không thay đổi theo thời gian, nhưng một số rất ít lại có thể phát triển thành ung thư. Đáng tiếc là không phải ai cũng chú ý đến điều này nên khi phát hiện ung thư thì đã muộn.
Bất kì ai cũng có ít nhiều một vài nốt ruồi trên cơ thể. Khi phát hiện những nốt ruồi đầu đen, nhiều người tỏ ý không thích và sẽ đối phó với nó bằng những cách như cậy ra hoặc là đến viện để tẩy nốt ruồi. Tuy nhiên, có những nốt ruồi trên một số bộ phận cơ thể được coi là nguy hiểm và bạn đừng tùy tiện xử lý chúng.
Nốt ruồi tưởng chừng là thứ rất đỗi bình thường trên cơ thể con người. Người ta còn dựa vào vị trí các nốt ruồi để xem tử vi cho một người, thậm chí, nốt ruồi xuất hiện ở một số vị trí nhất định trên cơ thể lại được xem là dấu hiệu tốt, một người có tương lai tươi sáng hoặc có "số hưởng thụ"... Tuy nhiên, ở góc độ y học, nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố - là những chấm đen hoặc nâu trên da, xuất hiện do sự tập trung các yếu tố làm tăng sắc tố da.
Hầu hết nốt ruồi là lành tính và không thay đổi theo thời gian, nhưng một số rất ít lại có thể phát triển thành ung thư. Đáng tiếc là không phải ai cũng chú ý đến điều này nên khi phát hiện ung thư thì đã muộn.
Ông Lý, một công nhân bình thường ngoài 50 tuổi, sống ở Bắc Kinh là một ví dụ. Như thông tin đưa trên trang Abuluowang thì năm 20 tuổi, ông Lý vô tình phát hiện mình có nốt ruồi ở gót chân. Lúc đó, nốt ruồi nhỏ, không đau ngứa nên ông cũng bỏ qua. Trong những thập kỷ tiếp theo, vì tò mò, đã vài lần ông Lý tự cậy nốt ruồi này ra. Sau đó, anh nhận thấy nốt ruồi ngày một lớn lên, cứng lại, thậm chí khiến ông còn cảm nhận thấy nó mỗi khi bước đi.
Do ảnh hưởng đến việc đi lại, ông Lý đã đến tiệm làm móng để nhờ xử lý nốt ruồi. Ai ngờ, sau khi đốt thì chỗ gót chân lại bị thành một lỗ lớn, lâu ngày không lành lại được.
Vào năm 2014, khi ông Lý đi khám sức khỏe thì được phát hiện có một khối u nhỏ trên phổi. Năm 2015, bệnh viện Bắc Kinh chân đoán ông có khối u ác tính, nhiều khả năng là từ nốt ruồi ở chân và di căn nhiều nơi trong cơ thể. Về cơ bản, việc điều trị thông thường sẽ không có tác dụng, ông cần phải thực hiện hóa trị.
Tự kiểm tra nốt ruồi xem có lành tính không
Trường hợp của ông Lý nói trên là một "bài học xươn máu" cho bất kì ai. Ban đầu chỉ là một nốt ruồi vô thưởng vô phạt nhưng cuối cùng lại gây ra hậu quả thảm khốc như vậy chỉ vì chủ quan, tự xử lý. Nếu không có kiến thức chuyên môn nên chúng ta thường khó phán đoán liệu nốt ruồi trên cơ thể có trở thành ác tính hay không.
Dưới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo bạn cách tự kiểm tra nốt ruồi xem có phải là lành tính không như sau:
A (asymmetry) không đối xứng: Trong trường hợp bình thường, các nốt ruồi là đối xứng, nếu một nốt ruồi đối xứng đột nhiên trở nên bất đối xứng, bạn cần cảnh giác.
B (border) viền: Các cạnh của nốt ruồi bình thường tương đối mịn, ranh giới giữa chúng và vùng da xung quanh rõ ràng. Nếu có những cạnh bất thường hoặc những thay đổi lởm chởm trong thời gian ngắn, bạn cũng cần phải cảnh giác.
C (colour) màu: Các nốt ruồi bình thường có màu nâu, nâu vàng và đen. Nếu màu sắc của nốt ruồi đột nhiên trở nên đậm hơn, nhạt hơn hoặc thậm chí là các màu khác, hãy cẩn thận với khả năng chuyển sang ác tính.
D (diameter) đường kính: Đường kính của nốt ruồi bình thường không quá 6mm, nếu vượt quá đường kính này thì bạn cần đi khám.
E (evolving) nổi lên: Sau khi sự biến đổi ác tính xảy ra, nốt ruồi sẽ gồ nổi lên, và bề mặt trở nên không đồng đều.
Mặc dù những đặc điểm nói trên cũng có thể là do các bệnh khác như viêm nang lông, u xơ mềm... nhưng để yên tâm thì nếu có bất kì đặc điểm nào, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời.
Nốt ruồi ở những bộ phận này cần đề phòng biến chứng ác tính
Mặc dù hầu hết các nốt ruồi đều lành tính, nhưng chúng ta không thể loại trừ rằng tất cả các nốt ruồi đều lành tính, đặc biệt là nốt ruồi ở những vị trí sau.
1. Nốt ruồi ở rãnh móng tay
Rãnh móng của chúng ta nối liền với da dưới móng, nếu nốt ruồi mọc dưới móng sẽ bị móng bít lại. Vì vậy nếu chúng có thay đổi gì thì cũng khó thấy được.
2. Vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc lâu dài với tia cực tím cũng là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh ung thư. Vì vậy, nốt ruồi trên đầu và cổ rất dễ trở thành ác tính.
3. Những vùng có ma sát nhiều
Nốt ruồi ở lLòng bàn tay bàn chân, âm hộ, bộ phận sinh dục, vùng mặc áo ngực ở phụ nữ, thắt lưng và những vùng khác dễ bị ma sát lâu dài... đều có nhiều khả năng tiến triển thành u ác tính.
4. Phần bị thương
Nếu một bộ phận nào đó trên cơ thể bị tổn thương dẫn đến bớt sắc tố và bớt sắc tố đó không biến mất trong một thời gian dài thì bạn cần hết sức cảnh giác.
Làm thế nào để ngăn ngừa khối u ác tính
Điều đầu tiên là phải chống nắng thật tốt, khi ra ngoài, dù trời đã rất tối nhưng bạn vẫn cần chống nắng thật tốt .
Thứ hai, đừng tự ý cậy hay xử lý các nốt ruồi. Nếu một số nốt ruồi ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của bạn, bạn có thể loại bỏ chúng nhưng phải đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xem nó có nguy hiểm hay không.
Tưởng tăng cân nên có 2 cằm, người đàn ông 30 tuổi đi khám mới biết mình mắc ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp là 1 trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, không phải vì không thể chữa trị mà do các triệu chứng thường khó nhận biết, khi phát hiện thì đã quá muộn. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với 1 người đàn ông tên Lu, 30 tuổi ở Đài Loan. Do cơ thể...