Sơn La: Trồng đủ loại rau ngon bán Tết, dân sung túc
Gia đình bà Nguyễn Thị Xuyến sinh sống ở tiểu khu Nà Sản ( xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng các loại rau ngắn ngày trên 1 diện tích đất canh tác, mỗi năm đều cho thu nhập khá giả, cuộc sống ngày càng khấm khá.
Là 1 trong những hộ có thu nhập cao từ trồng rau ngắn ngày, sau mỗi vụ thu hoạch rau bà Xuyến thu lãi hơn 160 triệu đồng.
Từ lâu cây rau ngắn ngày được nhiều nông hộ ở tiểu khu Nà Sả (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) trồng để tăng cao nguồn thu nhập.
Là một trong những hộ gia đình tiên phong trong trồng các loại rau ngắn ngày ở tiểu khu, bà Nguyễn Thị Xuyến, chia sẻ: “Tôi có 2.000 m2 đất vườn trồng chủ yếu là cải bắp, su hào, hành lá, xà lách, cà chua, đậu cô ve …Tùy theo từng vụ mùa để lựa chọn hạt giống trồng cho phù hợp…”.
So với các loại cây trồng khác, bà Xuyến thấy trồng rau ngắn ngày rất nhàn, không tốn công sức và chi phí đầu tư, thời gian cho thu hoạch nhanh, cứ 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch được nên xoay vòng vốn rất nhanh.
Bà Xuyến gắn với nghề trồng rau hơn 12 năm.
Vào vụ đông gia đình bà Xuyến thường trồng nhiều loại rau ngắn ngày phục vụ Tết Nguyên đán. Bà không sử dụng thuốc trừ sâu, không phun chất kích thích mà tận dụng tối đa nguồn phân chuồng, phân ủ hoai mục nên rau của gia đình bà Xuyến được người tiêu dùng lựa chọn.
Trong quá trình chăm sóc rau, bà Xuyến không sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc kích thích. Vì vậy sau khi đến vụ thu hoạch, rau của bà luôn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.
Video đang HOT
Rau cải bắp, su hào của bà Xuyến xanh mơn mởn, do được chăm sóc tốt.
Theo kinh nghiệm của bà Xuyến: Để có được những luống rau cải, su hào, hành, cải bắp… xanh mơn mởn thì khi rau mọc vượt khỏi mặt đất khoảng chừng 20cm, người trồng không nên bón phân nữa, mà dùng nước tưới tiêu đều đặn vào buổi sáng và buổi chiều tối. Bởi trong thời điểm này, cây rau rất cần lượng nước để phát triển. Vào những ngày giáp tết rất đông tiểu thương đến vườn bà Xuyến thu mua, nên đầu ra cho sản phẩm luôn ổn định.
Gia đình trồng các loại rau ngắn ngăn ngày, như: Cà chua, cải bắp, cải bẹ, su hào, xà lách, hành… để phát triển kinh tế.
Bà Xuyến, cho biết: “Giá cải xanh, cải ngọt vào thời điểm cận tết âm lịch tăng lên 14.000 – 18.000đồng/kg, đậu cove tăng lên khoảng 17.000 đồng/kg, xà lách là 12.000 đồng/kg, cải bắp 14.000 đồng/kg… Đặc biệt có loại rau, quả trước đây bán rẻ thì cận tết tăng chóng mặt như, súp lơ 30.000 đồng/kg, dưa chuột đạt kỷ lục 18.000 đồng/kg,… thương lái về tận vườn giành nhau thu mua”.
Bà Xuyến cho hay: “Vào những ngày cận tết âm lịch, nhiều khách quen và tiểu thương vào tận vườn thu mua rau, nên gia đình tôi bán được giá khá cao, so với các vụ khác trong năm”.
Theo nhiều hộ dân trồng rau ở tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, lý do giá rau xanh tăng cao là do thời tiết năm nay ít mưa. Trong khi đó, ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên phải chịu những đợt rét đậm và sương muối khiến cho các loại rau, củ, quả bị ảnh hưởng, năng suất thấp. Vì vậy mặt hàng rau xanh không đủ cung cấp ra thị trường, nên đã đẩy giá rau củ, quả tăng nhẹ trong thời gian giáp tết.
Vào dịp tết, rau là thực phẩm không thể thiếu trong các mâm cỗ của mỗi gia đình.
“Tôi gắn bó với loại rau ngắn ngày hơn 12 năm nay rồi. Cá nhân tôi thấy trồng rau ở đây, so với các tỉnh dưới xuôi thì ít bị cạnh tranh, nên đầu ra cho sản phẩm của người dân chúng tôi tương đối ổn định. Cứ đến vụ thu hoạch rau cận tết, các thương lái vào vườn giành nhau thu mua nên không lo ế hàng. Một năm tôi trồng rất nhiều loại rau, củ ngắn ngày khác, như: Cà rốt, củ cải trắng, su hào, cà chua… cho thu nhập hơn 160 triệu đồng/năm”- bà Xuyến khẳng định.
Theo Danviet
Lạ: Trồng cam, bưởi mà phải tốn cả chục triệu mua gậy chống quả
Mới bước sang năm thứ 4 mà vườn cam, bưởi của gia đình anh Phạm Văn Tùng, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cây nào, cây nấy cũng sai trĩu cành. Sợ gãy cành, anh Tùng vội vã dùng gậy chống đỡ. Riêng tiền mua cây chống cành cam, bưởi đã tốn cả chục triệu đồng.
Dẫn PV Báo điện tử DANVIET.VN ra thăm vườn cam, bưởi cách nhà chừng 500m, chỉ vào những cây cam sai muốn gãy cành, anh Tùng vui vẻ giới thiệu: Vườn cam này được gia đình trồng từ năm 2015, với gần 200 cây. Đây là giống cam Vinh. Phần vì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, phần do gia đình đầu tư chăm sóc cẩn thận nên cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, năm thứ 3 đã cho quả bói.
Anh Tùng bắt đầu trồng cam Vinh từ năm 2015.
Năm ngoái gia đình thu hơn 3 tấn quả cam Vinh tươi, bán với giá bình quân 17.000 đồng/kg, được hơn 50 triệu đồng. Năm nay, vườn cam Vinh cho quả đều hơn, cây nào, cây nấy cũng sai chi chít, gia đình dự kiến thu khoảng 10 tấn quả.
Đi hết vườn cam Vinh rộng chừng 2.000m2 thì tới vườn bưởi, với khoảng 200 cây, trong đó có 130 cây bưởi da xanh và hơn 60 cây bưởi Diễn. Vườn bưởi Diễn này cũng được anh Tùng trồng từ năm 2015. Cũng giống như vườn cam, vườn bưởi nhà anh Tùng, cây nào, cây nấy quả treo lủng lẳng, thành chùm, nhiều cây quả mọc sát thân.
Theo anh Tùng, cam Vinh trồng ở Sơn La cũng ngon không kém cam Cao Phong (Hòa Bình) là mấy.
Theo anh Tùng, tổng diện tích khu vườn này là hơn 4.000m2, được gia đình anh mua lại của người dân từ nhiều năm nay. Trước khi trồng cam, bưởi, khu vườn này được anh sử dụng làm bãi tập kết quả cà phê tươi và xây dựng nhà xưởng chế biến.
Do cà phê mất giá, làm cà phê không có lãi nên anh chuyển sang trồng cây ăn quả bắt đầu từ năm 2015. Anh chia diện tích vườn làm 2, một nửa trồng cam, một nửa trồng bưởi.
Vườn bưởi da xanh nhà anh Tùng cây nào cũng sai quả, có cây đạt gần 100 quả, anh Tùng phải dùng gậy để chống cho khỏi gãy cành.
"Do mới "thử sức" với cây ăn quả nên tôi không dám trồng đồng loạt mà trồng mỗi năm một ít, vừa trồng vừa theo dõi, nếu cây nào sinh trưởng, phát triển tốt thì nhân ra diện rộng. Thực tế cho thấy, cây cam, cây bưởi da xanh rất hợp với đất này nên tôi đã trồng kín cả vườn" - anh Tùng chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn bưởi da xanh nhà anh Tùng năm ngoái đã cho quả bói, có quả nặng tới 3,5kg. Anh bán cho thương lái mua tại vườn với giá bình quân 50.000 đồng/quả.
Anh Tùng rải lõi ngô xung quan gốc cam, bưởi để giữ ẩm và tạo độ tơi xốp cho đất.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tùng chia sẻ: "Tôi tự mầy mò học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, bưởi qua sách báo, Internet, chứ không có ai dạy cả. Khi trồng tôi cho chúng "ăn" phân chuồng, sau đó khi cây lớn dần lên thì tôi sử dụng phân hóa học bón cho vườn cam, bưởi...".
Vào những ngày nắng nóng anh Tùng cầm tưới nước cho những gốc cam, bưởi 4 lần/ngày. Ngày nào anh cũng ra thăm nom, kiểm tra tình hình sinh trưởng của cây cam, cây bưởi, nếu phát hiện ra sâu bệnh thì tức tốc phun thuốc diệt trừ ngay, không để chúng lan ra diện rộng".
Nhờ chăm sóc, cho ăn đủ dinh dương, vườn cam, bưởi nhà anh Tùng sinh trưởng, phát triển tốt, mới bước sang năm thứ 4 mà cây nào, cây nấy cũng sai muốn gãy cành. Lo lắng khi quả to dần sẽ làm gãy cành, ngay từ tháng 5, anh Tùng đã vội vàng dùng gậy chống đỡ ở những cành nhiều quả. Dự kiến năm nay, anh Tùng sẽ thu khoảng 10 tấn cam và hàng trăm triệu từ bán bưởi da xanh, bưởi diễn ra thị trường.
Theo Danviet
Chiêu căng lưới bắt ve giúp vườn cam, bưởi quả sai muốn gãy cành Kể từ khi sử dụng bẫy bắt ve sầu bằng cách căng lưới trong vườn cam và bưởi, anh Phạm Văn Tùng, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát khỏi cảnh lo ngay ngáy loài côn trùng này gây hại. Vườn cam, bưởi của anh sinh trưởng, phát triển tốt, quả sai trĩu cành, anh...