Sơn La: Tại sao người dân chặt bỏ không thương tiếc một loại cây từng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha?
Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều diện tích cây sa nhân ở bản Cổng Chặp, Nặm Giắt thuộc xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu ( Sơn La) đã và đang được người nông dân chặt bỏ.
Sa nhân từng là cây triển vọng xóa nghèo
Theo thống kê, hiện toàn xã Phổng Lái có hơn 9.500 ha rừng được giao cho 19 tổ chức, 22 nhóm hộ, 674 hộ gia đình quản lý, bảo vệ; tỷ lệ độ che phủ rừng 60%, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để người dân phát triển trồng cây sa nhân dưới tán rừng.
Chị Vừ Thị Sế, bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái tự tay chặt bỏ vườn sa nhân của gia đình do giá thấp. Ảnh: Mùa Xuân.
Đến nay, xã Phổng Lái có hơn 224 ha cây sa nhân, trong đó 220 ha đã cho thu hoạch, được trồng tập trung ở các bản Lái Cang, Cổng Chặp, Nặm Giắt…
Nhiều năm qua, mô hình trồng cây sa nhân từng mang lại lợi ích kép, có nhiều triển vọng và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.
Cây sa nhân ở đây từng góp phần giải quyết bài toán nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Phổng Lái.
Video đang HOT
Nhiều người dân Phổng Lái chặt sa nhân để chuyển sang trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo nhiều hộ trồng sa nhân, trước đây, khi sa nhân còn được giá, 1 kg quả tươi bán với giá 70.000 – 80.000 đồng; quả khô từ 300.000 – 400.000 đồng/kg. Là loại cây dễ trồng, phát triển tốt, thu nhập cao, nên người dân Phổng Lái đã bảo ban nhau tham gia trồng sa nhân.
Tại sao cây sa nhân lại bị chặt bỏ?
Đi dọc con đường nhựa khang trang vào bản Phiêng Luông (nay là bản Nặm Giắt), xã Phổng Lái, chúng tôi chứng kiến những vườn cây sa nhân đang bị người dân chặt bỏ, đốt hàng loạt.
Dừng tay chặt vườn sa nhân giáp ranh cạnh bìa rừng, chị Vừ Thị Sế, bản Nặm Giắt, chia sẻ: “Thấy nhiều hộ dân khác trồng cây sa nhân mang lại thu nhập ổn định, năm 2015, gia đình tôi trồng hơn 1 ha sa nhân nhưng mãi đến năm 2019 mới cho thu vụ đầu tiên”.
Cây sa nhân – loại cây từng một thời được coi là cây xoá nghèo, làm giàu; nay đã bị người nông dân chặt bỏ. Ảnh: Tuệ Linh.
“Năm nay, giá sa nhân thấp lắm, sa nhân tươi chỉ có giá 20.000 – 25.000 đồng/kg, còn quả khô chỉ 170.000 – 180.000 đồng/kg. Với giá đó, gia đình tôi cặm cụi nhặt từng quả mà chỉ thu được vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng. Buồn lắm” – chị Sế buồn bã nói.
Theo chị Sế, mấy năm nay không biết vì lý do gì vườn sa nhân không đậu quả như những năm trước. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá sa nhân thấp nên gia đình quyết phá bỏ toàn bộ vườn sa nhân để trồng thay thế cây khác.
Cũng như chị Sế, gia đình anh Sùng Văn Của, bản Nặm Giắt bắt đầu trồng sa nhân từ năm 2014, đến nay được hơn 3 ha. Tuy nhiên, sau 3 năm trồng, anh Của chỉ thu được vài tạ quả tươi/vụ/năm, với giá bán như hiện nay, anh thu về 6 triệu đồng.
Cây sa nhân bị người dân tự chặt phá, nằm la liệt dưới nền đất ở bản Chặp, xã Phổng Lái. Ảnh: Mùa Xuân.
“Năm nay giá sa nhân thấp kỷ lục, quả ít nên gia đình tôi quyết định chặt bỏ hơn 1 ha sa nhân. Thay vào đó, tôi sẽ trồng cây ngô hoặc cà phê…”, anh Của nói.
Điều đáng nói, việc trồng sa nhân của người dân không theo quy hoạch. Lúc được giá cao, bà con đua nhau trồng sa nhân. Họ tận dụng những mảnh nương đất bạc màu giáp bìa rừng để trồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cây sa nhân cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Trao đổi với ông Sùng A Só, Trưởng bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, cho biết: Cổng Chặp là tên bản mới, được sáp nhập từ 3 bản (Mô Cổng, Pá Chặp và Nà Ngụa) vào cuối năm 2019. Bản có gần 180 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.
Đây là bản có diện tích rừng lớn của xã Phổng Lái, trước đây bà con đưa cây sa nhân vào trồng thay thế diện tích cây lương thực trên nương và trồng dưới tán rừng. Hiện nay, cả bản nhà nào cũng trồng sa nhân, với tổng diện tích 50 ha.
Sau nhiều năm gắn bó với cây sa nhân, nhiều hộ dân nhận thấy hiệu quả kinh tế thấp, đậu quả ít, giá thấp nên hiện nay nhiều diện tích cây sa nhân đã bị bà con chặt bỏ. Theo ước tính, hơn 10 ha sa nhân ở bản Cổng Chặp đã bị chặt bỏ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Báu, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái cho biết: Người trồng sa nhân phải biết cách trồng, cây mới đậu quả được. Nơi trồng cây sa nhân chỉ có ánh nắng mặt trời chiếu vào buổi sáng; buổi chiều không được có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mới cho quả. Ngoài ra, mỗi năm phải tỉa bỏ đi những cây già.
Theo ông Báu, cây sa nhân do người dân trồng. Vì vậy, nếu còn hiệu quả kinh tế thì bà con sẽ còn gắn bó; một khi hiệu quả kinh tế thấp người dân sẽ chặt đi. Bên cạnh đó, cây sa nhân khi già đi năng suất thấp nên người dân phải chặt bỏ để mọc lại.
Chia sẻ về định hướng của xã cho người dân Phổng Lái, ông Báu cho biết thêm: Những năm qua, xã Phổng Lái đã tuyên truyền, vận động người dân trồng các loại cây theo chủ trương của tỉnh Sơn La.
Các hộ dân phải liên kết thành lập hợp tác xã, cấp uỷ, chính quyền xã sẽ là cầu nối để ký hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh. Có như vậy, mới tránh được tình trạng chặt bỏ, nông sản mất giá.
Sơn La: Lập phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo các cấp độ
Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, với phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Phương án số 3056/PA-UBND đảm bảo công tác y tế phòng, chống dịch COVID-19 theo 4 cấp độ dịch trên địa bàn.
Học sinh tại trường THPT chuyên Sơn La được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp. Ảnh tư liệu: Hữu Quyết/TTXVN
Phương án đảm bảo công tác y tế phòng, chống dịch COVID-19 đáp ứng theo 4 cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Sơn La gồm 3 mức: thấp, trung bình và cao. Theo đó, các biện pháp y tế ở mức độ thấp, đáp ứng cấp độ 1 nguy cơ thấp (bình thường mới), tương ứng với màu xanh và cấp độ 2, nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Các biện pháp y tế ở mức độ trung bình, đáp ứng cấp độ 3, nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Các biện pháp y tế ở mức độ cao, đáp ứng cấp độ 4, nguy cơ cao, tương ứng với màu đỏ.
Bên cạnh đó, Phương án đã quy định rõ việc thiết lập mạng lưới cơ sở điều trị theo phân tầng điều trị. Trong đó, tầng 1, ca bệnh COVID-19 nhẹ; tầng 2, ca bệnh COVID-19 vừa và tầng 3, ca bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch. Đồng thời, quy định chức năng, nhiệm vụ của mỗi tầng. Các biện pháp về chuyên môn y tế được xây dựng ứng phó với từng cấp độ dịch như: Xét nghiệm; cách ly y tế; điều trị F0; giám sát, truy vết, khoanh vùng, dập dịch; thiết lập trạm y tế lưu động...
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; đồng thời, thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, xã hội.
Từ ngày 5/10 đến 7 giờ ngày 16/12, Sơn La đã phát hiện 276 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch, lây nhiễm thứ phát và một số trường hợp tại cộng đồng trong tỉnh. Riêng ngày 15/12, trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch trên địa bàn tỉnh Sơn La, đã phát hiện 25 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mường La và thành phố Sơn La. Tính đến 7 giờ ngày 16/12, Sơn La có 11.092 người được theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe tại cộng đồng. Tỉnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được 1.087.283 mũi cho người dân từ 18 tuổi trở lên và 64.725 mũi cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Sơn La ghi nhận 251 F0, điểm du lịch Nông trường Mộc Châu đổi 'màu cam' nguy cơ cao Từ ngày 5/10 đến ngày 15/12, Sơn La đã phát hiện 251 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch và một số trường hợp lây nhiễm thứ phát trong tỉnh. Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Sơn La ngày 15/12, trong số...