Sơn La: Nhập thêm 600 con heo cụ kị bằng chuyên cơ riêng, De Heus đẩy mạnh sản xuất lợn giống
Ngay sau khi đáp máy bay xuống sân bay Nội Bài, lô heo cụ kị 600 con được nhập khẩu từ Canada được “hộ tống” bằng xe chuyên dụng về trang trại heo giống của De Heus Genetics ở Sơn La.
De Heus nhập thêm 600 con heo cụ kị từ Canada bằng chuyên cơ riêng
Công ty TNHH De Heus Việt Nam cho biết, mới đây doanh nghiệp tiếp tục nhập thêm 600 con heo cụ kị từ Canada về Việt Nam, nhằm phục vụ mục tiêu lai tạo nguồn heo giống năng suất, chất lượng cao theo tiêu chuẩn châu Âu.
Toàn bộ hơn 600 con heo giống đã được các chuyên gia hàng đầu của De Heus Genetics chọn lọc kĩ lưỡng, nhập khẩu trực tiếp từ đối tác chiến lược Tập đoàn Topigs Norsvin – thương hiệu hàng đầu về cung cấp giống heo chất lượng cao trên thế giới.
Nhập thêm 600 con heo cụ kị bằng chuyên cơ riêng, De Heus Việt Nam đẩy mạnh sản xuất lợn giống chất lượng cao theo tiêu chuẩn châu Âu, nhằm phục vụ thị trường cũng như đáp ứng chuỗi chăn nuôi khép kín của doanh nghiệp.
Sau một chặng bay dài từ Canada về đến sân bay Nội Bài, thể trạng của toàn bộ số heo trên vẫn bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh. Trong suốt hành trình, đàn heo được kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt và chặt chẽ. Đội ngũ nhân viên tiếp nhận và vận chuyển số heo này đều phải được cách ly trước đó 3 ngày.
Cùng với đó, De Heus Genetics còn trang bị các công tác khử khuẩn, sát trùng, nhằm tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo an toàn sinh học.
Ngay sau khi đáp máy bay xuống sân bay Nội Bài, số heo trên tiếp tục được đưa về trang trại heo giống của De Heus Genetics ở Sơn La bằng xe chuyên dụng.
Trang trại heo giống của De Heus Genetics ở Sơn La.
Với hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn chăn nuôi hiện đại, quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học cao, trại heo giống De Heus Genetics ở Sơn La hoàn toàn đáp ứng được mọi điều kiện để có thể chăn nuôi đàn heo giống theo tiêu chuẩn châu Âu.
Theo định hướng và kế hoạch phát triển kinh doanh của De Heus, đợt nhập khẩu heo lần này sẽ là một phần trong kế hoạch phát triển, lai tạo ra những dòng sản phẩm có năng suất sản xuất và chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Mục tiêu là để cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong nước, góp phần đáp ứng nguồn heo giống chất lượng và an toàn cho thị trường chăn nuôi heo ở Việt Nam, giải quyết được thực trạng khan hiếm nguồn lợn giống chất lượng cao, cho năng suất tối ưu hiện nay.
Video đang HOT
Hơn 600 heo giống ông bà, cụ kị được nhập từ Canada về Việt Nam bằng chuyên cơ riêng.
Trước đó, vào tháng 10/2021, De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đã nhập khẩu 1.225 con heo cụ kỵ, ông bà từ Canada về Việt Nam. Lô heo “hoàng gia” này được đưa về chăn nuôi tại Tổ hợp Nông nghiệp công nghệ cao DHN Đăk Lăk, và trung tâm tinh heo giống ở Bắc Tân Uyên (Bình Dương).
Hiện đàn lợn ông bà, cụ kỵ này đang chuẩn bị cho ra đời lứa lợn bố mẹ đầu tiên, cung ứng cho thị trường chăn nuôi tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Sau khi hoàn tất thương vụ mua lại mảng thức ăn chăn nuôi MNS Feed của Masan, De Heus trở thành doanh nghiệp đứng đầu thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập với 22 nhà máy, phân bố ở khắp vùng chăn nuôi lớn.
Ngoài ra, De Heus còn đang sở hữu 2 nhà máy giết mổ heo và gia cầm; 4 trang trại heo giống cụ, kỵ, ông, bà; 2 trung tâm nghiên cứu cùng với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại tại các tỉnh thành trọng yếu của Việt Nam.
De Heus đang từng bước xây dựng các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết để hướng đến mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo quyền phúc lợi động vật và mang lại hiệu quả chung cho tất cả các thành viên trong chuỗi.
Thành công của De Heus phần lớn là nhờ sớm đón được làn sóng công nghệ cao trong chăn nuôi để làm chủ hoàn toàn chuỗi giá trị “từ trang trại đến bàn ăn”. Theo đó, De Heus phát triển chuỗi liên kết với các trang trại, đối tác thông qua mô hình De Heus – Con giống – Trang trại – Giết mổ – Phân phối, để tạo thành một chuỗi khép kín.
Nông dân ở vùng đất này của Sơn La trồng những loại rau gì mà giàu lên trông thấy?
Khí hậu lạnh, thổ nhưỡng màu mỡ...là điều kiện lý tưởng cho nông dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phát triển rau an toàn.
Dù vẫn có những lúc khó khăn, nhưng tóm lại, nhờ trồng rau mà nhiều nông dân Mộc Châu giàu lên trông thấy.
Để trồng rau toàn theo hướng VietGAP hiện một số HTX trên địa bàn huyện Mộc Châu tự ươm cây giống, qua đó góp phần giảm chi phí đầu tư giống. Ảnh: Mùa Xuân.
Liên kết sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau VietGAP của gia đình ông Nguyễn Đình Dung, ở bản An Thái, xã Mường Sang khi ông đang chăm sóc vườn rau. Trò chuyện với ông, chúng tôi được biết, với khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng màu mỡ, cách đây khoảng 10 năm, gia đình ông Dung đã đầu tư hệ thống tưới phun mưa tự động trồng 1.500 m2 rau, củ, quả các loại.
Năm 2016, gia đình ông Dung tham gia HTX rau an toàn An Tâm để sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Với mong muốn cung cấp sản phẩm ra thị trường đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Toàn bộ diện tích rau an toàn của hội viên nông dân xã Mường Sang, huyện Mộc Châu được áp dụng hệ thống tưới phun mưa tự động. Ảnh: Tuệ Linh.
Sau khi tham gia HTX, gia đình ông Dung được cán bộ nông nghiệp, Hội Nông dân xã, huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn; được các thành viên trong HTX chia sẻ kinh nghiệm trồng rau, củ, quả.
Ông Dung cho bảo: Trồng rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình nói không với thuốc trừ cỏ, làm cỏ bằng tay, chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ, phân hoá học đúng liều lượng. Để phòng trừ sâu bệnh, gia đình dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học bón cho rau, củ quả.
Thành viên HTX Lộc Thành, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu thu hoạch rau cải thảo. Ảnh: Mùa Xuân.
Nhờ cách như vậy, sản phẩm của gia đình ông Dung đã tạo dựng được uy tín trên thị trường. Đến mùa thu hoạch, thương lái đánh ô tô lên tận vườn thu mua.
Để nâng cao thu nhập, gia đình ông Dung chủ yếu trồng bắp cải trái vụ từ tháng 3 đến tháng 8; bắp cải trái vụ cho thu nhập gấp 2, 3 lần so với chính vụ. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Dung xuất bán được trên 20 tấn rau, củ, quả các loại ra thị trường, thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Cải thảo là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm nên được nhiều hội viên nông dân đưa vào trồng để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tuệ Linh.
Còn chị Nguyễn Thị Bé, thành viên HTX Lộc Thành, trồng 5.000 m2 rau cải thảo, bắp cải, cải mèo, đông dư... khi tham gia HTX chị Bé được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong HTX lẫn nhau từ đó đã giúp vườn rau của gia đình chị phát triển tốt hơn.
Đầu ra không phải lo, thu hoạch đến đâu được các thương lái và HTX thu mua đến đó, trung bình mỗi năm gia đình chị Bé thu được 45 tấn rau các loại, sau khi trừ chi phí, lãi 200 triệu đồng.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây cải thảo theo hướng VietGAP nên đạt năng suất cao, chất lượng tốt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Mùa Xuân.
Quan tâm, hỗ trợ các HTX trồng rau an toàn theo hướng VietGAP
Anh Nguyễn Văn Quân, Giám đốc HTX Lộc Thành, xã Mường Sang, thông tin: Năm 2019, HTX được thành lập, gồm 20 thành viên tham gia, chủ yếu trồng rau bắp cải, cải thảo; bí xanh, bí đỏ, su su, su hào..., với diện tích 20 ha, sản lượng đạt 700 - 800 tấn/năm, sau khi trừ chi phí lãi 6,5 tỷ đồng.
Hiện HTX đang sản xuất theo quy trình VietGAP và đang hoàn thiện hồ sơ để các cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn VietGAP.
Ngoài trồng bắp cải, cải thảo, các thành viên của HTX An Tâm, xã Mường Sang còn trồng rau cải ngọt, với giá bán 10 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mùa Xuân.
Đến nay, huyện Mộc Châu có gần 3.000 ha rau, củ quả các loại, sản lượng ước đạt trên 27.600 tấn/năm. Nhiều hội viên nông dân đã cùng nhau liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo hướng VietGAP và hữu cơ.
Đưa rau an toàn phát triển thành thế mạnh của vùng, cũng như việc mở ra những thị trường tiêu thụ tiềm năng, để góp phần phát triển chuỗi bền vững, lâu dài của huyện.
Ông Lường Tiến Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu, cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã thực hiện tốt việc thành lập các HTX nông nghiệp. Điển hình như HTX nông nghiệp ở xã Mường Sang, từ khi thành lập HTX đang đi vào hoạt động hiệu quả và được Hội Nông dân huyện trực tiếp giúp đỡ. Trong đó, HTX được hỗ trợ một hệ thống tưới nước sạch, trị giá 15 triệu đồng từ nguồn vốn Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Những luống rau an toàn thẳng tắp của nông dân huyện Mộc Châu đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Tuệ Linh.
Hiện HTX Lộc Thành không chỉ phát huy hiệu quả trong việc phát triển trồng rau, củ quả an toàn mà HTX còn phối hợp cùng Hội Nông dân huyện thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội như xóa nhà tạm cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng như các HTX khác, HTX An Tâm tại bản An Thái, xã Mường Sang cũng tập trung phát triển trồng rau củ, quả an toàn theo hướng VietGAP được Hội Nông dân phối hợp cùng các xã viên tập huấn chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Rau của các thành viên HTX Lộc Thành, xã Mường Sang đến mùa thu hoạch được các thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Ảnh: Mùa Xuân.
"Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các HTX, Hội Nông dân huyện Mộc Châu đang có chương trình cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Đưa các loại giống rau mới có năng suất, chất lượng cao vào trồng và hỗ trợ phân bón cho các HTX.
Đồng thời, hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rau theo hướng hữu cơ cho hội viên nông dân và các HTX. Bên cạnh đó, Hội Nông dân cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX trong quá trình kết nối tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh khác". Ông Lường Tiến Quynh nói.
Bằng việc phát triển trồng các loại rau an toàn gắn với ứng dụng công nghệ cao, các HTX và nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đã đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, mua máy móc thiết bị, hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương để sản xuất hàng trăm ha rau xanh, củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng vượt trội, hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Sơn La: Cử nhân kinh tế bỏ phố về quê nuôi con đặc sản "ăn đêm, ngủ ngày", thu 200 triệu/năm Quyết định bỏ phố về quê với công việc ổn định về quê đầu tư nuôi dúi, một thanh niên huyện nghèo Bắc Yên của tỉnh Sơn La từng bị không ít người cho là... "khùng". Bỏ phố về quê nuôi dúi Chúng tôi về Mường Khoa vào những ngày tháng 3. Đây một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện...