Sởn gai ốc trước loài sâu biến tất cả mọi thứ thành… “xác ướp Ai Cập”
Loài sâu Hyphantria cunea có khả năng kết tơ thành mạng như loài nhện có thể khiến nhiều người ghê sợ.
Sâu bình thường đã không phải là một loài động vật dễ thương gì cho cam. Thế còn loài sâu được tích hợp thêm khả năng của… loài nhện thì thế nào? Hãy cùng tìm hiểu Hyphantria cunea – loài sâu có khả năng biến mọi thứ trên lãnh địa của chúng thành… “xác ướp Ai Cập”.
“Người nhện” của thế giới sâu
Thực chất Hyphantria cunea là tên của một loại bướm đêm thuộc gia đình Arctiidae. Còn loài sâu chúng ta đang nói đến ở đây là ấu trùng của loài bướm này.
Bướm hổ thuộc gia đình Arctiidae.
Bướm trưởng thành thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, rồi đẻ khoảng 200 – 500 quả trứng mới phía dưới lá của nhiều loại cây thân gỗ lớn. Tùy thuộc vào khí hậu, bướm mẹ có thể đẻ từ 1 – 4 thế hệ ấu trùng khác nhau.
Thế hệ sâu bướm đầu tiên được đẻ ra thường nhỏ và không đáng chú ý. Tuy nhiên từ thế hệ thứ hai trở đi chúng ngày càng phát triển lớn hơn và nguy hiểm hơn. Chúng thường có màu vàng hoặc xanh lục, bao phủ bởi một lớp lông xám và có các sọc màu với đầu màu đen hay đỏ. Ấu trùng trưởng thành có thể đạt đến 2,5cm với khả năng nhả tơ tạo mạng như… nhện.
Loài sâu này không chỉ “tàn phá” hết lá của các cây trong vùng mà còn “giăng lưới”, tạo ra các “tổ” mạng đặc trưng vào cuối mùa hè và mùa thu. Có thể nói chúng giống như… “người nhện” của thế giới sâu vậy.
Sự xâm chiếm đáng sợ của loài sâu “xác ướp”
Khi hàng trăm những quả trứng này nở thành ấu trùng sâu, chúng sẽ cùng nhau xây dựng nên một “lãnh địa” của riêng mình bằng cách giăng lưới tạo mạng. Những chiếc mạng này có tác dụng như một tấm màn bảo vệ lũ sâu trước kẻ thù bên ngoài, và lũ sâu bướm sẽ không rời khỏi mạng của mình trong suốt quá trình trưởng thành.
Nhưng chỉ có vậy thì không có gì đáng nói. Vấn đề là ở chỗ sâu bướm Hyphantria có thể mở rộng “lãnh địa” của chúng một cách rất đáng sợ. Thường thì Hyphantria cunea không phải là một loài sâu hại vì chúng chỉ ăn lá của những cây thân gỗ vào mùa thu – mùa rụng lá.
Tuy nhiên, chúng có thể xâm chiếm mạnh mẽ đến nỗi “nạn nhân” của chúng kiệt quệ, không còn khả năng phục hồi. Và chưa hết, nếu cần chúng sẽ biến tất cả những thứ xung quanh thành “xác ướp” để mở rộng địa bàn.
Một chiếc xe đạp đã bị tơ giăng phủ
Ban đầu loài sâu bướm này chỉ xuất hiện ở châu Mỹ, nhưng do việc vận chuyển hàng hóa của con người, chúng đã xuất hiện và xâm chiếm cả châu Âu và châu Á.
Thậm chí tại châu Á do không có thiên địch nên số lượng của chúng còn tăng nhanh khủng khiếp, trở thành sâu bệnh có hại tại nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam.
Theo Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ / Trí Thức Trẻ
Bạn sẽ bất ngờ khi biết những con vật này được làm từ gì
Nếu không nhìn kĩ, ai cũng ngỡ những con vật này sẽ rung mình chuyển động trong chốc lát.
John Kennedy Brown, một thợ điêu khắc đến từ Wales (Anh), đã "phù phép" những phế liệu kim loại để tạo nên những mô hình sống động đến khó tin của các loài động vật. Từ con chim, côn trùng, đến các loài bò sát và động vật, tất cả đều được làm từ những phế thải kim loại như đinh ốc hay xích xe đạp, chân thực đến từng chi tiết. Với các loài bướm sặc sỡ, anh cũng sơn màu để khiến tác phẩm của mình thêm sinh động.
Những bộ phận nhỏ xíu của con bướm xanh đều được tái hiện chi tiết.
Trên trang cá nhân Etsy của mình, Brown cho biết cảm hứng nghệ thuật của anh xuất phát từ việc sinh sống tại vùng Tây xứ Wales trong 8 năm qua. Những thung lũng sâu xung quanh nơi anh ở là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, do chưa phải chịu tác động của các hoạt nông nghiệp và công nghiệp.
Những con bướm này sẽ không bay đi đâu!
Một con trăn khổng lồ được làm từ hàng chục sợi xích.
Brown chia sẻ: "Chính xứ sở đa dạng về hoa cỏ và chim muông này đã là nguồn cảm hứng bất tận của tôi. Từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã luôn yêu quý động vật, nhất là động vật hoang dã. Tôi đã vẽ và làm nên những tác phẩm này như là một cách để tỏ lòng trân trọng vẻ đẹp của thế giới tự nhiên".
Con công này đang đi đâu đây?
Những hoạt động đời thường của động vật cũng được tái hiện rất sống động.
Côn trùng là sinh vật hay được Brown chế tác.
Các tác phẩm của Brown hiện đang được trưng bày tại Triển lãm Nghệ thuật Sống tại Hungerford, Berkshire, cách thủ đô London 1 km. Bạn cũng có thể chiêm ngưỡng chúng trang Etsy của anh, có tên là "Green Hand Sculpture".
Chú bọ ngựa này là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của anh.
Brown nói thêm: "Tôi vui khi nghĩ rằng những người mua tác phẩm của tôi là những người tìm kiếm một biểu tượng của cái đẹp trường tồn mãi trước việc khai thác thiên nhiên tham lam vô hạn của con người".
Brown nắm rất rõ cấu tạo sinh học của từng loài động vật.
Chú chim sắt vừa bắt được con cá ngon.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Sinh vật nhỏ xíu hồi sinh phi thường sau 3 thập kỷ chôn vùi trong băng giá Sau ba thập kỷ ngủ vùi, loài bọ gấu vẫn hồi sinh, mang tới hi vọng cho con người về cách thức kéo dài sự sống. Những sinh vật siêu nhỏ ngủ đông suốt 3 thập kỷ cuối cùng cũng được "thổi" vào sự sống. Theo tờ Crybiology, 8 con bọ gấu dài 1mm, được thu thập từ một mẫu rêu tại Nam...