Sớm xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có chỉ đạo về việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.
Cụ thể, các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động thống kê, cập nhật toàn bộ các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan, cập nhật đầy đủ, chính xác vào phần mềm thống kê, rà soát các quy định tại địa chỉ https://nq68.baocaochinhphu.gov.vn, bảo đảm tiến độ được giao.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và tổ chức tham vấn các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ (đợt 1 trước ngày 30/5 và đợt 2 trước ngày 30/9). Yêu cầu đặt ra cần phải lượng hóa được lợi ích, chi phí mang lại đối với từng phương án do bộ, cơ quan đề xuất. Đồng thời, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Video đang HOT
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hệ thống phần mềm thống kê, rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; thiết lập Cổng tham vấn điện tử để hỗ trợ việc lấy ý kiến các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp về quy định không còn phù hợp, là rào cản, gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh và phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định; kiên quyết trả lại các bộ, cơ quan nếu phương án cắt giảm, đơn giản hóa không đạt được chỉ tiêu được giao.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính tăng cường đối thoại, lấy ý kiến các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc, rào cản trong hoạt động kinh doanh quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, kịp thời gửi bộ, cơ quan để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện.
Trước đó, ngày 27/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính”. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Đề án là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngoài ra, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Khẩn trương giãn cách, tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện
Các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người mắc COVID-19 thường ít hoặc không có triệu chứng, nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm SARS-CoV-2 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng.
(Ảnh minh họa: Thế Duyệt/TTXVN)
Ngày 10/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có công điện gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khẩn trương thực hiện giãn cách; tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học và tuyến cuối
Công điện nêu rõ, hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, đến nay đã có nhiều bệnh viện phải phong tỏa.
Các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người mắc COVID-19 thường ít hoặc không có triệu chứng. Nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm SARS-CoV-2 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng.
Trước tình hình này, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) yêu cầu Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối nghiêm túc, khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện; rà soát về mặt chuyên môn điều trị, lập danh sách, phân loại tình trạng người bệnh, xem xét cho ra viện hoặc chuyển về tuyến dưới. Các đơn vị hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, bệnh ổn định; bố trí khu vực "vùng đệm" để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.
Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay cho toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh và người nhà (nếu được ở lại chăm sóc), chỉ chuyển tuyến khi có kết quả âm tính; đồng thời chủ động xét nghiệm định kỳ theo diễn biến dịch nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Các đơn vị căn cứ khả năng triển khai tiến hành thực hiện xét nghiệm gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1817/QĐ-BYT ngày 7/4/2021 hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn tại Công văn số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021.
Khi cho người bệnh ra viện phải có thông báo cho địa phương thông qua Sở Y tế (CDC các tỉnh) để các cơ sở tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe.
Nguồn kinh phí thực hiện xét nghiệm đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1126/BHXH-CSYT ngày 29/4/2021.
Các đối tượng còn lại và phần đồng chi trả của người có thẻ bảo hiểm y tế chi từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 được cấp có thẩm quyền giao và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối bố trí đủ nhân lực, phân chia ca kíp hợp lý, bảo đảm phục vụ người bệnh sau khi giãn cách; thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh, đặc biệt bảo đảm đủ nhân lực trong trường hợp bệnh viện bị cách ly, phong toả.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện khẩn trương thực hiện; báo cáo số người bệnh điều trị nội trú, số lượt khám bệnh hằng tuần và tình hình triển khai văn bản này về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước 16 giờ ngày 14/5/2021 trên hệ thống phần mềm trực tuyến https://covid19.chatluongbenhvien.vn đánh giá bệnh viện an toàn./.
Phát huy tiện ích ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có đề xuất với Bộ Y tế xem xét, cho ý kiến thống nhất về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc, kể từ ngày 1/6/2021. Lợi ích thiết thực...