Sớm gỡ ‘nút thắt’, đẩy nhanh thi công cao tốc Cam Lộ – La Sơn trước mùa mưa
Tuyến đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công trước mùa mưa bão.
Tuy nhiên, hiện nay công trình trọng điểm này đang gặp khó khăn về nguồn đất đắp và chưa giải quyết dứt điểm về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà thầu tiến hành thi công.
Tại một số gói thầu trên tuyến, các đơn vị thi công tăng ca thêm buổi tối để kịp đảm bảo tiến độ. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Tháo gỡ “nút thắt” gần 1 triệu m3 đất đắp
Gói thầu số XL 06 dài 8,3 km trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn đi qua huyện Phong Điền đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn đất đắp nền đường với khối lượng trên 600.000 m3. Trên công trường, máy móc của các nhà thầu phải hoạt động cầm chừng chờ nguồn đất bổ sung từ các mỏ đất đang hoàn thiện thủ tục cấp phép.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Chỉ huy trưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thành Phát cho biết, đơn vị hiện mới thực hiện đắp được khoảng 100.000 m3 đất. Các mỏ đất trên địa bàn tỉnh hiện nay gần như hết trữ lượng đất đủ tiêu chuẩn phục vụ cung cấp cho tuyến cao tốc. Chẳng hạn, tại gần vị trí thi công của gói XL 06 có mỏ đất 1-5, tuy nhiên chất lượng đất ở đây không cao nên nhà thầu chỉ thu mua với số lượng hạn chế. Mới đây, đại diện chủ đầu tư dự án là Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh phải bố trí điều phối đất lẫn đá trong quá trình bạt núi mở đường từ gói thầu số XL08 về nhằm bổ sung một phần. Tuy nhiên, với lớp đất đá này, nhà thầu phải tốn thêm công đoạn lu lèn qua nhiều bước nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tuyến đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có chiều dài 66,4 km, kéo dài từ gói thầu số XL04 đến gói thầu số XL11. Ông Tạ Gia Mạnh Hưng, Trưởng phòng Điều hành dự án 2, Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, gói thầu số XL05 và số XL06 trên địa bàn huyện Phong Điền đang bị thiếu khoảng gần 1 triệu m3 đất đắp nền đường, ảnh hưởng đến tiến độ thi công tại hai gói thầu này. Cụ thể, gói thầu số XL05 hiện mới đạt 43% giá trị hợp đồng, gói thầu số XL06 đạt 45% giá trị hợp đồng.
Theo ông Hưng, chất lượng về nguồn đất đắp nền đường cao tốc đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên, các mỏ đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ khai thác được lớp đất ở tầng phủ dày từ 1 – 2m, còn lớp đất tầng dưới không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho dự án, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung. Đơn cử như mỏ đất Hiền Sỹ ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền có quy mô rộng 6,5 ha, với trữ lượng khai thác khoảng 700.000 m3, tuy nhiên khối lượng đất đủ tiêu chuẩn cung cấp cho dự án cao tốc chỉ khoảng 150.000m3.
Ông Phan Quang Lâm, đại diện đơn vị tư vấn giám sát cho rằng, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang có hai mỏ đất đưa vào quy hoạch nhưng chưa được cấp phép tại xã Phong Thu, xã Phong An (huyện Phong Điền). Do vậy, tỉnh có thể xem xét bàn giao hai mỏ đất này cho đơn vị thi công khai thác lớp đất tầng phủ và nhà thầu sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí cho địa phương theo quy định.
Video đang HOT
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quan tâm chỉ đạo các sở, ngành liên quan đẩy nhanh giải quyết các thủ tục nhằm sớm tháo gỡ khó khăn về nguồn cung khoảng gần 1 triệu m3 đất đắp tại hai gói thầu trên; trong đó, kiến nghị với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xin cấp phép khai thác đất tầng phủ tại mỏ đá vôi Phong Xuân, mỏ đất sét Huỳnh Trúc; cho phép đấu giá đất dôi dư trong quá trình nạo vét hồ Khe Tăm để tăng cường nguồn cung vật liệu cho dự án cao tốc…
“Chạy nước rút” trước mùa mưa
Tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn hiện nay như một đại công trường, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng các nhà thầu vẫn đang cố gắng khắc phục trong việc huy động máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ công việc trước khi bước vào mùa mưa.
Cầu sông Bồ trên tuyến cao tốc đi qua địa bàn xã Phong Sơn, huyện Phong Điền hiện nay đang thi công được khoảng 80% khối lượng công việc. Những công nhân ở đây đang tăng tốc đẩy nhanh hoàn thành xây dựng trụ cầu cuối cùng và mố cầu số 2.
Ông Lê Hồng Trung, chỉ huy công trường cho biết, vào mùa mưa lũ, nước trên sông Bồ dâng lên rất nhanh, do vậy đòi hỏi việc thi công hiện nay phải hết sức khẩn trương để tập kết máy móc, vật liệu đến vị trí an toàn trong khoảng 2 tháng tới. Cầu sông Bồ có 10 nhịp, đến nay đơn vị thi công đã gác dầm xong 3 nhịp cầu. Công ty đã đổ xong 35/50 dầm, thời gian tới sẽ ưu tiên việc lắp dầm đối với 4 dịp cầu giữa sông và phấn đấu hoàn tất công tác lắp toàn bộ dầm cầu trước ngày 15/10 để sau đó tập trung thi công mặt cầu.
Theo Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh tiến độ chung của dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn hiện đạt được khoảng 57% khối lượng công việc, phấn đấu hoàn thành thi công phần nền đường trước mùa mưa vào tháng 10. Những gói thầu đạt tỷ lệ khối lượng công việc cao là XL10 đạt 72%, XL08 đạt 63%; trong đó ở gói thầu XL10 đã thí điểm cho thảm nhựa.
Ông Nguyễn Thành Vinh, đại diện Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan hiện nay đang cản trở đến việc đẩy nhanh tiến độ của dự án. Chẳng hạn tại gói thầu XL08 và XL09, vị trí nền đất ở đây yếu, sau khi thi công xong cọc cát đầm và giếng cát, hiện nay nhà thầu phải đổ đất đắp lên trên nhằm tạo sự ổn định nền đường, quá trình này phải mất khoảng 6 tháng mới có thể bốc dỡ lớp đất đắp này để tiếp tục thi công.
Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn còn một số vị trí chưa được giải quyết dứt điểm để bàn giao cho đơn vị thi công như ở xã Hương Thọ, thành phố Huế có Cửa hàng Xăng dầu Hưng Phát và một vài hộ dân. Theo ông Nguyễn Thành Vinh, việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thành phố Huế từ ngày 1/7/2021 cũng ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng này, do trước đây những vị trí này thuộc thị xã Hương Trà quản lý.
Thời gian qua, Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh đã “nhắc nhở” một số nhà thầu chậm tiến độ và hiện tại các đơn vị này đã khắc phục, bố trí công nhân làm việc 3 ca ngày đêm để thực hiện đúng cam kết hoàn thành khối lượng công việc với chủ đầu tư.
Tuyến đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn được khởi công từ tháng 9/2019, có tổng chiều dài xây dựng là 98,35 km, đi qua địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế; trong đó, đoạn tuyến đi qua tỉnh Thừa Thiên – Huế là 66,4 km, trải dài qua huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc. Lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh đang phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ thông nền đường, cơ bản thi công xong phần móng và một phần mặt đường.
Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn đầu, dự án được đầu tư với quy mô hai làn xe, bề rộng nền đường là 12m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m.
Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Hiện các nhà thầu đã tăng cường thiết bị và nhân lực, làm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công 3 ca liên tục.
Do ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, dịch bệnh Covid-19 cũng như vướng mắc trong công tác bàn giao mặt bằng, tien đo thi công đoạn cao tốc Cam Lộ- La Sơn cham 3 tuan so voi ke hoach.
Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, trên tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà thầu đang huy động tối đa phương tiện, thiết bị máy móc cũng như công nhân thi công cả ban ngày lẫn ban đêm, đẩy nhanh tiến độ phấn đấu cơ bản thông xe vào cuối năm 2021.
Tại công trường thi công tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng trăm phương tiện, máy móc các loại được huy động thi công liên tục cả ngày lẫn đêm.
Các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ- La Sơn.
Ông Nguyễn Hải Đăng, Chỉ huy trưởng gói thầu số 8, tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn đi qua thị xã Hương Trà cho biết, gói thầu số 8 dài khoảng 9km đi qua thị xã Hương Trà, công tác bàn giao mặt bằng diễn ra chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đơn vị vừa làm việc với địa phương, thống nhất di dời hệ thống mương nước thủy lợi cắt ngang mặt đường, phối hợp với điện lực xử lý đường điện hạ thế nằm trong phạm vi công trường.
Hiện các nhà thầu đã tăng cường thiết bị và nhân lực, làm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công. Theo ông Nguyễn Hải Đăng, trên đoạn tuyến thuộc gói thầu số 8 qua địa phận phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, có một vị trí nền đất yếu, nhà thầu đã cho triển khai thi công cọc cát đầm và giếng cát.
"Phạm vi thi công trên nền đất yếu từ Km72 đến Km73 nên các giải pháp xử lý đất yếu. Một là dùng cọc cát đầm với khối lượng thi công là 92.000 mét hiện tại thi công còn 10.000 mét. Giải pháp thứ 2 là xử lý bằng giếng cát", ông Đăng cho biết.
Một "điểm nghẽn" lâu nay trong quá trình thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn là thiếu đất đắp đường, đến nay, đã cơ bản được giải quyết. Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 17 mỏ đất còn thời gian hoạt động và địa phương cho phép 3 chủ mỏ đất tăng công suất khai thác phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 9 vị trí đất làm vật liệu san lấp đã được quy hoạch; lựa chọn một số đơn vị để cấp phép thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp tại 4 vị trí.
Theo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Dự án cao tốc Cam Lộ- La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thiếu khoảng 70.000 m3 cát san lấp và cát xây dựng. Ông Nguyễn Thành Vinh, Trưởng phòng điều hành dự án 5, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, toàn tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có 11 gói thầu với khoảng 50 nhà thầu.
"Đến nay dự án đã thực hiện được khoảng 40% tiến độ. Theo sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án sẽ phấn đấu hoàn thành, cơ bản thông xe vào cuối năm 2021. Đến nay, các cây cầu đã cơ bản xong phần hạ bộ và 30% lắp xong dầm cầu; phần nền với những đoạn nền đào thông thường cơ bản xong, phần nền đắp phấn đấu xong trong tháng 7 này", ông Vinh thông tin.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ thông xe vào cuối năm nay.
Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã cơ bản hoàn thành. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ thường xuyên đi thị sát, kiểm tra trên công trường thi công tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn. Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cũng như tính ổn định, bền vững của công trình.
"Công tác chuẩn bị, quy trình và tập huấn cho những đơn vị thi công phải thực hiện nghiêm túc, từ thí nghiệm vật liệu đến quy trình thi công ngoài hiện trường cực kỳ quan trọng. Đặc biệt dự án cần chuẩn bị nguồn vật liệu để dải lớp mặt, cần phải tính toán lại dây chuyền công nghệ hiện đại, tuyệt đối ngiêm cấm dùng san tự hành và máy ủi để san từ lớp sáp trở lên", Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ rõ.
Tuyến đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn được khởi công từ tháng 9/2019, có tổng chiều dài xây dựng hơn 98 km, đi qua địa bàn các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trong đó, đoạn tuyến đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài hơn 66 km.
Những dự án đường bộ nào sẽ được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025? Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải thông tin, Bộ vừa có Tờ trình số 7066/TTr - GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhiều tuyến đường bộ cao tốc sẽ được ưu tiên đầu tư. Ảnh: TTXVN Tờ trình này đã được cơ quan...