Soi trường đại học tại Úc mà Ý Nhi theo học: Học phí “khủng”, danh giá ra sao mà lọt top đầu thế giới?
Thông tin về ngôi trường Ý Nhi sẽ theo học tại Úc khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, nhất là khi biết mức học phí “khủng” của ngôi trường này.
Sau thời gian dài biến mất khỏi mạng xã hội vì ồn ào phát ngôn, đến chiều 2/11, trên trang cá nhân, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi bất ngờ chia sẻ một video dài hơn 2 phút. Trong video, nàng Hậu gửi lời xin lỗi đến khán giả sau hàng loạt phát ngôn gây tranh cãi. Đồng thời Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi cũng cho biết, cô sẽ rời showbiz trong hai năm để du học Úc.
Hoa hậu xác nhận đã lên đường sang Úc du học vào tối 31/10. Người đẹp cho rằng đây là lúc thuận lợi để có thể trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân, mở rộng thế giới quan. Lập tức, thông tin về ngôi trường mà Ý Nhi sẽ theo học cũng nhận được nhiều sự quan tâm của netizen – nhất là khi đây là ngôi trường nổi tiếng và thuộc top hàng đầu tại Úc.
Được biết, Hoa hậu theo học chương trình liên kết 2 2 ngành Quản trị Kinh doanh giữa Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Sydney của Úc. Sau khi hoàn tất chương trình trong nước, cô chuyển tiếp sang trường đối tác để tiếp tục. Đại học Sydney trao cho Ý Nhi học bổng 20%, tương đương 20.000 AUD (hơn 310 triệu đồng).
Đại học Sydney nơi Ý Nhi sẽ theo học
Đại học Sydney viện đại học đầu tiên của Úc, thành lập năm 1850 gần trung tâm thương mại Sydney. Đây cũng là một trong tám viện đại học ưu tú của Úc, và theo nhiều bảng xếp hạng, thuộc 40 trường và viện đại học đứng đầu trên thế giới về mặt nghiên cứu và giảng dạy.
Video đang HOT
Báo Times của Anh xếp Đại học Sydney hạng 5 về Nhân văn, hạng 19 về Xã hội học và 20 về Y học. Năm 2020, trường xếp hạng 1 Úc và 42 thế giới theo bảng xếp hạng của QS Ranking. Trường có 32 ngành đào tạo nằm trong top 50 trên toàn cầu trong đó có 9 ngành trong top 20. Bằng cấp của Đại học Sydney được công nhận trên toàn thế giới, giúp sinh viên có cơ hội việc làm rất cao.
Đại học Sydney hạng 5 về Nhân văn
Danh giá là thế, học phí của ngôi trường này cũng rất cao. Các ngành học tại Đại học Sydney (University of Sydney) sẽ có học phí từ AU$36,000 – AU$57,000/năm.
Người lao động Australia đấu tranh đòi làm việc từ xa
Trước khi đại dịch COVID-19 khiến 1/3 lực lượng lao động toàn cầu phải ở nhà, công ty khảo sát bất động sản ở Melbourne nơi anh Nicholas Coomber làm việc yêu cầu 180 nhân viên phải có mặt tại văn phòng lúc 9 giờ sáng hàng ngày để giao nhiệm vụ.
Giờ đây, họ được làm việc tại nhà. Các nhân viên khảo sát - trong đó có người điều khiển máy bay không người lái Coomber - đi thẳng đến hiện trường từ sớm nhất là 7h30 sáng. Bước thay đổi trên đã giúp anh Coomber có thể đón con từ nhà trẻ sớm hơn so với trước khi xảy ra đại dịch.
Anh Coomber, người vẫn đến văn phòng 1 - 2 lần mỗi tuần, chia sẻ: "Nếu công ty yêu cầu mọi người quay lại văn phòng, có lẽ tôi sẽ yêu cầu tăng lương". Bởi lẽ, làm việc từ xa giúp anh dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Anh có thể hoàn thành công việc lúc 5 giờ tại nhà, thay vì kết thúc lúc 5 giờ tại văn phòng và dành 45 phút sau đó để di chuyển về nhà.
Khi các nhà lãnh đạo tập đoàn từ Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon đến ông chủ của Tesla và Twitter Elon Musk kêu gọi chấm dứt làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch, các công đoàn ở Australia đang tạo tiền lệ ngược lại: yêu cầu làm việc tại nhà trở thành tiêu chuẩn.
Ông John Buchanan, người đứng đầu Mạng lưới Nghiên cứu Việc làm và Sức khỏe của Đại học Sydney, cho biết: "Tất cả những thay đổi sâu sắc trong thị trường lao động Australia đều bắt nguồn từ khủng hoảng. Khi bạn gặp khủng hoảng, bạn sẽ không bao giờ quay trở lại như thế giới trước đây".
Xu hướng đòi quyền lợi làm việc từ xa đã hiện diện rõ tại Australia. Nhân viên tại Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia đã đệ đơn kiện nhân hàng trị giá 114 tỷ USD này ra tòa án để phản đối yêu cầu làm việc tại văn phòng một nửa thời gian.
Vào tháng 4, Giám đốc điều hành của ngân hàng lớn thứ ba ở đất nước này là Ngân hàng Quốc gia Australia đã yêu cầu 500 quản lý cấp cao trở lại làm việc toàn thời gian. Nhưng đến tháng 7, ngân hàng này đã đồng ý với một thỏa thuận cho phép tất cả người lao động, trong đó có cả 500 người quản lý, có quyền yêu cầu làm việc từ xa trong hầu hết các trường hợp.
Cùng tuần đó, công đoàn lĩnh vực công đã đạt được thỏa thuận cho phép 120.000 nhân viên liên bang của Australia làm việc tại nhà không giới hạn số ngày.
Để so sánh, các nhân viên liên bang của Canada đã kết thúc cuộc đình công kéo dài hai tuần vào tháng 5 với một thỏa thuận về tiền lương mà không có các biện pháp bảo vệ quyền làm việc từ xa mà họ mong muốn. Và tại Liên minh châu Âu (EU), giới lập pháp vẫn đang đàm phán về những thay đổi để hình thức làm việc từ xa đã tồn tại hàng thập kỷ qua phù hợp với nền kinh tế hậu phong tỏa. Trên thực tế, tại giai đoạn này, số lượng người đến làm việc trực tiếp tại văn phòng đã giảm so với mức của năm 2019, chẳng hạn như 1/5 ở Tokyo và 1/2 ở New York.
Chủ tịch Liên đoàn Khu vực Công và Cộng đồng, bà Melissa Donnelly - người đã đàm phán thỏa thuận liên bang Australia - nhận xét rằng làm việc tại nhà là vẫn có thể duy trì tốt sau đại dịch.
Theo ông Mathias Dolls - Phó Giám đốc Trung tâm kinh tế vĩ mô ifo tại Đức, mặc dù số ngày làm việc từ xa mà người lao động mong muốn là khác nhau giữa các quốc gia và ngành nghề, nhưng sự chênh lệch giữa nhu cầu làm việc từ xa của nhân viên và yêu cầu quay lại văn phòng của chủ lao động là một hiện tượng xảy ra trên toàn cầu. Ifo đã thăm dò ý kiến của 35.000 người lao động và nhà sử dụng lao động ở 34 quốc gia trong một phần của dự án trên cùng với Đại học Stanford.
Khảo sát cho thấy trong số những nhân viên từng làm việc từ xa, chỉ có 19% muốn quay lại văn phòng toàn thời gian. Hầu hết họ muốn được làm tại nhà hai ngày một tuần, trong khi những ông chủ lại chỉ cho phép một ngày.
Một tổ chức tư vấn tại Viện Australia cho biết các thỏa thuận của công đoàn riêng lẻ sẽ không nhất thiết chấm dứt tình trạng bế tắc trên, vì người sử dụng lao động sẽ có nhiều quyền thương lượng hơn nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng. Và điều đó sẽ tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu lịch sử giữa người lao động và nhà tuyển dụng.
Việc chuyển sang làm việc từ xa, từ mức 2% số giờ làm của người lao động ở Australia vào năm 2019 sang quy định tiêu chuẩn tại văn phòng, đã phá vỡ mô hình kinh doanh của các chủ văn phòng - những người lo ngại giá trị tòa nhà bị giảm xuống do các công ty giảm diện tích thuê sàn.
Khoảng 1/6 diện tích văn phòng tại thành phố Canberra bị bỏ trống - mức cao nhất trong nhiều năm - do tỷ lệ nhân viên đi làm trực tiếp vẫn thấp hơn ít nhất 1/3 so với mức trước đại dịch.
Trong khi làm việc tại nhà gây khó khăn cho các nhà đầu tư truyền thống, thì những nhân viên như người điều khiển máy bay không người lái Coomber lại nhận thấy toàn lợi ích. Việc sắp xếp công việc linh hoạt gần đây đã cho phép anh và vợ không cần xin nghỉ phép trong hai tuần chăm con ốm.
Phạm Thoại lên tiếng về Ý Nhi: "Hãy cho em ấy 6 tháng hoặc 1 năm để chứng minh. Mong mọi người thông cảm" TikToker Phạm Thoại có những chia sẻ gây chú ý về Hoa hậu Ý Nhi giữa thời điểm người đẹp này đang bị chỉ trích vì những phát ngôn "vạ miệng" sau khi đăng quang. Những ngày vừa qua, ồn ào xoay quanh các phát ngôn của Miss World Vietnam 2023 - Huỳnh Trần Ý Nhi trở thành tâm điểm chú ý của...