Soi tranh vẽ cảnh sinh hoạt đời xưa trong mộ cổ, dân mạng kịch liệt chỉ trích: Nhìn kỹ mới thấy 1 chi tiết quá mức rùng mình
Bức tranh ẩn chứa nội dung khiến người ta ớn lạnh đã phản ánh về một quan niệm có thật của tiền nhân mà hậu thế lên án là “ vô nhân đạo”.
Việc tìm kiếm, khám phá các ngôi mộ cổ xưa có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của tiền nhân. Năm 2020, một ngôi mộ hình bát giác được phát hiện ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng vì khiến các nhà khoa học lẫn dư luận phải vừa sợ hãi vừa suy ngẫm.
Dựa theo phân tích, các chuyên gia xác định ngôi mộ được xây năm 1324. Đây là mộ của một cặp vợ chồng bình dân, chỉ cùng lắm được tính là khá giả chứ chưa thuộc tầng lớp giàu có.
Căn mộ hình bát giác khá độc đáo được cho là xây từ 700 năm trước
Đi sâu vào mộ huyệt, các chuyên gia thấy xung quanh 8 cạnh ngôi mộ là những bức bích họa. Đây chính là khám phá quan trọng nhất ngôi mộ cổ mang lại. Những bức tranh này đều là tranh ghi lại hình ảnh sinh hoạt bình thường, được cho là phản ảnh cảnh tượng cuộc sống của chủ nhân ngôi mộ lúc còn tại thế.
Cụ thể, trong những bức tranh vẽ lại cảnh gia đình mở tiệc đàn hát, tụ tập vui vẻ, cảnh bữa cơm ấm cúng. Có tranh ghi lại cảnh người du mục dẫn dắt những con lạc đà, cảnh thiên nhiên tươi đẹp,… Tất cả trông đều bình dị, đơn giản, khắc họa lại đúng cuộc sống của đại đa số người dân thường Trung Hoa cách đây 7 thế kỷ.
Những bức tranh bích họa vẽ lại cảnh đời sống thường ngày
Tuy nhiên, trong số 8 bức tranh tường, có một bức tranh đã khiến các nhà khoa học sững người.
Video đang HOT
Bức tranh lạc lõng hoàn toàn khác biệt so với 7 bức còn lại
Trong bức tranh này có một người đàn ông đang đào đất và một người phụ nữ đứng bên cạnh bế đứa trẻ nhỏ trên tay. Cả hai rõ ràng vẫn đang nói chuyện. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận ra nội dung của bức tranh này là một sự việc vô cùng kinh hoàng và vô nhân đạo. Người đàn ông trong tranh không phải đang làm việc trồng trọt mà đang đào hố để chôn sống đứa con trên tay vợ.
Tuy nhiên, điều bất ngờ hơn nữa là hành động kinh dị này lại mang khía cạnh tích cực trong quan niệm của người xưa. Trong cuốn sách “Sưu Thần Ký” thời Đông Tấn, kể về một người con hiếu thảo nhưng nhà lại nghèo, mẹ anh ta thường phải nhường đồ ăn cho các cháu. Vì thấy hổ thẹn, anh ta bàn với vợ đào hố chôn con để làm tròn chữ hiếu với mẹ.
Một bức tranh cổ khác vẽ lại cảnh đào hố chôn con
Chôn con nhỏ để phụng dưỡng mẹ già là một điển tích có ý nghĩa tích cực trong văn hóa đạo hiếu truyền thống
Sau khi xem nội dung bức tranh, cư dân mạng thẳng thừng cho rằng đây chính là bức họa “vô nhân đạo” nhất trong lịch sử, càng xem càng thấy rùng mình. Dưới góc độ quan niệm hiện đại, suy nghĩ này của người xưa chắc chắn là sai trái, phản nhân tính.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc không chắc chắn liệu đây có phải sự kiện từng xảy ra thực tế trong cuộc đời hai vợ chồng chủ nhân ngôi mộ hay không. Nhưng khả năng cao là bức tranh này chỉ có ý nghĩa đề cao lòng hiếu thảo, truyền tải mong muốn các thế hệ mai sau sẽ tuân thủ đạo hiếu mà thôi.
Kiểm tra thi thể chủ nhân ngôi mộ 7.000 tuổi, đội khảo cổ rùng mình: Sao lại thừa 18 cái xương?
Kết quả xét nghiệm đã cho thấy 18 mảnh xương này thậm chí còn không thuộc về bộ hài cốt của chủ mộ.
Thi thể bất thường
Một ngôi mộ cổ 7000 năm tuổi được khai quật ở quận Lâm Đồng thành phố Tây An, Trung Quốc đã khiến cho giới khảo cổ đau đầu vì sự dị thường và bí ẩn đằng sau nó. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1995, khi quá trình xây dựng đường quốc lộ đột ngột bị dừng lại vì đội công nhân đã đào lên được rất nhiều đồ gốm sứ và một vài di vật có giá trị lịch sử khảo cổ.
Ngay khi nhận được tin báo, đội chuyên gia đã nhanh chóng đến địa điểm này và suy đoán rằng nơi đây phải xuất hiện từ thời kì trước nền văn minh Bán Pha của nhân loại, cụ thể cách ngày nay ít nhất là 7.000 năm.
Trong quá trình khai quật các chuyên gia đã tìm thấy một ngôi mộ cổ không hề có dấu vết trộm cắp với rất nhiều đồ gốm và công cụ bằng đá.
1 phần bộ hài cốt của nữ chủ nhân ngôi mộ. Hình ảnh: Kknews
Điều bất ngờ là khi các chuyên gia thu dọn hài cốt, họ đã nhìn thấy một bộ hài cốt có cấu trúc xương rất khác một người bình thường. Cụ thể, chủ nhân ngôi mộ là một người phụ nữ và cô có thừa ra 18 mảnh xương so với số lượng xương của người thường. Lúc này, có 3 câu hỏi được các chuyên gia khảo cổ đặt ra!
Đầu tiên là phần xương sườn của thi thể bị gãy nhiều chỗ, 18 mảnh xương này được thêm vào một cách lộn xộn, không lẽ cấu trúc bộ xương của người cổ đại khác với người hiện đại chúng ta?
Một mảnh xương bị gãy của chủ nhân ngôi mộ. Hình ảnh: Kknews
Thứ hai, theo kết quả khám nghiệm, chủ mộ là một cô gái rất trẻ, qua đời khoảng 14 - 15 tuổi. Tuy nhiên, có một cục xương nằm trong xương mu của "cô gái" này, thậm chí có học giả còn mạnh dạn suy đoán rằng chủ mộ là một người liên giới tính nhưng ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ.
Thứ ba, ở phần vai, xương sườn và các bộ phận khác của hài cốt có rất nhiều mảnh xương có màu sắc hơi khác so với phần còn lại của bộ hài cốt. Vậy 18 mảnh xương thừa ra rốt cuộc là sao?
Hé lộ tội ác tày trời
Sau khi nghiên cứu kĩ càng, kết luận cuối cùng của nhóm chuyên gia là 18 mảnh xương thừa này không phải hài cốt của cô gái. Vì không có xương nào khác trong ngôi mộ nên bước đầu các chuyên gia khẳng định đây không phải là nơi chôn cất hiến tế, vì đồ gốm sứ và mộ thất có quy cách rất cao nên khả năng tùy táng nô lệ bị loại trừ.
Theo nghiên cứu của một nhóm học giả văn hóa và lịch sử thì chủ nhân của ngôi mộ là con gái của một thủ lĩnh bộ tộc, cô đã từng phạm một tội lỗi nghiêm trong liên quan tới quy tắc kết hôn của bộ tộc.
Những mảnh xương thừa được tìm thấy trong bộ hài cốt chủ mộ. Hình ảnh: Sina
Hình phạt đối với những cô gái không tuân thủ tập tục hôn nhân sẽ bị đánh gãy xương sườn rồi dùng 18 dụng cụ sắc nhọn, tương tự như xương động vật, đóng vào cơ thể cho đến chết. Thế nên ở phần xương mu bên dưới tìm thấy một khúc xương là vì lý do đó.
Vì xác chết bị phân hủy do quá lâu đời nên những khúc xương dùng để đóng lên trên cơ thể người phụ nữ rơi ra và lẫn lộn với phần hài cốt khiến đội khảo cổ không tìm được nguyên nhân.
Trong các xã hội nguyên thủy, các phương pháp trừng phạt như vậy không có gì là lạ. Nhưng có lẽ chủ mộ cũng là con gái của tộc tưởng nên còn được chôn cất một cách tử tế.
Mặc dù vậy thì nhóm chuyên gia cũng không khỏi rùng mình: "Nếu đây là sự thật thì cô gái này quá đau khổ và đây là một tội ác không thể chấp nhận được." Sinh mạng của con người đặc biệt là phụ nữ lúc bấy giờ thật sự thấp kém, họ có thể phải chịu cái chết vô cùng thảm thường khi đang đấu tranh cho chính cuộc sống của mình.
Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy Kể từ thời Xuân Thu nạn trộm mộ ra đời, nó đã trở thành một mối nguy hại trong việc bảo vệ thành tựu văn hóa nhân loại. Những kẻ trộm mộ nhanh chóng tràn lan khắp nơi, gây nên nhiều vụ cướp phá di tích đáng báo động. 'Phi đao' đó là gì? Nhiều ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị bọn...