Sỏi thận do C sủi
Nhiều người vẫn tự ý dùng C sủi chỉ vì nó tốt cho sức khỏe mà không biết nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu lạm dụng chúng.
Ảnh minh họa
Chuyện xảy ra cách đây đã mấy năm rồi, bắt đầu từ việc tự nhiên chị Hồng thấy chân răng mình bị chảy máu, nhất là mỗi khi đánh răng, rồi lợi đỏ lên… Chị đem chuyện này kể với một số chị em thân thiết xem có cách nào khắc phục.
- Có thể chị bị thiếu vitamin C rồi. Chị nên bổ sung đợt vitamin C vào. Chị Lan, bạn thân của chị Hồng hiến kế.
- Ừ, chị cũng nghe thấy bảo thiếu vitamin C thì hay bị chảy máu chân răng. Hay mình thử bổ sung một đợt xem sao nhỉ.
- Vâng, chị cứ thử đi, chắc chắc sẽ cải thiện. Hơn nữa mùa hè này uống vitamin C còn đẹp da nữa đấy.
Video đang HOT
Thấy một mũi tên trúng hai đích, vừa chữa được bệnh, vừa đẹp da thì ai chả muốn, việc dùng thuốc này lại đơn giản với chị, chỉ cần mua loại thuốc sủi về pha vào nước, uống lại ngon nữa nên chị Hồng càng thêm ý chí để thực hiện chiến lược này.
Chị mua về nhà liền 5 tuýp, ngày 1 viên pha vào cốc nước to, uống đều đặn. Uống rồi thành quen nên ngày nào không được cốc C sủi là chị thấy không yên tâm. Sau một thời gian răng lợi chị không còn chảy máu nữa, nhưng chị vẫn tiếp tục uống, vì đằng nào thì hàng ngày chị cũng phải bổ sung nước cho cơ thể nữa.
Cho tới một ngày thi thoảng chị thấy mình hay bị đau bụng, lúc này đau nhẹ rồi thôi nên chị không để ý, nhưng rồi cơn đau bụng ngày một nhiều lên, đau từ lưng đau xuyên ra phía trước, mức độ đau cũng tăng lên. Cơn đau thường xảy ra sau khi chị làm một việc gì đó phải gắng sức một chút. Chị cũng cố gắng chịu đựng. Rồi chị đi tiểu thì thấy nước tiểu của mình đục như nước vo gạo. Lúc này chị thật sự lo lắng không biết mình bị bệnh gì. Tới bệnh viện xét nghiệm, siêu âm thì kết quả xét nghiệm cho biết viên sỏi thận trong cơ thể chị đã to 1,8 cm.
Trong quá trình điều trị, chị mới có dịp chia sẻ cùng bác sĩ. Trong câu chuyện tìm hiểu về nguyên nhân bệnh chị tiết lộ cho bác sĩ biết đã dùng liên tục vitamin C gần 2 năm nay. Bác sĩ cho biết:
- Viên sỏi kia là kết quả của việc dùng vitamin C liên tục, dài ngày. Vitamin C là một thuốc dùng rất tốt, dùng để phòng và điều trị bệnh Scorbut, các bệnh chảy máu do thiếu vitamin C, tăng sức đề kháng của cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn. Xong nếu dùng đúng sẽ có hiệu quả tốt còn nếu dùng liên tục dài ngày, liều cao sẽ có nguy cơ dẫn đến sỏi thận mà chị trường hợp của chị là điển hình.
Biết được nguyên nhân gây sỏi là do chị lạm dụng thuốc nên chị Hồng đã rất thấm thía. Bài học này đến nay chị vẫn còn nhớ như in để chia sẻ với mọi người.
Theo VNE
Cách phòng ngừa bệnh sỏi mật
Sỏi mật là căn bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mạn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng thành sỏi.
Bệnh sỏi mật có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh nên việc phòng ngừa căn bệnh này là điều rất cần thiết. Dưới đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật:
Kiểm soát cân nặng
Một trong những lý do tạo nên bệnh sỏi mật là do lượng cholesterol kết tinh trong dịch mật. Khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp sẽ có sự ứ đọng dịch mật và tạo nên sỏi mật. Vì vậy, những người béo phì thường có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao (do có thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và cholesterol). Bởi thế cho nên bạn phải luôn kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường, đừng để tăng cân quá mức nhưng cũng đừng giảm cân quá nhanh chóng nhằm phòng ngừa bệnh sỏi mật một cách hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất xơ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật một cách hữu hiệu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt..., hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol và chất béo như thịt đỏ, xúc xích, thịt bò, bơ và mỡ heo.
Bên cạnh đó, nên tăng cường hấp thụ chất đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan vì cholin và methionin có trong chất đạm còn được gọi là những chất tiêu mỡ có tác dụng chuyển hóa các chất béo từ gan đến kho dự trữ mỡ dưới da. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thức ăn giàu đường bột, vừa dễ tiêu mà lại không ảnh hưởng đến mật, nên ăn nhiều rau quả tươi giàu vitamin B, C để tăng chuyển hóa mỡ. Một điều đáng lưu ý là những người đang bị sỏi mật cần phải tránh những thực phẩm chiên, các sản phẩm từ sữa nhằm ngăn cản bệnh sỏi mật phát triển nặng hơn.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và do đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật rất tốt. Ngoài ra, tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại béo phì và bệnh tiểu đường (hai yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh sỏi mật). Bạn nên dành ra một khoảng thời gian ít nhất 30 phút để vân động cơ thể mỗi ngày nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tránh một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà bạn cần phải tránh, bao gồm cả thuốc giảm cholesterol (như gemfibrozil, fenofibrate) và thuốc uống tăng lượng estrogen cho cơ thể. Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc này, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về nguy cơ gây nên sỏi mật, và hỏi xem có những loại thuốc khác tốt hơn có thể đáp ứng cho tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn hay không.
Theo VNE
Vận động giúp giảm nguy cơ sỏi thận Một cuộc nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy chí ít đối với phụ nữ trong giai đoạn hậu mãn kinh, việc năng vận động có thể giảm thiểu rủi ro bị sỏi thận, theo hãng tin UPI. Chuyên gia Mathew Sorensen thuộc Đại học Washington đã ghi nhận lợi ích của hoạt động thể chất sau khi phân tích dữ liệu được...