‘Soi’ sức khỏe công ty có cổ phiếu nằm sàn 26 phiên liên tiếp
Mã cổ phiếu FTM của Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân ( Fortex) giảm sàn 26 phiên liên tiếp, khiến nhiều người đặt câu hỏi về sức khoẻ của doanh nghiệp này.
Ngày giao dịch 20/9, mã chứng khoán FTM của Fortex giảm hết biên độ còn 3.710 đồng/cổ phiếu – mức thấp nhất từ khi lên sàn. Đây cũng là phiên giảm sàn liên tiếp thứ 26 của cổ phiếu này. Tính từ ngày 15/8, mã FTM đã mất 18.290 đồng mỗi cổ phiếu. Vốn hóa thị trường FTM cũng xuống dưới 200 tỷ đồng, giảm gần 95% so với thời điểm đầu tháng 8/2019.
Đợt giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu FTM có thể kể đến một số nguyên nhân: cổ phiếu bị thao túng giá, trước chuỗi giảm sàn liên tiếp là đợt tăng giá mạnh, cổ phiếu đầu cơ hết hạn mức vay margin tại nhiều công ty chứng khoán, bất ngờ bị một hoặt một số công ty chứng khoán giảm tỷ lệ margin, báo cáo tài chính sau soát xét/kiểm toán có thay đổi nghiêm trọng về kết quả kinh doanh như chuyển từ lãi sang lỗ nặng, doanh nghiệp gặp sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh.
Cổ phiếu FTM giảm sàn 26 phiên liên tiếp.
Theo nhận định, chuỗi lao dốc của cổ phiếu FTM phần lớn do bị cắt margin (dịch vụ cho phép NĐT vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của NĐT có trong tài khoản chứng khoán). Ngày 16/8/2019, HoSE thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế trên BCTC soát xét 6 tháng năm 2019 là số âm. Kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2019 Fortex đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi âm 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 27,5 tỷ đồng.
Cùng với kết quả kinh doanh lỗ, các công ty chứng khoán đã cắt margin cổ phiếu FTM khiến tình trạng cổ phiếu FTM bị chất lệnh bán sàn. Bên cạnh đó, hàng loạt cổ đông đang tháo chạy. Mới đây nhất, ngày 23/7/2019, một cổ đông lớn đã bán hơn 1,76 triệu cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn 2,63 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,26%).
FTM niêm yết ngày 6/2/2017, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu và không có quá nhiều biến động trong gần 2 năm sau đó.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2018, nhiều cổ đông lớn mới xuất hiện, gom mua mạnh cổ phiếu FTM, có thể kể đến các cổ đông như: Lâm Văn ỉnh, Phạm ình Giá, Nguyễn Chí Cường, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thanh Hà…
Diễn biến giá cổ phiếu FTM bắt đầu có biến động mạnh từ tháng 2 đến cuối tháng 7/2019, từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên 23.800 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 1 triệu đơn vị/phiên.
áng chú ý, thời điểm cổ phiếu FTM tăng giá không gắn với bất kỳ thông tin tích cực nào về kết quả kinh doanh của công ty, mà ngược lại, xuất hiện những thông tin tiêu cực tác động đến ngành sợi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này, 2 quý đầu năm nay đã liên tục ghi nhận mức lợi nhuận âm. Tồn kho quý I là 138 tỷ đồng, quý II tăng vọt lên 367,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2019, Fortex đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi âm 31 tỷ đồng.
Lý giải về kết quả kinh doanh này, Fortex cho rằng, ngành sợi đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn phải “thắt lưng buộc bụng” với kết quả không mấy khả quan. Triển vọng ngành vẫn rất khó dự báo trước những biến động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, sản lượng tiêu thụ nửa đầu năm giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, giá bán sợi cũng giảm trung bình 15%. Do đó, doanh thu công ty bị sụt giảm mạnh. Ngược lại, giá bông nguyên liệu đầu vào giảm không đáng kể dẫn đến việc công ty bị lỗ 31 tỷ đồng.
Lãnh đạo Fortex cho rằng kết quả kinh doanh không như kỳ vọng khiến một số nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lo ngại và bán số lượng lớn ra thị trường.
Liên quan đến việc giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu FTM, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phát đi thông báo cho biết, cơ quan quản lý đã nắm được thông tin liên quan tới diễn biến cổ phiếu FTM.
Theo đó, UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và các đơn vị chức năng liên quan đang tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để xác minh, làm rõ thông tin. Do sự việc mới đang trong quá trình triển khai nên chưa có thông tin chi tiết, cụ thể, nên khi có thông tin chính xác sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ tới các cơ quan thông tấn, báo chí theo quy định.
“Đây là sự việc nhận được sự quan tâm của thị trường và dư luận, do đó, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quán triệt tinh thần với các đơn vị chuyên môn là tiến hành một cách nghiêm túc, cẩn trọng, tuân thủ các quy định pháp luật và xử lý nghiêm nếu phát hiện các sai phạm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất mong muốn nhận được sự phối hợp của các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền thông chính xác, kịp thời, minh bạch tới nhà đầu tư và thị trường”, thông báo cho biết.
Theo thống kê, đến nay đã có 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại trước diễn biến của cổ phiếu FTM, ước tính tổng giá trị thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng.
Tình hình tại Fortex ngày càng thêm rối ren khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Giang – người thay thế ông Lê Mạnh Thường đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch ngày 16/9 vừa qua.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) là 1 trong những nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu Việt Nam, có năng lực sản xuất lớn nhất miền Bắc. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sợi; Sản xuất vải dệt thoi; Hoàn thiện sản phẩm dệt; Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác…
NGỌC VY
Theo Vtc.vn
"Ngấm đòn" chiến tranh thương mại, DN có cổ phiếu giảm sàn 16 phiên liên tiếp
Đã 16 phiên liên tiếp, tính từ ngày 15/08 đến phiên giao dịch thứ sáu vừa qua (06/09/2019), cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) chỉ có giảm sàn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu của doanh nghiệp này liên tục giảm như vậy?
Nếu tính cả 3 phiên giảm giá liên tiếp trước khi bước vào chuỗi 16 phiên giảm sàn, FTM đã có tới 19 phiên giảm giá liên tiếp. Đáng chú ý, tính từ ngày 25/07 đến nay, FTM mới chỉ có duy nhất một phiên tăng giá trong tổng số 31 phiên giao dịch.
Với chuỗi giảm giá 19 phiên liên tiếp đã qua, FTM từ mức giá 24.200 đồng/cp nay chỉ còn 7.580 đồng/cp, đây là mức giá thấp nhất kể từ khi cổ phiếu này chào sàn HOSE ngày 06/02/2017.
Ngược lại lịch sử giao dịch của FTM, cổ phiếu này vốn đã "lận đận" ngay từ khi mới "chân ướt, chân ráo" niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Cụ thể, ngay phiên giao dịch đầu tiên, 06/02/2017, FTM đã giảm giá so với mức giá tham chiếu, ngay sau đó là một phiên giảm sàn, khởi đầu cho chuỗi 11 phiên liên tiếp không tăng giá, điều hiếm thấy ở một doanh nghiệp khởi đầu giao dịch cổ phiếu trên sàn.
FTM hiện đang niêm yết 50 triệu cổ phiếu, với mức giá trên, vốn hóa thị trường của cổ phiếu này đạt 379 tỷ đồng, giảm 800 tỷ đồng chỉ trong 3 tuần giao dịch.
FTM là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sợi cotton.
Điều gì đang diễn ra với một mã cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn HOSE như FTM?
Nguyên nhân chính được cho là xuất phát từ việc FTM bị HOSE đưa vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ kể từ 16/08 do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2019 là số âm. Cùng với đó, các công ty chứng khoán đã cắt margin cổ phiếu FTM và chính các công ty chứng khoán bán ra ồ ạt bởi không có thông tin đăng ký bán nào của các cổ đông lớn trong những phiên giao dịch vừa qua.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (tên viết tắt là Fortex) có trụ sở tại tỉnh Thái Bình, được thành lập năm 2002 và là một trong những công ty sản xuất sợi cotton hàng đầu Việt Nam.
Trong bản giải trình biến động kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019, lãnh đạo công ty cho biết, do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty. Việc ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại khiến cho sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm mạnh so với cùng kỳ.
Sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 2,821 tấn sợi cotton, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu như cùng kỳ năm 2018, giá bán trung bình từ 3,02 USD - 3,20 USD/1kg sợi, năm nay mức giá bán ghi nhận cao nhất là 2,85 USD/kg và giảm dần xuống 2,58 USD/kg.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 công ty lỗ ròng ở mức trên 31 tỷ đồng trong khi mục tiêu kinh doanh năm 2019 có lãi 22,5 tỷ đồng.
Bản cáo bạch trước khi niêm yết cho thấy, Fortex có 4 cổ đông lớn gồm ông Lê Mạnh Thường (24%), bà Lê Thùy Anh (21,53%), ông Phạm Đình Giá (8,62%) và ông Nguyễn Duy Chiến (5,5%).
Biến động ở ban lãnh đạo công ty diễn ra gần đây khi Chủ tịch HĐQT Lê Mạnh Thường (SN 1975) từ nhiệm vào ngày 16/04/2019, tiếp quản ghế Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1980). Trước khi từ nhiệm, ông Thường cũng đã kịp bán thành công 4,4 triệu cổ phiếu trong khoảng tháng 8 và tháng 9 năm ngoái. Ngoài ông Thường, nhiều cổ đông lớn khác cũng đã kịp "lướt sóng" thành công.
Theo báo cáo thường niên năm 2018, Fortex chỉ còn vỏn vẹn 2 cổ đông lớn gồm cựu Chủ tịch Lê Mạnh Thường (10,2%) và bà Lê Thùy Anh (21,53%) trong tổng số 500 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty, 68,27% còn lại thuộc về các cổ đông cá nhân khác.
Hiện HĐQT của Fortex gồm: ông Nguyễn Hoàng Giang (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Nguyễn An Toàn, bà Nguyễn Thị Lưu, bà Trần Thị Mỹ Châu, bà Lê Thùy Anh, ông Đỗ Văn Sinh (Tổng giám đốc).
Đáng chú ý, vị Chủ tịch HĐQT mới của công, tuy ông Nguyễn Hoàng Giang là người từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán khi đã trải qua các công ty chứng khoán như Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Sacombank, và CTCP Chứng khoán Quốc gia.
Thông thường, khi cổ phiếu rơi vào trạng thái giảm giá liên tiếp, doanh nghiệp sẽ có động thái trấn an nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu quỹ, hoặc lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đăng ký mua vào. Tuy nhiên, một người có thâm niên trong lĩnh vực chứng khoán như ông Nguyễn Hoàng Giang lại không hề có động thái gì cho thấy Fortex và các cá nhân trong HĐQT sẽ mua vào để kéo giá lên. Điều này cho thấy FTM có thể sẽ còn tiếp tục chuỗi ngày giảm giá.
Hiền Anh
Theo infonet
Từ FTM, nhìn lại những cú lao dốc 'kinh điển' trên thị trường chứng khoán Việt Nam Cổ phiếu FTM đang gây "sốc" cho nhà đầu tư bởi chuỗi 25 phiên giảm sàn liên tiếp. Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam còn ghi nhận rất nhiều trường hợp các cổ phiếu giảm sàn trên 10 phiên liên tiếp thậm chí có cổ phiếu giảm sàn đến 34 phiên liên tiếp. Đợt giải chấp cổ phiếu FTM của...