“Soi nợ” khủng, không thể trả đúng hạn của 12 đại dự án
Dư nợ của 12 đại dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém ngành Công thương đã chạm ngưỡng 20.938 tỷ đồng, đa số không trả được nợ đúng hạn.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án nghìn tỷ, doanh nghiệp yếu kém ngành Công thương.
Theo báo cáo, mặc dù số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017 – 2019 mà các bộ, cơ quan, doanh nghiệp đã hoàn thành đạt khoảng 75,36% nhưng những vướng mắc, mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án; Khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; Xây dựng phương án thoái vốn.
Dự án Nhà máy sản xuất sơ sợi polyester Đình Vũ. (Ảnh: PLO).
Chính phủ cho biết, chỉ có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi, trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế. Cụ thể là dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng, thuộc Tập đoàn Hóa chất – Vinachem với lợi nhuận sau thuế năm 2019 ước đạt 6,262 tỷ đồng và Dự án Nhà máy thép Việt – Trung lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 397 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn.
Cụ thể hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 Công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ đồng, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án, bao gồm: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án đạm Hà Bắc; Dự án DAP số 1 Hải Phòng; Dự án DAP số 2 Lào Cai; Nhà máy đóng dầu Dung Quất với tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 9.796 tỷ đồng.
Chính phủ khẳng định việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành nghiêm túc, quyết liệt.
Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật..
Tập đoàn AEON sẽ đầu tư vào khu vực bến xe Giáp Bát số vốn "kỷ lục"
Chiều 19/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tiếp ông Tetsuyuki Nakagawa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam đến chào và trao đổi một số định hướng đầu tư, kinh doanh tại thành phố Hà Nội.
Tại buổi tiếp, ông Tetsuyuki Nakagawa cho biết, Tập đoàn AEON xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm để mở rộng đầu tư, kinh doanh, nhất là lĩnh vực mua sắm và bán lẻ. Hiện nay, AEON có 5 trung tâm thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó, có 2 trung tâm thương mại tại Hà Nội.
Ông Tetsuyuki Nakagawa mong muốn lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố quan tâm, hỗ trợ để Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô. Trước mắt, sớm phê duyệt chủ trương để Công ty được triển khai dự án bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại tại Bến xe Giáp Bát (quận Hoàng Mai).
Ông Tetsuyuki Nakagawa cho biết, nếu được Thành phố chấp thuận, đây sẽ là dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất trong các dự án mà Công ty đã triển khai tại Việt Nam. Ngoài dự án trên, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam cũng đang nghiên cứu để triển khai thêm một số dự án trung tâm thương mại khác trên địa bàn các quận của thành phố Hà Nội.
Hoan nghênh những ý tưởng, đề xuất đầu tư của Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, đây cũng là những lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển thương mại, dịch vụ của thành phố Hà Nội. Riêng với Dự án bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại tại Bến xe Giáp Bát, Bí thư Thành ủy cho biết Ban Thường vụ Thành ủy đã thông qua, tới đây, sẽ trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố để có thể trao chứng nhận cho Công ty tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của Thành phố, được tổ chức vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới đây.
Ngoài lĩnh vực thương mại, bán lẻ mà Tập đoàn đang triển khai tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng gợi ý Tập đoàn AEON có thể tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sang các lĩnh vực khác như tín dụng tiêu dùng, thanh toán không dùng tiền mặt... để tích hợp với các dịch vụ của Tập đoàn AEON, tạo thành một hệ thống đồng bộ.
Trước đó, UBND TP. Hà Nội cho biết thành phố đã nhận được đề xuất xây dựng dự án này của các nhà đầu tư gồm: Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuân Nam Việt, Công ty TNHH cơ khí chế tạo và dịch vụ tổng hợp 27/7. Vị trí xây dựng dự án nằm tại Lô 6A.KT - Phân khu H2-3, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Sau khi xem xét, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận nguyên tắc để để Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Xuân Nam Việt cùng Công ty TNHH cơ khí chế tạo và dịch vụ tổng hợp 27/7 đề xuất dự án bãi đỗ xe, trung tâm thương mại Aeon Mall Giáp Bát Hoàng Mai với quy mô 6,1 ha, vốn đầu tư dự kiến là 280,7 triệu USD.
Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giãn thời gian đại hội, lên kế hoạch gọi vốn Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) vừa thông báo sẽ họp Đại hội đồng cổ đông năm 2020 vào ngày 19/6 thay cho ngày 22/5 như dự kiến ban đầu. Việc vận hành Thuỷ điện Thượng Kon Tum và kế hoạch huy động vốn là hai nội dung cổ đông đáng chất vấn tại Đại hội. Năm...