“Soi lại” bức tranh thị trường vốn Việt Nam năm 2018
Năm 2018, thị trường vốn Việt Nam tiếp tục gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận nhờ những nỗ lực điều hành vĩ mô của Chính phủ, bất chấp những hệ lụy từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và nhiều thách thức khác trên toàn cầu.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2018, thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc về quy mô. Ước đến ngày 31/12/2018, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP, so với mức 70,2% GDP của cuối năm 2017. Dù cuối 2018, chỉ số VN-Index dự báo giảm 5,5% so với cuối 2017, song các yếu tố vĩ mô trong nước ổn định, kinh tế tăng trưởng cao và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng vẫn giữ vai trò hỗ trợ cho thị trường.
Cũng theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2018, dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam tích cực. Khối ngoại mua ròng khoảng 1,9 tỷ USD cổ phiếu trên sàn, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn… Tổng giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại khoảng 35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017.
Video đang HOT
Huy động vốn qua đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, giảm 67% so với năm 2017. Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra (Vinalines, FPT, Tổng Công ty Hàng không, Bia Hà Nội, Petrolimex…).
Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đạt khoảng 27% GDP
Trên thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), quy mô thị trường đạt khoảng 27% GDP (tương đương với cuối năm 2017). Năm 2018, Kho bạc Nhà nước đã huy động khoảng 160 nghìn tỷ đồng, đạt 91% so với kế hoạch điều chỉnh năm 2018. Lãi suất TPCP có xu hướng tăng sau khi tạo đáy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2018. Năm 2018, khối ngoại bán ròng 1,4 nghìn tỷ đồng TPCP do Fed tăng lãi suất làm giảm chênh lệch lợi suất giữa TPCP Mỹ và Việt Nam.
Trong khi đó, theo nhận định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường TPCP sơ cấp đang đạt được những kết quả bước đầu đối với mục tiêu phát triển các nhà đầu tư dài hạn. Năm 2018, Bảo hiểm Xã hội đã tham gia mua TPCP dưới hình thức đấu thầu. Các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu trong bối cảnh thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển. Giá trị trúng thầu TPCP của khối bảo hiểm trong năm 2018 chiếm hơn 61% giá trị trúng thầu toàn thị trường, tăng hơn 48% so với 2017.
Quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu tại ngày 15/12/2018 đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2017, tương đương 20% GDP. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% so với năm 2017, trong đó giao dịch Repos chiếm 53,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quy mô thị trường vẫn còn nhỏ bé, chưa thực hiện tốt vai trò là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp, giảm gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. Thống kê cho thấy, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2018 đạt khoảng 7% GDP, thấp hơn nhiều mức bình quân các nước khu vực (21% GDP), chỉ cao hơn Indonesia (2,9% GDP) và Philippines (6,5% GDP).
Giá trị giao dịch bình quân thị trường phái sinh đạt khoảng 9.400 tỷ đồng/phiên
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam mới vận hành từ tháng 8/2017 góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường vốn, tạo thêm công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch bình quân thị trường phái sinh đạt khoảng 9.400 tỷ đồng/phiên kể từ tháng 5/2018, cao nhất đạt trên 16.000 tỷ đồng/phiên.
Theo HNX, trong thời gian qua, khối lượng mở OI toàn thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng, khối lượng OI của toàn thị trường tại thời điểm ngày 15/12/2018 đạt 19,5 nghìn hợp đồng, gấp 2,35 lần so với phiên giao dịch đầu năm.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hiện tại đang có hơn 56 nghìn tài khoản được mở tính đến hết ngày 15/12. HNX và các đơn vị liên quan cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP.
Theo tapchitaichinh.vn
Các ngân hàng lớn nhắm tới các công ty công nghệ ở châu Á
Các ngân hàng trên toàn cầu, trong đó có Citigroup và HSBC, đang đẩy mạnh các nỗ lực cung cấp dịch vụ cho các công ty công nghệ mới đang phát triển nhanh của châu Á.
Mảng dịch vụ phục vụ các nhu cầu hoạt động của các công ty như tài chính thương mại hay quản lý tiền mặt đang là nguồn lợi nhuận ổn định mà không đòi hỏi số vốn lớn cho các ngân hàng ở châu Á, khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới.
Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa gây ra tác động mạnh, một phần nhờ thỏa thuận tạm thời giữa hai nước này về hoãn thực hiện kế hoạch tăng thuế từ ngày 1/1/2019, giới phân tích nhận định những căng thẳng đã ảnh hưởng đến triển vọng của các nền kinh tế châu Á và thương mại hàng hóa, khiến lĩnh vực dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn.
Theo quản lý cấp cao của các ngân hàng và các nhà tư vấn, mục tiêu mà các ngân hàng nhắm đến là các công ty thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động và các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe, từ Ant Financial của Trung Quốc và Grab ở Đông Nam Á tới PayTM and Flipkart ở Ấn Độ.
Rajesh Mehta, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương phụ trách các giải pháp thương mại và tài chính của Citi, cho biết châu Á đang chứng kiến tốc độ số hóa tiền mặt diễn ra nhanh chóng và nhu cầu về nền tảng giao dịch trực tuyến gia tăng và nhu cầu quản lý tiền mặt của các công ty về thương mại điện tử với chuỗi phân phối trải dài trong khu vực đang là cơ hội tốt, khi các công ty này phát triển và mạng lưới chuỗi cung ứng lớn hơn và phức tạp hơn.
Doanh thu của Citi từ các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm các các công ty thương mại điện tử, cho tới thời điểm này của năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với mức tăng 17% của năm 2017, và đây là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất trong mảng giải pháp thương mại và tài chính tại châu Á - Thái Bình Dương của họ.
Các quan chức ngành ngân hàng cho rằng tăng trưởng trong phân khúc khách hàng công nghệ có thể sẽ gia tăng nhờ lượng giao dịch liên quan đến các nền tảng kỹ thuật số ở châu Á tăng vọt và khi nhiều công ty công nghệ mở rộng hoạt động ra nước ngoài, nhờ đó hạn chế tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Theo công ty tư vấn Accenture, thị trường thương mại kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi, lên hơn 1.100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 2/3 toàn cầu.
Lê Minh (Theo Reuters)
Ngân hàng phát hành cổ phiếu, gấp rút hoàn thành kế hoạch tăng vốn Chỉ ít ngày nữa năm 2018 sẽ kết thúc, nhiều ngân hàng đang chạy đua để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và kế hoạch tăng vốn đặt ra hồi đầu năm. Đến thời điểm này, phần lớn các ngân hàng đã hoàn thành, thậm chí vượt kế hoạch lợi nhuận năm. Tuy nhiên, kế hoạch tăng vốn điều lệ và niêm yết...