Sôi động mua bán, sáp nhập trường đại học, cao đẳng
Vài năm trở lại đây, nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) tư thục đã được bán cho các chủ đầu mới. ‘Làn sóng’ đầu tư vào lĩnh vực này có sự góp mặt của nhiều DN, tập đoàn lớn.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng với diện mạo mới khi về với chủ đầu tư mới.
Doanh nghiệp, tập đoàn “thâu tóm”
Ngày 30/10, trường ĐH Hoa Sen tổ chức Đại hội cổ đông bất thường bổ sung nhiều thành viên mới. Đây là đại hội được tổ chức ngay sau khi Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua lại cổ phần của ĐH Hoa Sen từ một số cổ đông. Được biết, Tập đoàn Nguyễn Hoàng đã sở hữu trên 51% cổ phần, đủ để triệu tập đại hội cổ đông bất thường, bầu ra hội đồng quản trị mới. Tổng tài sản của trường ĐH Hoa Sen hiện tại với vốn điều lệ ban đầu là 95 tỷ đồng; tổng giá trị vật chất theo kiểm toán nhà nước hơn 700 tỷ đồng. Ngoài ra, ĐH Hoa Sen sẽ có giá trị thương hiệu khá lớn. Hiện tại trường ĐH Hoa Sen đang có hơn 10.000 sinh viên theo học.
Cả nước hiện có 65 trường ĐH tư thục (chiếm hơn 27,6% tổng số trường ĐH của cả nước), đóng góp cho ngân sách nhà nước mỗi năm trên 60.000 tỷ đồng. Tổng số sinh viên đang theo học các trường ĐH tư thục hiện nay có gần 244.000 sinh viên, chiếm khoảng 13,8% số sinh viên cả nước. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, số sinh viên các trường ĐH tư thục phải đạt 40%.
Như vậy, với việc chính thức trở thành chủ mới của trường ĐH Hoa Sen, đến nay tập đoàn Nguyễn Hoàng sở hữu đến 4 trường ĐH trong 3 năm. Các trường ĐH đã thuộc tập đoàn này gồm: ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu và ĐH Gia Định. Ngoài ra, Tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng sở hữu các trường từ mầm non tới phổ thông.
Một tập đoàn tên tuổi khác đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là Thành Thành Công. Hiện tập đoàn này đang sở hữu trường ĐH Yersin (Đà Lạt), CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi (Đồng Nai) và 7 trường mầm non cùng với 15 trường tiểu học – THCS – THPT ở TP HCM, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Dương.
Video đang HOT
Ngoài ra, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn cũng đầu tư vào giáo dục ĐH như: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech mua lại trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP HCM (UEF) với giá khoảng 180 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư Hùng Hậu sau khi sở hữu trường ĐH Văn Hiến cũng tiếp tục mua thêm 4 trường CĐ và trung cấp khác. Trường ĐH Hùng Vương TP HCM được bán lại cho nhóm cổ đông có ông Đặng Thành Tâm. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, Trường CĐ Việt Tiến (Đà Nẵng) cũng được chuyển sang chủ sở hữu mới. Công ty cổ phần Vicostone (VCS) sở hữu trường ĐH Thành Tây…
Xu hướng đầu tư hiệu quả?
Theo đánh giá của giới chuyên môn, làn sóng mua bán, sáp nhập trường học là xu hướng đầu tư hiệu quả mang tính tích cực hơn là tiêu cực. Đây là cơ hội để các trường ĐH phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng này đa phần chuyển dịch từ sở hữu bởi các cá nhân sang sở hữu tổ chức. Điều này tốt hơn cho việc quản trị chuyên nghiệp.
Minh chứng cho điều này có thể kể đến trường hợp sang tên đổi chủ của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Được biết, nguyên nhân dẫn đến phải bán trường chính do tình hình tài chính cạn kiệt với khoản nợ lên đến cả trăm tỷ đồng. Cùng với đó, tình hình tuyển sinh khó khăn, nợ lương giáo viên, người lao động… Sau khi được chuyển giao cho Tập đoàn Nguyễn Hoàng, đến nay, trường đã có cơ sở vật chất khang trang, điều kiện học tập, giảng dạy của giảng viên thay đổi theo hướng tốt hơn. Hay như ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF), từ chỗ bị đình chỉ tuyển sinh các ngành CĐ, quy mô sinh viên chỉ có vài trăm, không có cơ sở vật chất, nhưng từ khi chuyển sang chủ mới đã có cơ sở vật chất tốt hơn, quy mô đào tạo 6.000 – 7.000 sinh viên.
Việc xin thành lập một trường ĐH hiện tốn rất nhiều chi phí và đôi khi mất vài năm vẫn chưa xong thủ tục. Trong khi đó, chi phí mua một trường ĐH, thật ra chỉ là mua tư cách pháp nhân, khoảng vài trăm tỷ đồng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Theo TS Phạm Thị Ly, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá Giáo dục Đại học, ĐH Nguyễn Tất Thành, TP HCM, khi nhìn nhận các trường ĐH tư thục như những DN, việc mua bán sáp nhập có nghĩa là chuyển chủ sở hữu, thường là những trường yếu kém sẽ được/bị thu tóm bởi những tập đoàn mạnh về vốn và kinh nghiệm quản trị. Như vậy sẽ tốt hơn là để tồn tại những trường lay lắt, không tuyển sinh nổi, không có nguồn thu, không thể đảm bảo được chất lượng đào tạo.
Theo các chuyên gia, việc mua bán, sáp nhập các trường ĐH để làm cho các cơ sở đào tạo ĐH mạnh lên là điều cần thiết và là xu hướng tốt.
Nhất là trong bối cảnh điều kiện thành lập trường ĐH siết chặt hơn so với trước đây. Ngoài việc phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, một trong những điều kiện tiên quyết đó là vốn điều lệ mức tối thiểu để thành lập trường ĐH tư thục là 250 tỷ đồng, tăng gấp năm lần so với quy định năm 2009.
Theo Báo Mới
Sôi động chuyện mua bán trường đại học
Những năm gần đây, giáo dục - đào tạo dường như trở thành lĩnh vực béo bở, đầy hấp dẫn thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn "nhảy vào" của nhiều tập đoàn. Điển hình nhất mới đây là việc Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng xác nhận mua cổ phần của trường Đại học Hoa Sen - một trường đại học tư có tiếng.
Phía Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho biết, một số cổ đông của Trường Đại học Hoa Sen đã tiếp cận và mong muốn chuyển nhượng lại cổ phần của họ tại Trường Đại học Hoa Sen. Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho rằng đây cũng là cơ hội để thực hiện những điều tốt đẹp cho Hoa Sen nên đồng ý mua lại cổ phần từ những cổ đông này. Tuy nhiên vì đây là cả một quá trình đàm phán riêng rẽ với cổ đông hiện hữu nên chưa xác định số lượng cổ phần là bao nhiêu.
Trường Đại học Hoa Sen - một trường đại học tư có tiếng sắp có chủ đầu tư mới trong một "thương vụ lên đến ngàn tỷ"
"Trường Đại học Hoa Sen là một đại học có chất lượng tốt và chúng tôi luôn mong muốn Hoa Sen tiếp tục phát triển. Vì vậy, chúng tôi tin rằng, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban giám hiệu nhà trường sẽ đề ra các phương hướng cụ thể để đưa trường phát triển đi lên một tầm cao mới", đại diện Tập đoàn này cho biết.
Thông tin tập đoàn Nguyễn Hoàng mua đủ số cổ phần cần thiết để sở hữu trường Đại học Hoa Sen trở thành điều gây xôn xao trong giới giáo dục mới đây. Một phần vì đây là một trong những trường đại học tư có tiếng hiện nay.
Mặc dù trải qua một thời gian dài có tranh chấp nội bộ và sụt giảm về giá trị, tuy nhiên Hoa Sen hiện vẫn thuộc những trường có doanh thu cao từ học phí sinh viên. Cũng theo các chuyên gia giáo dục, trường đại học sinh viên đông, thương hiệu tốt và đang trên đà phát triển. Như vậy, việc chuyển nhượng này được xem là "thương vụ ngàn tỷ" với một trường đại học.
Trước đó, tập đoàn này cũng hoàn thành chuyển nhượng để trở thành chủ sở hữu của hàng loạt trường đại học tư khác ở phía Nam như trường Đại học Gia Định, Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ngoài ra, Tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng hoàn thành mua, sở hữu hàng loạt các trường từ mầm non tới phổ thông quốc tế.
Tập đoàn Thành Thành Công cũng bắt đầu tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục thông qua việc mua Trường Đại học Yersin, Trường Cao đẳng Sonadezi. Tập đoàn Vingroup cũng là một tên tuổi với hệ thống Vinschool và sắp tới là trường đại học Vinuni...
Năm 2014, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech cũng mua lại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF). Theo giới thạo tin, mức giá chuyển nhượng tầm khoảng 180 tỷ đồng. Trước đó, công ty này còn là chủ sở hữu của Trường Đại học Công nghệ TPHCM với số lượng sinh viên lên đến hàng ngàn.
Tập đoàn Hùng Hậu Holdings chỉ sau vài năm sở hữu Trường Đại học Văn Hiến cách đây 2 năm cũng hoàn tất mua hàng loạt trường Cao đẳng Vạn Xuân, Trung cấp Vạn Hạnh, Trung cấp Vạn Tường, Trung cấp Âu Lạc (Huế).
Năm 2013, Trường Đại học Phan Thiết cũng được bán cho một nhóm nhà đầu tư mới với giá khoảng 60 tỷ đồng. Những nhà đầu tư này đều có chân trong hội đồng quản trị của ít nhất là một trường đại học khác. TS Lê Lâm, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn gần đây cũng là chủ của các trường Trung cấp Đại Việt TP.HCM, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Cao đẳng Công nghệ và kinh doanh Việt Tiến (Đà Nẵng) và trung cấp Đại Việt Cần Thơ.
Trong thực tế, sau hàng loạt cuộc mua bán, chuyển giao chủ sở hữu, các trường có những diễn biến khác nhau. Có trường từ chỗ đang phát triển nhưng khi chuyển sang nhà đầu tư mới lại có vấn đề; nhưng cũng nhiều trường từ đống đổ nát, khi có nhà đầu tư mới lại phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa, sự sôi động mua bán ấy cũng cho thấy phải chăng giáo dục- đào tạo đang là một lĩnh vực béo bở, đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Theo Dân Trí
Vực dậy "ông trùm" ngành gỗ: Cú "bắt tay" bất ngờ của đại gia Mai Hữu Tín và bầu Thắng Gỗ Trường Thành sẽ tăng vốn điều lệ lên 3.112 tỷ đồng sau khi sáp nhập thêm Công ty Sứ Thiên Thanh, một đơn vị liên kết của Gạch Đồng Tâm. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu sẽ là 8,21 cổ phiếu TTF đổi lấy 1 cổ phiếu Sứ Thiên Thanh. Ông Mai Hữu Tín (phải) đang trong quá trình tái cơ cấu...