SoftBank mất 9 tỉ USD giá trị vì IPO Uber không như kỳ vọng
Hãng gọi xe Uber lên sàn giữa lúc thương chiến Mỹ – Trung chưa hạ nhiệt. Trong ngày đầu giao dịch, cổ phiếu Uber lao dốc thảm.
CEO SoftBank Masayoshi Son ẢNH: BLOOMBERG
Theo Bloomberg, hôm 9.5, khi SoftBank ghi nhận lãi 3,8 tỉ USD từ cổ phần trong Uber Technologies, CEO SoftBank Masayoshi Son cho biết thời điểm hái quả ngọt của giới đầu tư cuối cùng cũng đã đến.
Song đến khi Uber thực sự lên sàn hôm 10.5, thực tế lại không phải màu hồng. Cổ phiếu Uber giảm khoảng 7% trong ngày đầu giao dịch. Cổ phiếu SoftBank vì thế cũng hạ 5,4% hôm 10.5 và 4,9% hôm nay 13.5. Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Uber bị xem là thất bại giữa lúc Mỹ, Trung Quốc chưa thôi leo thang căng thẳng thương mại.
Video đang HOT
SoftBank mất khoảng 9 tỉ USD giá trị thị trường bất chấp báo cáo kết quả kinh doanh hồi tuần trước cho thấy lợi nhuận tăng hơn gấp ba lần nhờ định giá số cổ phần mà hãng nắm trong Uber. Ông Son là người lèo lái SoftBank Group từ một hãng khai thác viễn thông bình thường thành nhà đầu tư công nghệ, với quỹ Vision Fund trị giá 100 tỉ USD. Cổ phiếu SoftBank tăng gần 60% trong năm nay, trước thời điểm ngày 9.5.
Uber lên sàn với giá 42 USD, thấp hơn so với mốc 45 USD giá niêm yết IPO. Dù có phục hồi mức giảm phần nào trước khi ngày giao dịch cuối tuần kết thúc, đà tăng giá của Uber có vẻ yếu. Nhà phân tích Tomoaki Kawasaki thuộc Iwai Cosmo Securities cho hay: “Uber không như kỳ vọng, đó là lý do vì sao một số nhà đầu tư đang bán cổ phiếu. Hiện còn quá sớm để nói SoftBank nhạy cảm ra sao với giá cả Uber trong thời gian tới. Song ngay cả khi khoản đầu tư vào Uber sụt giảm, lợi nhuận Vision Fund cũng sẽ không bị tác động trực tiếp”.
Vision Fund và Delta Fund của SoftBank đóng góp tổng cộng 1.260 tỉ yen Nhật, tương đương 11,5 tỉ USD vào lợi nhuận cả doanh nghiệp trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31.3. Các khoản đầu tư vào 29 doanh nghiệp cho thấy mức tăng giá trị hợp lý, trong khi khoản đầu tư vào 12 doanh nghiệp khác thì lao dốc.
Ngoài Uber, SoftBank cũng lời 203,4 tỉ yen Nhật từ cổ phần trong Guardant Health, hãng lên sàn hồi tháng 10.2018 và lời 154,2 tỉ yen Nhật từ Oyo, công ty Ấn Độ. Dù vậy, SoftBank lỗ 222,6 tỉ yen Nhật vì cổ phiếu Nvidia lao dốc.
Theo thanhnien.vn
Thị trường chứng khoán châu Á thận trọng trước căng thăng thương mại Mỹ-Trung
Ngày 9/10, thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm phiên thứ tư liên tiếp, do đồng yen mạnh cùng với những lo ngại về tình hình kinh tế của Trung Quốc.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo giảm 1,32%, tương đương 314,33 điểm, xuống 23.469,39 điểm khi đóng cửa.
Theo nhà phân tích kỹ thuật kỳ cựu Hikaru Sato của Daiwa Securities, thị trường chứng khoán Tokyo vẫn trong giai đoạn điều chỉnh sau khi giá cổ phiếu đã tăng khá nhanh. Đồng yen mạnh là thông tin tiêu cực đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản khi làm giảm lợi nhuận thu được tại thị trường nước ngoài khi chuyển về nước.
Trong khi đó, theo ông Stephen Innes, người đứng đầu bộ phận giao dịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OANDA, một cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không thành công có thể làm chệch hướng các thị trường trên toàn cầu và không nên đánh giá thấp tác động gây bất ổn tiềm ẩn mà đồng yên giảm giá sẽ gây ra đối với các thị trường trong khu vực.
Trong ngày 9/10, tỷ giá đồng USD và yen là 113,11 yen/USD, giảm từ mức 113,16 yen/USD tại phiên giao dịch chiều 8/10 tại thị trường New York (Mỹ) và mức gần 114 yen trước khi các thị trường ở Tokyo đóng cửa trong ngày giao dịch 5/10.
Theo ông Sato, các nhà đầu tư vẫn lo ngại và tiếp tục chú ý tới diễn biến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với tình hình khó đoán định. Tại thị trường Tokyo, giá cổ phiếu Panasonic giảm 1,94% xuống còn 1.308,5 yen/cổ phiếu còn giá cổ phiếu Sony giảm 0,28% xuống còn 6.577 yen/cổ phiếu. Trong khi đó, giá cổ phiếu Toyota giảm 3,08% xuống còn 6.786 yen/cổ phiếu và giá cổ phiếu SoftBank Group giảm 3,38% xuống còn 10.700 yen/cổ phiếu.
Trong khi đó, theo chiến lược gia trưởng Alicia Levine của BNY Investment Management, nếu xung đột thương mại vẫn còn tiếp diễn thì đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ giảm giá và tạo ra một loạt khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,2% năm 2019, thấp hơn con số ước tính tăng 6,4% trước đó, và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990.
Cũng trong ngày 9/10, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong có lúc tăng 0,2% lên 26.258,30 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,2% lên 2.721,01 điểm khi đóng cửa ngày giao dịch 9/10.
Anh Quân (Theo AFP)
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần 6-10/5 Thị trường tuần vừa qua tương đối tiêu cực khi đón diễn biến mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, tuy nhiên, nhờ việc đăng ký mua vào của lãnh đạo mà KMR đã tăng thị giá tới 33,8% và dẫn đầu những cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HOSE... Theo vneconomy.vn